Đề thi thử THPT QG môn Lịch sử trường THPT Chuyên...
- Câu 1 : Những lĩnh vực được thực dân Pháp chú trọng trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) ở Đông Dương là
A nông nghiệp, khai mỏ, ngân hàng.
B nông nghiệp, công nghiệp, giao thông.
C nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông.
D nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp.
- Câu 2 : Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động của tư sản Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ những năm 1919-1925?
A Thành lập Hội Phục Việt.
B Tẩy chay tư sản Hoa kiều.
C Thành lập Đảng Lập hiến.
D Chống độc quyền cảng Sài Gòn.
- Câu 3 : Ba chương trình kinh tế lớn được Đảng ta đề ra trong kế hoạch nhà nước 5 năm (1986-1990) là
A lương thực – thực phẩm, hàng may mặc và hàng xuất khẩu.
B lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
C lương thực – thực phẩm, hàng may mặc và hàng thủy sản.
D lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng thủy sản.
- Câu 4 : Hội nghị Muy-ních (29-9-1938) bàn đến nội dung chủ yếu nào?
A Trả vùng Xuy-đét cho Đức để chấm dứt mọi cuộc thôn tính châu Âu.
B Chấm dứt xâm chiếm Tiệp Khắc và các hoạt động thôn tính châu Âu.
C Sáp nhập Tiệp Khắc vào Đức để chấm dứt mọi cuộc thôn tính châu Âu.
D Trao vùng Xuy-đét cho Đức, chấm dứt mọi cuộc thôn tính châu Âu.
- Câu 5 : Nội dung nào dưới đây không phải là âm mưu của đế quốc Mĩ khi kí với thực dân Pháp “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương”.
A Giúp thực dân Pháp tiếp tục theo đuổi chiến tranh.
B Từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
C Mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.
D Giúp thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve.
- Câu 6 : Cuộc chiến đấu chống Pháp của các đội dân binh Gia Định (2-1859) đã làm thất bại kế hoạch nào của Pháp?
A Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
B Kế hoạch “đánh lâu dài”
C Kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
D Kế hoạch “đánh chắc, chắc thắng thì đánh”.
- Câu 7 : Trong thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), công thương nghiệp và giao thông vận tải ở Việt Nam có điều kiện phát triển vì
A hàng hóa nhập khẩu từ chính quốc Pháp sang Đông Dương giảm.
B tư bản Pháp nới lỏng độc quyền, cho người Việt tự do kinh doanh.
C thực dân Pháp chỉ đầu tư phát triển đồn điền cao su và khai mỏ.
D thực dân Pháp chỉ đầu tư phát triển công nghiệp phục vụ chiến tranh.
- Câu 8 : Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 (1-1959) Đảng Lao động Việt Nam đã thông qua quyết định nào?
A Dùng đấu tranh ngoại giao đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm.
B Nhờ sự giúp đỡ của nước ngoài để đánh đổ Mĩ – Diệm.
C Sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm.
D Đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm bằng con đường hòa bình.
- Câu 9 : Tại sao nói: Hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI?
A Chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai hệ thống xã hội: TBCN và XHCN.
B Ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh, tạo điều kiện cho các nước phát triển kinh tế.
C Tạo điều kiện chính trị ổn định để phát triển kinh tế cho mọi quốc gia, dân tộc.
D Tạo môi trường hòa bình để các dân tộc hợp tác và phát triển mọi mặt.
- Câu 10 : Mục đích chính của Mĩ trong việc kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (1951) là
A kết thúc chế độ chiếm đóng của Đồng minh trên lãnh thổ Nhật Bản.
B chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc ở Viễn Đông.
C tạo thế cân bằng về chiến lược quân sự giữa Mĩ và Nhật Bản.
D giúp đỡ nước Nhật đảm bảo an ninh, duy trì hòa bình ở khu vực Đông Bắc Á.
- Câu 11 : Điểm giống nhau cơ bản trong Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng lần thứ 15 (1-1959) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 (7-1973) là đều
A nhận định kẻ thù của nhân dân miền Nam vẫn là đế quốc Mĩ và tay sai.
B quyết định phát động toàn dân nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
C quyết định sử dụng bạo lực cách mạng ở miền Nam.
D kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.
- Câu 12 : Thực tiễn xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) để lại cho Đảng ta bài học về
A xây dựng nền kinh tế thị trường.
B phát huy sức mạnh toàn dân.
C xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.
D tăng cường hợp tác quốc tế.
- Câu 13 : Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 năm 1936, chủ trương thành lập
A Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
B Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
C Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
D Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
- Câu 14 : Một trong những điểm khác nhau giữa chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) ở Việt Nam là
A địa bàn mở chiến dịch.
B kết cục quân sự.
C sự huy động lực lượng.
D quyết định giành thắng lợi.
- Câu 15 : Nguyễn Ái Quốc rút ra được “muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình” từ sự kiện
A sáng lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
B gửi đến Hội nghị Véc-xai bản yêu sách của nhân dân An Nam.
C gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
D đọc bản sơ thảo về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin.
- Câu 16 : Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta (2-1945), Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A các nước Đông Âu.
B các nước phương Tây.
C Mĩ, Anh và Liên Xô.
D Mĩ, Pháp và Liên Xô.
