Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử - Trường THPT C...
- Câu 1 : Nhiệm vụ trước mắt trong thời kì 1936-1939 là đấu tranh đòi:
A Giải phóng giai cấp công nhân, nông dân
B Tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình
C Độc lập tự do, dân sinh, dân chủ
D Độc lập dân tộc và người cày có ruộng
- Câu 2 : Chiến thắng nào đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam?
A An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước)
B Ấp Bắc (Mĩ Tho)
C Bình Giã (Bà Rịa)
D An Lão (Bình Định)
- Câu 3 : Đầu năm 1945, vấn đề quan trọng và cấp bách nhất đặt ra cho các cường quốc Đồng minh là gì?
A Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh
B Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận
C Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít
D Phân chia việc chiếm đóng các nước phát xít
- Câu 4 : Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng biên giới thu – đông 1950 là
A Chứng tỏ quân đội ta trưởng thành
B Là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của quân ta giành thắng lợi
C Ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ)
D Chứng minh sự vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc
- Câu 5 : Ba tư tưởng sau đây được trình bày trong tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc:1.Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng2.Cách mạng là phải do Đảng theo chủ nghĩa Mác Lênin lãnh đạo3.Cách mạng Việt Nam phải gắn bó và đoàn kết với cách mạng thế giới
A Đường kách mệnh
B Bản án chế độ thực dân Pháp
C Tạp chí thư tín quốc tế
D Đời sống thợ thuyền
- Câu 6 : Chiến lược “chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh nào?
A thực dân kiểu mới
B kinh tế
C ngoại giao
D thực dân kiểu cũ
- Câu 7 : Điểm mới của hội nghị lần thứ 8 (5-1941) so với hội nghị lần thứ 6 (11-1939) Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương là
A đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến
B giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
C thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi chống đế quốc
D tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức
- Câu 8 : “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam...”, nội dung này được phản ánh trong
A hội nghị Bộ chính trị họp mở rộng từ 18-12-1974 đến 8-1-1975
B hội nghị Bộ chính trị họp từ 18-12-1974 đến 8-1-1975
C hội nghị lần thứ 21 của trung ương Đảng vào 7-1974
D nghị quyết của bộ chính trị 25-3-1975
- Câu 9 : Bước vào đông-xuân 1953-1954, âm mưu của Pháp-Mỹ là
A giành thắng lợi quân sự quyết định nhằm “kết thúc chiến tranh trong danh dự”
B giành lại quyền chủ động trên chiến trường Bắc Bộ
C giành thắng lợi quân sự để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
D giành thắng lợi để tranh thử ủng hộ của thế giới trong chiến tranh Việt Nam
- Câu 10 : Bản chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của ban thường vụ trung ương Đảng (12-3-1945) đã xác định hình thức đấu tranh là
A chuyển sang khởi nghĩa từng phần giành chính quyền từng bộ phận
B từ bãi công, bãi thị đến biểu tình thị uy, vũ trang du kích và chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện
C chuyển sang đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang
D chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
- Câu 11 : Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ra đời trong hoàn cảnh nào?
A Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương”
B Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
C Sau phong trào “Đồng Khởi”
D Sau thất bại của “Chiến lược chiến tranh đặc biệt”
- Câu 12 : Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc khi
A Nội các Nhật Bản thông qua các quyết định đầu hàng
B Đảng ta nhận được những thông tin về phát xít Nhật sắp đầu hàng
C Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim bị khủng hoảng sâu sắc
D Phát xít Nhật chính thức đầu hàng đồng minh vô điều kiện
- Câu 13 : Âm mưu cơ bản của Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là
A Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương
B Dùng người Việt đánh người Việt
C Bình định và tìm diệt
D Lập “ấp chiến lược”
- Câu 14 : Nội dung của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) là
A Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
B Toàn dân, trường kì, tự lực cánh sinh
C Toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
D Toàn dân, toàn diện,trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
- Câu 15 : Cho các sự kiện sau1.Hội nghị bốn bên chính thức họp phiên đầu tiên ở Pari2.Hiệp định Pari được chính thức kí kết3.“Trận Điện Biên Phủ trên không” suốt 12 ngày đêmHãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian:
A 1,3,2
B 2,3,2
C 1,2,3
D 3,2,1
- Câu 16 : Thắng lợi nào đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp?
A Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được kí kết
B Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
C Chiến dịch Thượng Lào
D Cuộc tiến công Chiến lược Đông – Xuân 1953-1954
- Câu 17 : Nguyên nhân nào có tính chất quyết định dẫn đến thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
A Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn
B Sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng
C Tinh thần của ba nước Đông Dương và sự giúp đỡ của phe xã hội chủ nghĩa
D Có hậu phương vững chắc ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa
- Câu 18 : Mỹ dựa vào sự kiện nào để đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân?
A Mỹ thất bại trong hai mùa khô 1965-1966, 1966-1967
B Quân dân ta mở cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968)
C Sự kiện Vịnh Bắc Bộ
D Mỹ thất bại ở trận Vạn Tường
- Câu 19 : Vụ khủng bố 11-9-2001 đã tác động đến nước Mỹ như thế nào?
