Đề thi HK1 môn Sinh học 6 năm 2020 - Trường THCS L...
- Câu 1 : Trong các miền của rễ, miền nào là miền quan trọng nhất? Vì sao?
A. Miền trưởng thành có các mạch dẫn làm nhiệm vụ dẫn truyền.
B. Miền chóp rễ, che chở cho đầu rễ
C. Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra
D. Miền hút có các lông hút hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan cung cấp cho cây
- Câu 2 : Rễ móc là loại rễ có đặc điểm gì?
A. Là loại rễ chính, mọc thẳng, ăn sâu vào đất giúp cây đứng vững
B. Là loại rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.
C. Phình to, chứa nhiều chất dinh dưỡng
D. Biến đổi thành giác mút, đâm sâu vào thân hoặc cành của cây khác.
- Câu 3 : Các cây nào sau đây đều có giác mút?
A. Cây đước, cây bụt mọc.
B. Cây cải củ, cây cà rốt.
C. Cây hồ tiêu, cây trầu không.
D. Dây tơ hồng, cây tầm gửi.
- Câu 4 : Các cây nào sau đây đều có rễ thở?
A. Cây hồ tiêu, cây trầu không.
B. Dây tơ hồng, cây tầm gửi.
C. Cây cải củ, cây cà rốt.
D. Cây mắm, cây bụt mọc.
- Câu 5 : Nhóm cây nào sau đây gồm toàn những cây có thân gỗ?
A. Cây dưa chuột (dưa leo), cây gấc, cây bầu.
B. Cây cau, cây dừa, cây chuối.
C. Cây nhãn, cây mít, cây vải.
D. Cây rau má, cây cỏ mần trầu, cây na.
- Câu 6 : Điểm giống nhau giữa chồi lá và chồi hoa là gì?
A. Đều có mầm hoa.
B. Đều có mầm lá bao bọc.
C. Đều có mô phân sinh ngọn và mầm lá.
D. Đều có mô phân sinh ngọn và mầm hoa.
- Câu 7 : Những loại cây thuộc loại thân leo?
A. Cây đậu ván, cây mướp
B. Cây rau má, cây mướp
C. Cây ngô, cây đậu ván
D. Cây trầu không, cây ngô
- Câu 8 : Miền hút là quan trọng nhất vì sao?
A. Gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa
B. Có mạch gỗ và mạch rây vận chuyển các chất
C. Có ruột chứa chất dự trữ
D. Có nhiều lông hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan
- Câu 9 : Tại sao các cây sống ở trong nước không có lông hút?
A. Cây hút nước và muối hòa tan qua bề mặt các tế bào biểu bì của rễ nên rễ chúng không có lông hút.
B. Có nhưng rất mềm và dễ rụng
C. Vì cây không cần nước
D. Tất cả đều đúng
- Câu 10 : Cấu tạo lát cắt ngang của rễ gồm mấy phần?
A. Phần ngoài là vỏ, phần trong là trụ giữa.
B. Phần ngoài là trụ giữa, phần trong là vỏ.
C. Phần ngoài là lông hút, phần trong là ruột.
D. Phần ngoài là lông hút, phần trong là trụ giữa
- Câu 11 : Trong cơ thể thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng chế tạo tinh bột?
A. Hoa
B. Rễ
C. Lá
D. Thân
- Câu 12 : Điều kiện cần để lá cây có thể quang hợp được khi có đầy đủ các nguyên liệu là gì?
A. Nhiệt độ thấp
B. Có ánh sáng
C. Độ ẩm thấp
D. Nền nhiệt cao
- Câu 13 : Mỗi lỗ khí ở phần biểu bì lá được tạo thành bởi bao nhiêu tế bào hình hạt đậu?
A. 5 tế bào
B. 4 tế bào
C. 3 tế bào
D. 2 tế bào
- Câu 14 : Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Ở lá cây, … là bộ phận thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây
A. Lỗ khí
B. Biểu bì
C. Lục lạp
D. Gân lá
- Câu 15 : Ở thực vật trên cạn, lỗ khí thường tập trung ở đâu?
A. Mặt trên của lá.
B. Mặt dưới của lá.
C. Phần thịt lá.
D. Gân lá.
- Câu 16 : Chức năng chủ yếu của gân lá là gì?
A. Phân chia, làm tăng kích thước của lá
B. Bảo vệ, che chở cho lá
C. Tổng hợp chất hữu cơ
D. Vận chuyển các chất
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 2 Nhiệm vụ của Sinh học
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 1 Đặc điểm của cơ thể sống
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 3 Đặc điểm chung của thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 4 Có phải tất cả thực vật đều có hoa?
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 5 Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 7 Cấu tạo tế bào thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 8 Sự lớn lên và phân chia của tế bào
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 9 Các loại rễ, các miền của rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 10 Cấu tạo miền hút của rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 11 Sự hút nước và muối khoáng của rễ