- Câu 17 : Nhận thức mới của Nguyễn Tất Thành giai đoạn 1911-1917 so với các nhà yêu nước tiền bối là về
A xác định bạn và thù.
B hình thức đấu tranh.
C mục tiêu đấu tranh trước mắt.
D khuynh hướng cứu nước.
- Câu 18 : Sự kiện trọng đại nào đã mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
A Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 thắng lợi.
B Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930.
C Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công.
D Thắng lợi của Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
- Câu 19 : Một trong những yếu tố giúp nền kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhanh chóng vào thập niên 50 của thế kỉ XX là
A sự hợp tác hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu.
B các tập đoàn kinh tế ở Tây Âu có sức sản xuất, cạnh tranh lớn.
C các nước Tây Âu mua bằng phát minh, sáng chế của nước ngoài.
D các nước Tây Âu hạ giá thành sản phẩm để tiêu thụ nhanh hàng hóa.
- Câu 20 : Tháng 5-1945, những tổ chức nào dưới đây hợp nhất thành Việt Nam giải phóng quân?
A Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và đội Cứu quốc quân.
B Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và đội tự vệ Cao Bằng.
C Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và đội du kích Ba Tơ.
D Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và đội Vệ quốc quân.
- Câu 21 : Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự tan rã của phong trào Đông Du (1905-1908) là do
A các thanh niên sang Nhật Bản học tập không chịu nổi gian khổ.
B tổ chức Hội Duy tân còn non nớt, chưa có đường lối rõ ràng.
C lực lượng tham gia Hội Duy tân chưa đủ mạnh.
D sự câu kết của thực dân Pháp và chính phủ Nhật.
- Câu 22 : Từ cuối tháng 3-1954, bộ đội chủ lực Việt Nam tiến công vào phân khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ với mục đích chủ yếu là
A giành thế chủ động trên chiến trường.
B phân tán cao độ lực lượng quân Pháp.
C buộc Pháp phải chấp nhận đàm phán.
D bao vây, chia cắt, không chế dịch.
- Câu 23 : Điểm khác nhau cơ bản giữa Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh về quá trình giải phóng dân tộc là
A Phan Bội Châu chủ trương cứu nước rồi mới cứu dân, Phan Châu Trinh chủ trương cứu dân rồi mới cứu nước.
B Phan Bội Châu chỉ muốn đánh đuổi thực dân Pháp, Phan Châu Trinh chỉ muốn lật đổ giai cấp phong kiến.
C Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc, Phan Châu Trinh chủ trương tiến hành cải cách dân chủ ở Việt Nam.
D Phan Bội Châu chủ trương thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, Phan Châu Trinh chủ trương thiết lập chế độ cộng hòa.
- Câu 24 : Nội dung nào dưới đây là bài học xuyên suốt của tiến trình cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay?
A Cô lập, phân hóa cao độ hàng ngũ kẻ thù.
B Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
C Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
D Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Câu 25 : Bài học kinh nghiệm nào của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được vận dụng trong công cuộc xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay?
A Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân.
B Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối đúng đắn.
C Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
D Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
- Câu 26 : Khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế trong phong trào cách mạng Việt Nam từ năm 1930 vì
A đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo nhân dân Việt Nam.
B khuynh hướng cách mạng vô sản đã không còn phù hợp.
C là khuynh hướng cách mạng tiên tiến, phù hợp với thực tiễn.
D giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam.
- Câu 27 : Chính sách kinh tế nào không phải do chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh thực hiện trong những năm 1930-1931?
A Chia ruộng đất cho dân cày.
B Bãi bỏ thuế thân.
C Xóa nợ cho người nghèo.
D Cải cách ruộng đất.
- Câu 28 : Năm 1961, Mĩ đề xướng việc tổ chức “Liên minh vì tiến bộ” ở Mĩ Latinh nhằm
A đàn áp phong trào chống Mĩ của nhân dân các nước Mĩ Latinh.
B giúp đỡ các nước Mĩ Latinh phát triển kinh tế.
C khống chế, nô dịch các nước Mĩ Latinh.
D ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cu-ba.
- Câu 29 : Nhân tố quan trọng nhất quyết định thắng lợi của công cuộc Đổi mới ở nước ta là
A coi trọng giáo dục, khoa học – kĩ thuật là quốc sách hàng đầu.
B nắm bắt được thời cơ, vượt qua thử thách đưa đất nước tiến lên
C nắm bắt được xu thế phát triển của thế giới.
D Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Câu 30 : Âm mưu của Mĩ khi mở cuộc hành quân Gian xơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh) trong Đông – Xuân 1966-1967 nhằm
A thu hẹp vùng giải phóng của ta, củng cố, mở rộng “ấp chiến lược”.
B tiêu hao chủ lực của ta, giành lại thế chủ động trên chiến trường.
C tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta ở miền Nam.
D giành thắng lợi quân sự quyết định tạo lợi thế trên bàn đàm phán.
- Câu 31 : Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí kết (11-1972) có ý nghĩa như thế nào?
A Chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh ở Châu Âu.
B Làm cho tình hình châu Âu bớt căng thẳng.
C Đánh dấu sự tái thống nhất của nước Đức.
D Chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai phe ở châu Âu.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12