Sự nở vì nhiệt của các chất rắn lỏng khí
- Câu 1 : Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê-tông cốt thép không bị nứt vì
A bê-tông và thép không bị nở vì nhiệt.
B bê-tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép,
C bê-tông nở vì nhiệt ít hơn thép.
D bê-tông và thép nở vì nhiệt như nhau
- Câu 2 : Ba thanh, một bằng đồng, một bằng nhôm, một bằng sắt, có chiều dài bằng nhau ở 0°C. Khi nhiệt độ của ba thanh cùng tăng lên tới 100°C, thì
A chiều dài ba thanh vẫn bằng nhau.
B chiều dài thanh nhôm nhỏ nhất,
C chiều dài thanh sắt nhỏ nhất.
D chiều dài thanh đồng nhỏ nhất.
- Câu 3 : Một bình cầu đựng nước có gắn một ông thủy tình như hình 19.3. Khi đặt bình vào một chậu đựng nước đá thì mực nước trong ống thủy tinh
A mới đầu dâng lên một chút, sau đó hạ xuống bằng mức ban đầu.
B mới đầu hạ xuống một chút, sau đó dâng lên cao hơn mức ban đầu.
C mới đầu hạ xuống một chút, sau đó dâng lên bằng mức ban đầu.
D mới đầu dâng lên một chút, sau đó hạ xuống thấp hơn mức ban đầu
- Câu 4 : Khoanh tròn chữ cái chỉ thứ tự của các cụm từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống của câu:Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ, bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên ... và bay lên tạo thành mây.
A nở ra, nóng lên, nhẹ đi.
B nhẹ đi, nở ra, nóng lên.
C nóng lên, nở ra, nhẹ đi.
D nhẹ đi, nóng lên, nở ra.
- Câu 5 : Làm thế nào để giọt nước trong ống thủy tinh ở hình 20.4 dịch chuyển?
A Chỉ có thể đặt bình cầu vào nước nóng.
B Chỉ có thể đặt bình cầu vào nước lạnh.
C Chỉ có thể xoa hai tay vào nhau rồi áp vào bình cầu.
D Cả ba cách làm trên đều được.
- Câu 6 : Xoa hai tay vào nhau rồi áp chặt vào bình cầu vẽ ở hình 20.5, thì thấy giọt nước trong nhánh nằm ngang của ống thủy tính gắn vào bình cầu:
A dịch chuyển sang phải.
B dịch chuyển sang trái.
C đứng yên.
D mới đầu dịch chuyển sang trái một chút, sau đó sang phải.
- Câu 7 : Câu nào sau đây nói về sự nở vì nhiệt của các chất khí ô-xi, hi-đrô và cac-bo-nic là đúng khi làm thí nghiệm như mô tả ở bài 20.9 với các chất khí này?
A Hi-đrô nở vì nhiệt nhiều nhất.
B Cac-bo-nic nở vì nhiệt ít nhất.
C Ô-xi nở vì nhiệt ít hơn hi-đrô nhưng nhiều hơn cac-bo-nic.
D Cả ba chất đều nở vì nhiệt như nhau.
- Câu 8 : Hãy dựa vào bảng ghi độ nở dài tính ra mi-li-mét của các thanh dài 1m, làm bằng các chất khác nhau, khi nhiệt độ tăng thêm 1°C để trả lời các câu hỏi sau: Người ta phải dùng dây dẫn điện bằng chất nào trong các chất sau đây, xuyên qua cổ bóng đèn điện làm bằng thủy tinh thường để chỗ hàn luôn luôn được kín?
A Sắt.
B Đồng.
C Hợp kim pla-ti-ni.
D Nhôm.
- Câu 9 : Hai bình cầu 1 và 2 vẽ ở hình 19.4 có cùng dung tích, cùng chứa đầy nước. Các ống thủy tinh cắm ở hai bình có đường kính trong d1 > d2. Khi tăng nhiệt độ của hai bình lên như nhau thì
A mực nước trong ống thủy tinh của bình 1 dâng lên cao hơn mực nước trong ống thủy tinh của bình 2.
B mực nước trong ông thủy tinh của bình 2 dâng lên cao hơn mực nước trong ống thủy tinh của bình 1.
C mực nước trong hai ống thủy tinh dâng lên như nhau.
D mực nước trong hai ống thủy tinh không thay đổi.
- Câu 10 : Khi nhiệt độ tăng thêm 1°C thì độ dài của một dây đồng dài 1m tăng thêm 0,017mm. Nếu độ tăng độ dài do nở vì nhiệt tỉ lệ với độ dài ban đầu và độ tăng nhiệt độ của vật thì một dây điện bằng đồng dài 50m ở nhiệt độ 20°C, sẽ có độ dài bằng bao nhiêu ở nhiệt độ 40°C?
A 50,017m
B 40,017m
C 55,017m
D 45,017
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 24 Sự nóng chảy và sự đông đặc
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 25 Sự nóng chảy và sự đông đặc ( tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 27 Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 28 Sự sôi
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 30 Tổng kết chương 2 Nhiệt học
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 26 Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 29 Sự sôi (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 23 Thực hành đo nhiệt độ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 22 Nhiệt kế - Nhiệt giai
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 2 Đo độ dài (tiếp theo)