Đề thi thử THPT QG môn Lịch sử trường THPT Hữu Ngh...
- Câu 1 : Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là?
A Xu thế toàn cầu hóa.
B Cục diện “Chiến tranh lạnh”.
C Sự ra đời các khối quân sự đối lập.
D Sự hình thành các liên minh kinh tế.
- Câu 2 : Nội dung quyết định để Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc quốc tế lịch sử của một Đại hội thành lập Đảng là
A thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
B phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ.
C Bầu ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư.
D Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng, nêu lên đường lối của cách mạng Việt Nam.
- Câu 3 : Xét về bản chất, toàn cầu hóa là::
A Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn.
B Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường và trong nước.
C Qúa trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
D Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu.
- Câu 4 : Trong thời kì Chiến tranh lạnh, nước nào ở châu Âu được xem là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô – Mĩ?
A Pháp.
B Đức.
C Anh.
D Liên Xô
- Câu 5 : Những sự kiện nào dưới đây đã đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe?
A Sự ra đời của tổ chức NATO và Vác-sa-va.
B Sự ra đời của tổ chức ASEAN và Liên minh châu Âu (EU).
C Sự ra đời của khối SEV và tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
D Sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc.
- Câu 6 : Xu thế toàn cầu hóa là một hệ quả quan trọng của
A Chiến tranh lạnh.
B Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ.
C Sự ra đời của các tổ chức liên kết thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
D Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.
- Câu 7 : Nội dung quan trọng nhất của Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939 là
A xác định kẻ thù chủ yếu là phát xít Nhật.
B xác định nhiệm vụ chủ yếu là cách mạng ruộng đất.
C xác định nhiệm vụ chủ yếu là cách mạng ruộng đất và giải phóng dân tộc.
D đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
- Câu 8 : Từ năm 1994, nước Nga chuyển sang chính sách đối ngoại:
A “Định hướng Âu – Á”.
B “Định hướng Đại Tây Dương”.
C hòa bình, trung lập.
D Ủng hộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc vì độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Câu 9 : Cuối năm 1929, cán bộ lãnh đạo và hội viên tiên tiến trong Tổng bộ, Kỳ bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Nam Kì đã quyết định thành lập:
A Tân Việt Cách mạng đảng.
B An Nam Cộng sản đảng.
C Đông Dương cộng sản liên đoàn.
D Đông Dương cộng sản đảng.
- Câu 10 : Cốt lõi của cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là:
A cách mạng công nghiệp.
B cách mạng sinh học.
C cách mạng công nghệ.
D cách mạng kĩ thuật.
- Câu 11 : Sau Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939, sự kiện nào đã mở đầu phong trào đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc ở Việt Nam?
A Khởi nghĩa Yên Bái.
B Khởi nghĩa Bắc Sơn.
C Binh biến Đô Lương.
D Khởi nghĩa Nam Kì.
- Câu 12 : Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại được bắt đầu vào khoảng thời gian nào?
A Từ những năm 40 của thế kỉ XX.
B Những năm đầu thế kỉ XX.
C Sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
D Sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Câu 13 : Sự kiện nào đã đánh dấu Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới có tàu cùng con người bay vào vũ trụ.
A Tháng 11/2011, phóng tàu “Thần Châu 8” bay vào vũ trụ.
B Tháng 10/2003, phóng tàu “Thần Châu 5” bay vào vũ trụ.
C Tháng 10/2003, phóng tàu “Thần Châu” bay vào vũ trụ.
D Tháng 6/2013, phóng tàu “Thần Châu 10” bay vào vũ trụ.
- Câu 14 : Tại sao cuộc bãi công của công nhân Ba Son (1925) được coi là mốc quan trọng trên con đường phát triển của phong trào công nhân Việt Nam?
A Vì nó đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, từ đây công nhân Việt Nam bắt đầu bước sang đấu tranh tự giác.
B Vì đã ngăn cản tàu chiến của Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thuTrung Quốc.
C Vì nó đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đã tiếp thu được tư tưởng của cách mạng tháng Mười Nga.
D Vì sau cuộc bãi công này có rất nhiều cuộc bãi công của công nhân trong cả nước đã diễn ra.
- Câu 15 : Đặc trưng nổi bật của Trật tự hai cực Ianta là gì?
A Thế giới chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.
B Nhiều khu vực đã diễn ra nội chiến và xung đột.
C Quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng.
D Hệ thống tư bản chủ nghĩa đã có những biến chuyển quan trọng, trở thành những nước có tiềm lực kinh tế tài chính và quân sự vượt trội.
- Câu 16 : Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập đánh dấu Trung Quốc
A chuẩn bị hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.
B hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
C hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Câu 17 : Tháng 3 – 1929, tại số 5D – phố Hàm Long (Hà Nội) đã diễn ra sự kiện gì?
A Thành lập Đông Dương Cộng sản đảng.
B Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được thành lập.
D Hội nghị thành lập Đảng.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12