Đề thi thử THPT QG môn Lịch sử trường THPT Liễn Sơ...
- Câu 1 : Chọn đáp án đúng để điền vào chỗ trống hoàn thiện đoạn tư liệu nói về mặt tiêu cực của toàn cầu hóa: “Toàn cầu hóa làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người kém an toàn (từ kém an toàn về kinh tế, tài chính đến kém an toàn về chính trị), hoặc tạo ra nguy cơ đánh mất (a) và xâm phạm đến (b) của các quốc gia…”
A bản sắc dân tộc, nền độc lập tự chủ.
B bản sắc dân tộc, an ninh quốc gia.
C truyền thống văn hóa, nền độc lập tự chủ.
D truyền thống văn hóa, toàn vẹn lãnh thổ.
- Câu 2 : Nguyên nhân khác nhau giữa Nhật Bản và các nước Tây Âu trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì ?
A Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
B Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
C Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
D Chi phí cho quốc phòng thấp.
- Câu 3 : Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác?
A Bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng (1928).
B Phong trào “vô sản hóa” (1928).
C Bãi công ở đồn điền cao su Phú Riềng (1929).
D Bãi công Ba Son (8-1925).
- Câu 4 : Ý nào không phải là nguyên nhân các nhà yêu nước đầu thế kỉ XX lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản?
A Triều đình phong kiến Việt Nam ngả theo hướng quân chủ lập hiến.
B Do bế tắc về đường lối nên họ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài.
C Họ thấy được tính ưu việt của cách mạng dân chủ tư sản.
D Có sự xuất hiện của tầng lớp tư sản.
- Câu 5 : Ý nào sau đây phản ánh không đúng về khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A Các cơ sở công nghiệp của ta chưa kịp phục hồi sản xuất.
B Ngân sách nhà nước lúc này hầu như trống rỗng.
C Nhân dân mới giành được chính quyền.
D Trên cả nước ta còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.
- Câu 6 : Đế quốc Pháp – Mỹ thực hiện kế hoạch Na – va trong 18 tháng nhằm mục tiêu lớn nhất là
A xoay chuyển cục diện chiến tranh.
B kết thúc chiến tranh trong danh dự.
C đẩy quân ta vào tình thế đối phó bị động.
D dọn đường cho Mỹ từng bước thay thế quân Pháp
- Câu 7 : Điểm giống nhau nổi bật về kết qủa trong hai chiến thắng tại Cầu Giấy lần thứ nhất và lần thứ hai là
A quân Pháp hoang mang.
B làm nức lòng quân dân ta.
C triều đình nhà Nguyễn phải nhân nhượng.
D cả hai tướng giặc đều bị thiệt mạng.
- Câu 8 : Sau thất bại của chiến dịch Biên giới thu đông 1950, để tiếp tục theo đuổi chiến tranh, thực dân Pháp đã thực hiện kế hoạch:
A Kế hoạch xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
B Kế hoạch Na- va.
C Kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi.
D Kế hoạch Rơ – ve.
- Câu 9 : Bài học quan trọng nào Việt Nam có thể rút ra được từ sự phát triển của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc?
A Phải tranh thủ sự ủng hộ của các dân tộc bị áp bức.
B Phải nhanh chóng thành lập đảng vô sản để lãnh đạo cách mạng
C Phải kết hợp các hình thức đấu tranh chống thực dân.
D Phải xây dựng khối đoàn kết công nông vững chắc.
- Câu 10 : Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại do nguyên nhân khách quan nào dưới đây
A Đế quốc Pháp còn mạnh.
B Khởi nghĩa nổ ra bị động.
C Giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo.
D Tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng còn non yếu
- Câu 11 : Việc giải giáp quân đội Nhật Bản ở Đông Dương theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam được giao cho quân đội nước nào?
A Quân đội Anh và quân đội Pháp.
B Quân đội Pháp và quân Trung Hoa Dân Quốc.
C Quân đội Anh và quân đội Mĩ.
D Quân đội Anh và quân Trung Hoa Dân Quốc.
- Câu 12 : Cuộc chiến tranh thuốc phiện năm 1840 – 1842 đã
A tạo điều kiện cho các nước tư bản phương Tây được tự do buôn bán ở Trung Quốc
B biến Trung Quốc trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây
C thể hiện sự bạc nhược của triều Mãn Thanh trong bảo vệ đất nước
D đánh dấu mốc mở đầu quá trình biến Trung Quốc từ một nước độc lập thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến
- Câu 13 : Nét nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong những năm 1929 – 1933 là
A ổn định.
B phát triển nhanh.
C suy thoái, khủng hoảng.
D có bước phát triển mới.
- Câu 14 : Vai trò của nhà nước được thể hiện như thế nào trong Chính sách kinh tế mới của Liên Xô ?
A Lũng đoạn, chi phối nền kinh tế quốc dân.
B Nhà nước có vai trò kiểm soát nền kinh tế nhiều thành phần.
C Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt trong nền kinh tế nhiều thành phần.
D Thả nổi nền kinh tế cho tư nhân.
- Câu 15 : Điểm khác biệt căn bản của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930 là
A hình thức đấu tranh quyết liệt và triệt để hơn.
B quy mô phong trào rộng lớn trên cả nước.
C lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
D đây là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
- Câu 16 : Sự kiện nào đánh dấu bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Đức tham gia hội nghị Muy-ních.
B Đức tấn công Ba Lan 01/9/1939
C Đức tấn công Liên Xô.
D Đức tấn công Tiệp Khắc.
- Câu 17 : Nội dung nào không phản ánh các mâu thuẫn sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
A mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản thắng trận.
B mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa với nhau.
C mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận
D mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước thuộc địa.
- Câu 18 : Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt nam đang trong tình trạng
A có nền công thương nghiệp phát triển.
B ổn định.
C có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
D phát triển nhanh chóng.
- Câu 19 : Sự kiện nào dưới đây chứng minh xu thế hòa hoãn Đông–Tây đã xuất hiện?
A Sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
B Hai siêu cường Xô – Mĩ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược.
C Sự ra đời của Tổ chức NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
D Hai nhà cấp cao của Mĩ và Liên Xô gặp gỡ tại đảo Manta (Địa Trung Hải).
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12