Đề thi HK2 môn Hóa lớp 9 Trường THCS Lê Khắc Cần -...
- Câu 1 : Dãy phản ứng hóa học đặc trưng của metan là
A Phản ứng thế.
B Phản ứng cộng.
C Phản ứng oxi hóa - khử.
D Phản ứng cháy.
- Câu 2 : Cho sơ đồ phản ứng: A \(\buildrel { + {H_2}O,axit,{t^0}} \over\longrightarrow \) B \(\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}\limits_{30 - {{32}^0}C}^{men\,ruou}} \) C2H5OH. Chất A có thể là 1 trong
A 3 chất: Glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ.
B 3 chất: Glucozơ, saccarozơ, tinh bột.
C 4 chất: Glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ
D 3 chất: Saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.
- Câu 3 : Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt dung dịch saccarozơ và dung dịch glucozơ.
A Dung dịch AgNO3 trong amoniac.
B Dung dịch NaOH.
C Dung dịch NaCl.
D Dung dịch AgNO3.
- Câu 4 : Xét phản ứng giữa hai chất sau:1. CH3COOH + CaCO32. CH3COOH + NaCl3. C2H5OH + Na4. C2H4 + H2OPhản ứng nào không xảy ra được là
A 1.
B 3.
C 2.
D 4.
- Câu 5 : Đốt cháy hợp chất hữu cơ X (là một trong số các chất tinh bột, saccarozơ, glucozơ, protein) thấy tạo ra sả phẩm là CO2, H2O và khí N2. Vậy X có thể là:
A Tinh bột.
B Protein.
C Glucozơ.
D Saccarozơ.
- Câu 6 : Công thức cấu tạo của benzen có đặc điểm.
A Vòng 6 cạnh, 6 liên kết đơn.
B Vòng 6 cạnh, 3 liên kết đôi xen kẽ với 3 liên kết đơn
C Vòng 6 cạnh, 2 liên kết đôi xen kẽ với 4 liên kết đơn.
D Vòng 6 cạnh, 4 liên kết đôi xen kẽ với 2 liên kết đơn.
- Câu 7 : a) Chất béo. (1).....................tan tong nước nhưng. (2)..........................trong benzen, dầu hỏa.b) Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng (3).................este trong môi trường (4)..........tạo ra (5)............và (6).........c) Phản ứng của chất béo với nước trong môi trường axit là phản ứng. (7).............nhưng không phải là phản ứng (8)................
A a) (1) Không; (2) Tan;
b) (3) Thủy phân; (4) axit ; (5) Glixerol; (6) Muối của các axit béo
c) (7) Thủy phân; (8) Xà phòng hóa
B a) (1) Không; (2) Tan;
b) (3) Thủy phân; (4) axit ; (5) ancol etylic ; (6) Muối của các axit béo
c) (7) Thủy phân; (8) Xà phòng hóa
C a) (1) Không; (2) Tan;
b) (3) Thủy phân; (4) Kiềm; (5) Glixerol; (6) Muối của các axit béo
c) (7) Thủy phân; (8) Xà phòng hóa
D a) (1) Không; (2) Tan;
b) (3) Thủy phân; (4) kiềm; (5) ancol etylic ; (6) Muối của các axit béo
c) (7) Thủy phân; (8) Xà phòng hóa
- Câu 8 : Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy biến hóa sau: (ghi rõ điều kiện - nếu có)C6H12O6 \(\xrightarrow{{(1)}}\) C2H5OH \(\xrightarrow{{(2)}}\) CH3COOH \(\xrightarrow{{(3)}}\) CH3COOC2H5 \(\xrightarrow{{(4)}}\) CH3COONa
- Câu 9 : Trình bàu phương pháp hóa học nhận biết các chất lỏng không màu bị mất nhãn sau đựng riêng biệt: Rượu etylic, axit axetic, dd glucozơ, dd saccarozơ.
- Câu 10 : Đốt cháy hoàn toàn 3 gam một hợp chất hữu cơ A tạo ra 6,6 gam khí CO2 và 3,6 gam H2O. Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của A. Biết phân tử A có một nhóm -OH.(Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: O = 16; C = 12; H = 1)
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 44 Rượu etylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 47 Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 Axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 46 Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 48 Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 50 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 Saccarozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52 Tinh bột và xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 53 Protein
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 54 Polime