Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 22 Nhiệt kế - Nhiệt giai
- Câu 1 : Có nhiệt kế rượu hoặc thủy ngân, nhưng vì sao không có nhiệt kế nước ?
A. Rượu hay thủy ngân co dãn vì nhiệt đều.
B. Nước co dãn vì nhiệt không đều.
C. Nước không đo được nhiệt độ âm.
D. Tất cả các phương án trên
- Câu 2 : Nhiệt độ của người bình thường là ….
A. 42oC
B. 35oC
C. 37oC
D. 39,5oC
- Câu 3 : Nhiệt kế y tế có tác dụng để làm gì ?
A. Đo nhiệt độ trong các thí nghiệm
B. Đo nhiệt độ cơ thể người
C. Đo nhiệt độ không khí
D. Đo các nhiệt độ âm
- Câu 4 : Cần sử dụng loại nhiệt kế nào để đo nhiệt độ của không khí quanh ta?
A. Nhiệt kế thủy ngân
B. Nhiệt kế ý tế
C. Nhiệt kế điện tử
D. Nhiệt kế rượu
- Câu 5 : Muốn kiểm tra chính xác em bé có sốt hay không, người mẹ sẽ chọn loại nhiệt kế nào trong các loại nhiệt kế sau:
A. Nhiệt kế rượu
B. Nhiệt kế thủy ngân
C. Nhiệt kế y tế
D. Cả 3 loại nhiệt kế
- Câu 6 : Đo nhiệt độ cơ thể người bình thường là 37oC. Trong thang nhiệt độ Farenhai, kết quả đo nào sau đây đúng?
A. 37oF
B. 66,6oF
C. 310oF
D. 98,6oF
- Câu 7 : Giá trị nhiệt độ đo được theo thang nhiệt độ Kenvin là 293K. Hỏi theo thang nhiệt độ Farenhai, nhiệt độ đó có giá trị là bao nhiêu? Biết rằng mỗi độ trong thang nhiệt độ Kenvin (1K) bằng 1 độ trong thang nhiệt độ Xenxiut (1oC) và 0oC ứng với 273K.
A. 20oF
B. 100oF
C. 68oF
D. 261oF
- Câu 8 : Trong thang nhiệt độ Farenhai, nhiệt độ của nước đang sôi là:
A. 32oF
B. 100oF
C. 212oF
D. 0oF
- Câu 9 : Cho hai nhiệt kế rượu và thủy ngân. Dùng nhiệt kế nào có thể đo được nhiệt độ của nước đang sôi? Cho biết nhiệt độ sôi của rượu và thủy ngân lần lượt là 80oC và 357oC.
A. Cả nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu.
B. Không thể dùng nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu.
C. Nhiệt kế rượu.
D. Nhiệt kế thủy ngân
- Câu 10 : Nước ở trong trường hợp nào dưới đây có trọng lượng riêng lớn nhất?
A. Thể lỏng, nhiệt độ cao hơn 4oC
B. Thể lỏng, nhiệt độ bằng 4oC
C. Thể rắn, nhiệt độ bằng 0oC
D. Thể hơi, nhiệt độ bằng 100oC
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 24 Sự nóng chảy và sự đông đặc
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 25 Sự nóng chảy và sự đông đặc ( tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 27 Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 28 Sự sôi
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 30 Tổng kết chương 2 Nhiệt học
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 26 Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 29 Sự sôi (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 23 Thực hành đo nhiệt độ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 22 Nhiệt kế - Nhiệt giai
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 2 Đo độ dài (tiếp theo)