- Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 1991) (Có lời...
- Câu 1 : Vị trí của nền kinh tế Liên Xô trong những năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX?
A Liên Xô là siêu cường kinh tế duy nhất.
B Liên Xô là cường quốc công nghiệp thứ hai ờ châu Âu.
C Liên Xô là một nước có nển nông nghiệp hiện đại nhất thế giới.
D Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới
- Câu 2 : I-u-ri Ga-ga-rin là
A người đầu tiên thám hiểm Mặt Trăng.
B nhà du hành vũ trụ đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất
C người đầu tiên thám hiểm sao Hỏa.
D người đã thiết kế - chế tạo thành công vệ tinh nhân tạo Spút-ních.
- Câu 3 : Một trong những thành công của Liên Xô trong hơn 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến những nãm 70 của thế kỉ XX là
A Trở thành nước đi đầu trong các ngành công nghiệp mới như: công nghiệp điện hạt nhân, công nghiệp vũ trụ.
B Nước tiên phong thực hiện cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp.
C Trở thành quốc gỉa hàng đầu thế giới về vũ khí sinh học.
D Là quốc gỉa có thu nhập bình quân đầu người cao nhất châu Âu.
- Câu 4 : Nhận định nào sau đây là ý nghĩa của những thành tựu mà Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân dân nước này?
A Đời sống vật chất của Liên Xô không ngừng tăng lên.
B Tạo thế cân bằng và thế đối trọng đối với Mĩ.
C Tạo điều kiện giúp đỡ các nước trong phong trào giải phóng dân tộc.
D Góp phần trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Câu 5 : Nội dung nào sau thể hiện đúng nhất vai trò quốc tế của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Thực hiện chính sách đối ngoại tích cực.
B
Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
C Đóng góp rất lớn cho phong trào vì hòa bình, tiến bộ trên thế giới.
D Chống lại chiến tranh lạnh do Mĩ khởi xướng.
- Câu 6 : Em có nhận thức như thế nào về sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu?
A Chủ nghĩa xã hội khoa học hoàn toàn không thể thực hiện trong hiện thực.
B Đó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình Chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, còn quá nhiều thiếu sót, hạn chế
C Đó là một tất yếu khách quan.
D Học thuyết của Mác đã trở nên lỗi thời.
- Câu 7 : Điểm khác nhau giữa Liên Xô và các nước đế quốc từ năm 1945 đến năm 1975 là?
A Nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp
B Đẩy mạnh cách mạng khoa học kĩ thuật
C Sản xuất chế tạo nhiều vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hiện đại.
D Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc bảo vệ hòa bình thế giới
- Câu 8 : Từ sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết năm 1991, em có nhận xét gì về công cuộc cải tổ đất nước ở Liên Xô?
A Cải tổ đất Nước là sai lầm lớn của những người Cộng sản Xô Viết. Chính công cuộc cải tổ đã đưa đất nước Xô-viết lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện.
B Cải tổ đất nước ở Liên-Xô tại thời điểm đó là hoàn toàn không phù hợp, không cần thiết.
C Cải tổ là một tất yếu, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Liên Xô liên tục mắc phải những sai lầm nên đã đẩy nhanh quá trình sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội trên quy mô toàn Liên bang.
D Mô hình Chủ nghĩa xã hội ờ Liên Xô có quá nhiều thiếu sót, sai lầm nên dù công cuộc cải tổ được xúc tiến tích cực vẫn không thể cứu vãn được tình hình.
- Câu 9 : Cuộc “Cách mạng nhung” đưa đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nưóc nào?
A Ba Lan.
B Tiệp Khắc.
C Romania.
D Nam Tư.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12