Đề thi HK 2 môn Lịch sử lớp 12 THPT Phạm Văn Đồng...
- Câu 1 : Hãy sắp xếp các sự kiện sau đúng theo trình tự thời gian:1. Cuộc đàm phán chính thức diễn ra tại Pari giữa 2 bên, sau đó là bốn bên.2. Hiệp định Pari được ký chính thức giữa bốn ngoại trưởng, đại diện cho các chính phủ tham dự Hội nghị.3. Trận “Điện Biên Phủ trên không”.
A 1.2.3.
B 1.3.2.
C 2.3.1.
D 3.2.1
- Câu 2 : Nội dung nào sau đây không phải là chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng
A Hình thành cơ chế thị trường.
B Xây dựng nền kinh tế quốc dân.
C Không mở rộng kinh tế đối ngoại.
D Xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp.
- Câu 3 : Điểm giống nhau giữa hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) là
A đều quy định thời gian rút quân là trong vòng 30 ngày.
B đều đưa đến thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến.
C quy định vị trí đóng quân giữa hai bên ở hai vùng riêng biệt.
D các nước đế quốc cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Câu 4 : Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1985) nước ta lâm vào tình trạng
A suy thoái về kinh tế.
B khủng hoảng kinh tế-xã hội.
C đất nước trong thời kỳ hoàng kim.
D nền kinh tế mất cân đối.
- Câu 5 : Để đẩy mạnh hơn việc thực hiện những mục tiêu của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt là “Bình định” có trọng điểm miền Nam trong 2 năm (1964-1965), Mĩ đề ra kế hoạch nào?
A kế hoạch Giôn xơn-Mác Namara.
B kế hoạch Xtalay-Taylo và Giôn xơn-Mac Namara.
C kế hoạch dồn dân lập ấp chiến lược.
D kế hoạch Xtalay-Taylo.
- Câu 6 : Ý nào không phản ánh đúng mục đích của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965-1968)?
A phá tiềm lực kinh tế quốc phòng, phá công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc
B làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân 2 miền
C “trả đũa” việc quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại quân Mĩ ở Playcu
D ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ miền Bắc vào miền Nam
- Câu 7 : Kế hoạch bình định miền Nam trong vòng 18 tháng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt của Mĩ có tên gọi là
A kế hoạch dồn dân “ấp chiến lược”
B kế hoạch “tìm diệt” và “bình định”.
C kế hoạch Xtalay-tay lo.
D kế hoạch Giồn xan-Mác Namara.
- Câu 8 : Nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
A tiến hành đồng thời nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến lên CNXH trên phạm vi cả nước.
B tiến hành đồng thời nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tiến lên CNXH trên phạm vi cả nước.
C hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế ở miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên CNHX; tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
D tiếp tục công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và thực hiện độc lập, thống nhất đất nước.
- Câu 9 : Điểm khác nhau của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam Việt Nam là gì?
A Nhằm thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”.
B Được tiến hành bằng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
C Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn với vũ khí, trang bị vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh Mỹ.
D Là loại hình chiến tranh thực dân kiểu mới, nhằm chống lại cách mạng miền Nam và nhân dân ta.
- Câu 10 : Trong quá trình thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”, hoạt động nào của Mĩ gây bất lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
A tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực không quân và hậu cần của Mĩ.
B mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
C “dùng người Việt đánh người Việt”.
D Dùng thủ đoạn ngoại giao: lợi dụng mâu thuẫn Trung-Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô.
- Câu 11 : Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành trung ương Đảng (9/1975) đề ra nhiệm vụ gì?
A Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước.
B Xây dựng CNXH ở hai miền Nam-Bắc.
C Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
D Hoàn thành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội sau chiến tranh.
- Câu 12 : Trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, để thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”, Đảng ta đã chủ trương gì?
A giải phóng giai cấp nông dân.
B tiến hành cải cách ruộng đất.
C cải tạo XHCN đối với toàn bộ kinh tế.
D khôi phục kinh tế.
- Câu 13 : Ý nào không phản ánh đúng nhiệm vụ cách mạng miền Nam sau 1954?
A xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH
B đấu tranh chống đế quốc Mĩ và tay sai
C thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà
D tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
- Câu 14 : Thắng lợi nào của quân và dân ta ở Miền Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược
A cuộc tiến công và nổi dậy xuân 1975
B trận “Điện Biên Phủ trên không”
C cuộc tiến công và nổi dậy xuân 1968
D cuộc Tiến công chiến lược năm 1972
- Câu 15 : Âm mưu của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong thủ đoạn dồn dân lập “Ấp chiến lược” trong những năm 1961-1965 là gì?
A đẩy lực lượng cách mạng khỏi các xã, ấp tách dân khỏi cách mạng, tiến tới năm dân, thực hiện chương trình bình định miền Nam
B củng cố quyền lực cho chính quyền Sài Gòn
C mở rộng vùng kiểm soát
D bình định miền Nam trong vòng 18 tháng
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12