Đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 - Trường THCS P...
- Câu 1 : Tại sao lại gọi là ngành chân khớp?
A. Cơ thể phân đốt
B. Chân có các khớp
C. Các phần phụ phân đốt khớp động với nhau
D. Cơ thể có các khoang chính thức
- Câu 2 : Giáp xác có thể gây hại?
A. Làm giảm tốc độ di chuyển của tàu thuyền
B. Kí sinh ở da và mang cá
C. Truyền bệnh giun sán
D. Tất cả các đáp án trên đúng
- Câu 3 : Môi trường sống và khả năng di chuyển của con sun lần lượt là gì?
A. Sống ở biển, cố định.
B. Sống ở nước ngọt, di chuyển tích cực.
C. Sống ở nước ngọt, cố định.
D. Sống ở biển, di chuyển tích cực.
- Câu 4 : Nhện có đặc điểm gì giống tôm đồng?
A. Có vỏ bọc bằng kitin, chân có đốt
B. Thụ tinh trong
C. Không có râu, có 8 chân
D. Thở bằng phổi và khí quản
- Câu 5 : Cơ thể châu chấu chia làm mấy phần?
A. Cơ thể chỉ là một khối duy nhất
B. Có ba phần gồm đầu, ngực và bụng
C. Có hai phần gồm đầu và bụng
D. Có hai phần gồm đầu ngực và bụng
- Câu 6 : Nhóm nào dưới đây gồm toàn những sâu bọ sống ở môi trường nước?
A. Bọ gậy, ấu trùng ve sầu, dế trũi.
B. Ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy, bọ ngựa.
C. Ấu trùng ve sầu, bọ gậy, bọ rầy.
D. Bọ vẽ, ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy.
- Câu 7 : Chân khớp nào có hại với con người?
A. Mọt gỗ
B. Ong mật
C. Tôm
D. Tép
- Câu 8 : Ở cá chép, loại vây nào có vai trò rẽ phải, trái, lên, xuống và giữ thăng bằng?
A. Vây ngực và vây lưng.
B. Vây lưng và vây hậu môn.
C. Vây đuôi và vây hậu môn.
D. Vây ngực và vây bụng.
- Câu 9 : Cá chép sống trong môi trường?
A. Trên cạn
B. Nước ngọt
C. Nước lợ
D. Nước mặn
- Câu 10 : Cơ quan hô hấp của tôm sông là?
A. Mang
B. Da và phổi
C. Phổi
D. Da
- Câu 11 : Ở cua, giáp đầu – ngực là bộ phận nào?
A. Tấm mang
B. Mai
C. Càng
D. Mắt
- Câu 12 : Lớp Giáp xác có khoảng bao nhiêu loài?
A. 10 nghìn
B. 20 nghìn
C. 30 nghìn
D. 40 nghìn
- Câu 13 : Cơ thể của nhện được chia thành?
A. 3 phần là phần đầu, phần ngực và phần bụng.
B. 2 phần là phần đầu và phần bụng.
C. 3 phần là phần đầu, phần bụng và phần đuôi.
D. 2 phần là phần đầu – ngực và phần bụng.
- Câu 14 : Bộ phận nào dưới đây giúp nhện di chuyển và chăng lưới?
A. Các núm tuyến tơ
B. Đôi kìm.
C. Đôi chân xúc giác.
D. Bốn đôi chân bò.
- Câu 15 : Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?
A. Vì hệ tuần hoàn không thực hiện chức năng cung cấp ôxi do đã có hệ thống ống khí đảm nhiệm.
B. Vì hệ thống ống khi đã đảm nhiệm tất cả các chức năng của hệ tuần hoàn.
C. Vì hệ thống ống khí phát triển mạnh và chèn ép hệ tuần hoàn.
D. Vì hệ thống ống khí phát triển giúp phân phối chất dinh dưỡng, giảm tải vai trò của hệ tuần hoàn.
- Câu 16 : Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm chung của lớp Sâu bọ là sai?
A. Cơ thể chia làm ba phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng.
B. Có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau.
C. Hô hấp bằng mang.
D. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
- Câu 17 : Nhện bắt mồi và tự vệ được là nhờ có?
A. 4 đôi chân bò
B. Núm tuyến tơ
C. Đôi chân xúc giác
D. Đôi kìm
- Câu 18 : Loài nào được coi là giáp xác lớn nhất?
A. Rận nước
B. Cua nhện
C. Tôm ở nhờ
D. Con sun
- Câu 19 : Các sắc tố trên vỏ tôm sông có ý nghĩa như thế nào?
A. Tạo ra màu sắc rực rỡ giúp tôm đe dọa kẻ thù.
B. Thu hút con mồi lại gần tôm.
C. Là tín hiệu nhận biết đực cái của tôm.
D. Giúp tôm ngụy trang để lẩn tránh kẻ thù.
- Câu 20 : Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?
A. Vì lớp vỏ cứng rắn cản trở sự lớn lên của tôm.
B. Vì sắc tố vỏ ở tôm bị phai, nếu không lột xác thì tôm sẽ mất khả năng ngụy trang.
C. Vì lớp vỏ mất dần canxi, không còn khả năng bảo vệ
D. Vì chất kitin được tôm tiết ra phía ngoài liên tục.
- Câu 21 : Phát biểu nào sau đây về ngành Thân mềm là sai?
A. Không có xương sống.
B. Không có khoang áo.
C. Thân mềm
D. Hệ tiêu hóa phân hóa.
- Câu 22 : Mai của mực thực chất là?
A. Vỏ đá vôi tiêu giảm.
B. Tấm mang tiêu giảm.
C. Khoang áo phát triển thành.
D. Tấm miệng phát triển thành.
- Câu 23 : Loài sâu bọ nào dưới đây có lối sống xã hội?
A. Ong
B. Mối
C. Kiến
D. Tất cả đều đúng
- Câu 24 : Nhờ đâu mà Chân khớp đa dạng về tập tính?
A. Có số loài lớn
B. Sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau
C. Có số lượng cá thể lớn
D. Thần kinh phát triển cao
- Câu 25 : Bọ cạp có độc ở đâu?
A. Trong miệng
B. Cuối đuôi
C. Kìm
D. Trên vỏ cơ thể
- Câu 26 : Giáp xác gây hại gì đến đời sống con người và các động vật khác?
A. Gây hại cho tàu thuyền và các công trình dưới nước.
B. Kí sinh ở da và mang cá, gây chết cá hàng loạt.
C. Truyền bệnh giun sán.
D. Tất cả các đáp án đều đúng.
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 1 Thế giới động vật đa dạng, phong phú
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 2 Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 4 Trùng roi
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 8 Thủy tức
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 9 Đa dạng của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 10 Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 11 Sán lá gan
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 12 Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 5 Trùng biến hình và trùng giày
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 6 Trùng kiết lị và trùng sốt rét