ôn tập phi kim
- Câu 1 : Dạng nào sau đây không phải thù hình của cacbon ?
A Khí lò cốc
B Kim cương
C Than chì
D Cacbon vô định hình
- Câu 2 : Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách:
A Đun SiO2 với NaOH nóng chảy
B Cho SiO2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng
C Cho dung dịch K2SiO3 tác dụng với dung dịch NaHCO3
D Cho Si tác dụng với dung dịch NaCl
- Câu 3 : Khi cho HCl đặc dư tác dụng với cùng số mol các chất sau, chất nào cho lượng Cl2 lớn nhất?
A KMnO4
B MnO2
C KClO3
D KClO
- Câu 4 : Vì sao người ta có thể sử dụng nước đá khô (CO2 rắn) để tạo môi trường lạnh và khô trong việc bảo quản thực phẩm và hoa quả tươi?
A Nước đá khô có khả năng hút ẩm
B Nước đá khô có khả năng thăng hoa
C Nước đá khô có khả năng khử trùng
D Nước đá khô có khả năng dễ hóa lỏng
- Câu 5 : Cho giấy quỳ tím vào bình nước, sục khí CO2 vào. Đun nóng bình một thời gian, người ta thấy quỳ tím
A Không đổi màu
B Chuyển sang màu đỏ
C Chuyển sang màu đỏ, sau khi đun lại chuyển sang màu tím
D Chuyển sang màu xanh
- Câu 6 : Khi cho nước tác dụng với oxit axit không tạo thành axit,thì oxit đó có thể là :
A SiO2
B CO2
C SO2
D NO2
- Câu 7 : Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ vết tích của chất sát trùng. Đó chính là clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn là do:
A Clo độc nên có tính sát trùng
B Clo có tính oxi hoá mạnh
C Clo tác dụng với nước tạo HClO chất này có tính oxi hoá mạnh
D Một nguyên nhân khác
- Câu 8 : Trong bảng hệ thống tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì phát biểu đúng là:
A Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần
B Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần
C Tính kim loại giảm dần, tính phi kim giảm dần
D Tính kim loại tăng dần, tính phi kim không thay đổi
- Câu 9 : Người ta thường dùng cát( SiO2) làm khuân đúc kim loại. Để làm sạch những hạt cát trên mặt vật dụng sau khi đúc có thể dùng dung dịch nào sau đây.
A dd HF
B dd HCl
C dd H2SO4
D dd NaOH loãng
- Câu 10 : Cho các phát biểu sau:(1) Thuốc thử để nhận biết ion F-, Cl-, Br-, I- là dung dịch AgNO3(2) Trong hợp chất flo chỉ có số oxi hóa -1, còn các halogen khác ngoài số oxi hóa -1 còn có thêm số oxi hóa là +1,+3,+5,+7(3) Clo oxi hóa được F- trong muối clo.(4) Một số muối clorua hầu như không tan trong nước như AgCl, PbCl2, CuClSố phát biểu đúng là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 11 : Phát biểu nào dưới đây đúng:
A CO là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước.
B CO có tính khử mạnh, ở nhiệt độ cao, khí CO khử được hầu hết các oxit kim loại trước Al
C CO là oxit không tạo muối( oxit trung tính).
D Khí CO rất độc, nó được dùng để khử oxit nhôm.
- Câu 12 : Nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên là:
A O2
B N2
C Fe
D Si
- Câu 13 : Qúa trình tạo thành thạch nhũ trong các hang động núi đá là do quá trình xảy ra của phản ứng nào sau đây:
A Na2CO3 + H2O + CO2 \(\underset {} \leftrightarrows \) 2NaHCO3(dd)
B K2CO3 + H2O + CO2 \(\underset {} \leftrightarrows \) 2KHCO3(dd)
C 2CaCO3 + H2O + CO2 \(\underset {} \leftrightarrows \) Ca(HCO3)2(dd)
D SiO2 + 2NaOH \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Na2SiO3 + H2O
- Câu 14 : (2đ) Viết các phương trình hoá học để hoàn thành dãy chuyển hoá hoá học sau:
- Câu 15 : Có 4 khí đựng trong 4 lọ riêng biệt là : Cl2, HCl,CO2 vàO2. Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết từng khí đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hoá học minh hoạ.
- Câu 16 : Nung 40g CuO với C dư. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được dẫn vào bình đựng 100ml dung dịch NaOH nồng độ a M, sau phản ứng thu được dung dịch A. Dung dịch A có khả năng tác dụng tối đa 100ml dung dịch KOH 1M.a)Viết phương trình hóa học xảy rab)Giá trị của a là bao nhiêu?c) Xác định thành phần % các muối thu được sau phản ứng
- Câu 17 : Viết các phương trình hoá học để hoàn thành dãy chuyển hoá hoá học sau:
- Câu 18 : Có 5 khí đựng trong 5 lọ riêng biệt là : Cl2, HCl,CO2,SO2 vàO2. Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết từng khí đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hoá học minh hoạ.
- Câu 19 : Nung 18g FeO với C dư. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được dẫn vào bình đựng 100ml dung dịch NaOH nồng độ a M, sau phản ứng thu được dung dịch A. Dung dịch A có khả năng tác dụng tối đa 100ml dung dịch KOH 1M.a)Viết phương trình hóa học xảy rab)Giá trị của a là bao nhiêu?c) Xác định thành phần % các muối thu được sau phản ứng
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 44 Rượu etylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 47 Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 Axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 46 Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 48 Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 50 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 Saccarozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52 Tinh bột và xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 53 Protein
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 54 Polime