A Tăng cường hợp tác với các nước Đồng minh trên thế giới
B Tăng cường an ninh nội địa nước Mỹ
C Điều chỉnh chính sách đối với các nước Hồi giáo
D Tổn thất nặng, dẫn đến điều chỉnh trong chính sách đối nội và đối ngoại
- Câu 20 : Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ những năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX), Liên Xô đi đầu trong lĩnh vực nào?
A Công nghiệp nhẹ, nhất là hàng tiêu dùng
B Công nghiệp quốc phòng, nhất là tàu ngầm
C Công nghiệp vũ trụ và công nghiệp điện hạt nhân
D Công nghiệp nặng và chế tạo máy móc
- Câu 21 : Nội dung nào không phải ý nghĩa của phong trào Đồng khởi?
A Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
B Mỹ phải thừa nhận thất bại trong chiến tranh thực dân mới ở miền Nam
C Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ
D Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm
- Câu 22 : Ý nghĩa lớn nhất của thắng lợi chiến dịch Tây Nguyên là:
A Đưa cuộc kháng chiến của quân ta tiến lên với sức mạnh áp đảo
B Nguồn cổ vũ mạnh mẽ đến quân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam
C Làm cho địch mất tinh thần, mất khả năng chiến đấu
D Chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sang giai đoạn mới, từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam
- Câu 23 : Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, trên thế giới đã diễn ra sự kiện quan trọng với xu hướng là:
A Các nước đều phát triển theo mô hình tư bản chủ nghĩa
B Hình hành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đối lập nhau gay gắt
C Hình thành trật tự thế giới “hai cực” và “đa cực” mâu thuẫn nhau gay gắt
D Các nước đều phát triển theo mô hình chủ nghĩa xã hội
- Câu 24 : Nguyễn Ái Quốc bước đầu kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Mác Lênin, Người đã thành lập tổ chức nào ở nước ngoài?
A Tổ chức Tâm tâm xã
B Cường học thư xã
C Nam đồng thư xã
D Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
- Câu 25 : Cuộc chiến tranh lạnh do Mỹ phát động hiểu theo nghĩa đầy đủ nhất là gì?
A Thực tế chưa gây chiến tranh, nhưng chạy đua vũ trang làm cho nhân loại "luôn trong tình trạng chiến tranh", thực hiện "Chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh"
B Xây dựng nhiều căn cứ quân sự bao vây Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
C Chuẩn bị gây ra chiến tranh thế giới thứ ba
D Dùng sức mạnh quân sự đe dọa các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng trên thế giới
- Câu 26 : Hội nghị lần thứ 15 (1-1959) Ban chấp hành trung ương Đảng đã có quyết định
A Tiếp tục đấu tranh chính trị hòa bình để giữ gìn lực lượng cách mạng
B Tiếp tục đấu tranh buộc chính quyền Ngô Đình Diệm phải thực hiện Hiệp định Giơnevơ
C Dùng đấu tranh ngoại giao để đàm phán kết thúc chiến tranh
D Để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực để đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm
- Câu 27 : Cuộc cách mạng “xám” của Ấn Độ có kết quả như thế nào?
A Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc nguyên tử
B Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất gạo
C Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm
D Ấn Độ tự túc được lương thực và sữa
- Câu 28 : Trong các giặc ngoại xâm ở nước ta sau cách mạng tháng Tám, giặc nào là nguy hiểm nhất?
A Trung Hoa dân quốc
B Quân phiệt Nhật
C Thực dân Pháp
D Quân Anh
- Câu 29 : Ý nào sau đây không phải là nội dung chiến lược hướng ngoại của nhóm các nước sáng lập ASEAN?
A Tập trung hàng xuất khẩu, phát triển ngoại thương
B “Mở cửa” nền kinh tế
C Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
D Phát triển sản xuất hàng tiêu dùng nội địa
- Câu 30 : Biểu hiện đầu tiên của xu thế toàn cầu hóa là
A Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế
B Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế
C Sự ra đời của liên minh Châu Âu (EU)
D Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế
- Câu 31 : Hội nghị toàn quốc của Đảng (8-1945) đã có quyết định gì?
A Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
B Quyết định khởi nghĩa tại Hà Nội
C Thông qua kế hoạch toàn dân tổng khởi nghĩa và chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành chính quyền
D Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân
- Câu 32 : Những cơ sở để Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam là
A Ấp chiến lược
B Lực lượng quân đội tay sai và hệ thống cố vấn Mỹ
C Lực lượng cố vấn Mỹ
D ấp chiến lược và ngụy quân ngụy quyền
- Câu 33 : Những điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến lược chiến tranh cục bộ” là gì?
A Lực lượng tham gia chiến tranh đều là quân Mỹ và quân đội tay sai nhằm chống lại cách mạng và nhân dân ta
B Đều là chiếm đất, giành dân, đặt ách thống trị thực dân mới ở miền Nam
C Quân Mỹ vừa trực tiếp chiến đấu vừa có cố vấn Mỹ chỉ huy
D Vừa chiến tranh ở miền Nam vừa mở rộng đánh phá ra miền Bắc
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12