Đề thi thử THPT QG môn Lịch sử Sở GD và ĐT Bắc Gia...
- Câu 1 : Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của ta là
A Chiến dịch biên giới thu – đông năm 1950.
B Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.
C Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954.
D Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
- Câu 2 : Chiến thắng nào của quân và dân ta đã mở ra khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam?
A Chiến thắng Vạn Tường.
B Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.
C Chiến thắng Ấp Bắc.
D Chiến thắng Núi Thành.
- Câu 3 : Mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936-1939 là
A tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
B bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.
C độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.
D tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
- Câu 4 : Đâu là nội dung nào trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi?
A Nhanh chóng tiêu diệt căn cứ Việt Bắc.
B Khóa chặt biên giới Việt – Trung.
C Thiết lập hành lang Đông Tây (Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La).
D Lập “vành đai trắng” bao quanh trung du đồng bằng Bắc Bộ.
- Câu 5 : Ai là tác giả của câu nói “bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”?
A Nguyễn Tri Phương.
B Nguyễn Trung Trực.
C Trương Định.
D Hoàng Diệu.
- Câu 6 : Năm 1991, Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ đã tác động đến quan hệ quốc tế như thế nào?
A Chiến tranh lạnh chính thức chấm dứt.
B Hình thành trật tự thế giới hai cực Ianta.
C Trật tự hai cực Ianta sụp đổ.
D Khởi đầu Chiến tranh lạnh.
- Câu 7 : Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 vì
A đây là một hình thức chính quyền kiểu mới, của dân, do dân và vì dân.
B đã làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn trên cả nước.
C khẳng định quyền làm chủ của nông dân.
D đã đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
- Câu 8 : Mục đích ra đời của tổ chức Vácsava?
A Tăng cường lực lượng quân sự cho phe xã hội chủ nghĩa.
B Chạy đua vũ trang với NATO.
C Các nước Xã hội chủ nghĩa phòng thủ trước sự đe doạ của Mĩ và NATO.
D Đối đầu với NATO.
- Câu 9 : Nội dung cơ bản trong bước 1 của kế hoạch quân sự Na-va là gì?
A Phòng ngự chiến lược ở hai miền Nam – Bắc
B Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam.
C Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc.
D Tấn công chiến lược ở hai miền Nam – Bắc.
- Câu 10 : Từ cuối tháng 9-1940, nhân dân ta sống dưới ách thống trị của
A Mĩ và Pháp.
B Trung Hoa Dân quốc và Pháp.
C Anh và Pháp.
D Nhật và Pháp.
- Câu 11 : Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu trong đầu thập niên 90 (thế kỉ XX)?
A Khi cải tổ lại mắc phải sai lầm.
B Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí.
C Sự chống phá của các thế lực thù địch.
D Không bắt kịp sự phát triển của khoa học kĩ thuật.
- Câu 12 : Vì sao cục diện hai chính quyền song song không thể tồn tại lâu dài ở Nga sau cách mạng tháng Hai năm 1917?
A Sự can thiệp của các nước đế quốc vào Nga.
B Không đưa được nước Nga ra khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất.
C Hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập nhau về quyền lợi.
D Không thể phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Câu 13 : Nét nổi bật nhất về tình hình chính trị ở Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết là
A đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau.
B nhân dân hai miền tiến hành tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
C Pháp rút quân khỏi miền Bắc.
D Hà Nội được giải phóng.
- Câu 14 : “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc rút ra chân lý đó dưới sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng nào sau đây?
A Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Trung Hoa.
B Cách mạng Tư sản Pháp.
C Cách mạng Tháng Hai ở Nga.
D Cách mạng Tháng Mười Nga.
- Câu 15 : Đến tháng 9-1929, hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Việt Nam có sự thay đổi như thế nào?:
A Tiếp tục xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng.
B Thành lập một đảng cộng sản ở Việt Nam.
C Phân liệt thành hai nhóm để thành lập các tổ chức cộng sản.
D Tiếp tục thực hiện phong trào vô sản hóa ở các nhà máy, xí nghiệp.
- Câu 16 : Sự kiện nào tạo ra bước ngoặt trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
A Cách mạng tháng Tám năm 1945.
B Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
C Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
D Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930.
- Câu 17 : Sự kiện nào dưới đây khẳng định Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin tưởng đi theo con đường cách mạng vô sản?
A Đọc bản luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin.
B Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.
C Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa.
D Bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
- Câu 18 : Chiến thắng quyết định của ta đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là
A đập tan cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân lần thứ hai của Mĩ.
B trận “Điện Biên Phủ trên không”.
C cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
D cuộc Tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
- Câu 19 : Điểm giống nhau của các phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1914-1918 là:
A hình thức đấu tranh phong phú.
B thất bại do bế tắc về đường lối đấu tranh.
C có tổ chức và đường lối lãnh đạo đúng đắn.
D diễn ra chủ yếu ở Bắc Kì.
- Câu 20 : Để cai trị Việt Nam, thực dân Pháp thực hiện thủ đoạn thâm độc nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A Cấu kết chặt chẽ với địa chủ phong kiến.
B Mua chuộc tầng lớp sĩ phu, quan lại.
C Đàn áp dã man các cuộc đấu tranh.
D Chính sách chia để trị.
- Câu 21 : Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã truyền bá lí luận nào dưới đây vào Việt Nam?
A Chủ nghĩa Tam dân.
B Chủ nghĩa Mác Lê-nin.
C Tư tưởng đấu tranh giai cấp.
D Lí luận giải phóng dân tộc.
- Câu 22 : Lựa chọn phương án đúng để điền vào chỗ trống trong câu sau:“Đặc điểm nổi bật của Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2 là … trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”.
A thông tin liên lạc.
B khoa học.
C công nghệ.
D kĩ thuật.
- Câu 23 : Điểm khác trong việc xác định nhiệm vụ trước mắt thời kì 1936-1939 so với thời kì 1930-1931 là
A chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.
B chống chế độ phản động thuộc địa và phong kiến.
C chống đế quốc, phản động tay sai.
D chống đế quốc, chống phong kiến.
- Câu 24 : Khởi nghĩa Yên Thế nổ ra với mục đích
A giải phóng dân tộc.
B chống Pháp mở rộng xâm lược.
C hưởng ứng chiếu Cần Vương
D tự vệ, bảo vệ cuộc sống của mình.
- Câu 25 : Sự kiện nào dưới đây đã nổ ra trong năm 1925?
A Đấu tranh đòi thả tự do cho Phan Bội Châu
B Thành lập nhà xuất bản Cường học thư xã.
C Thành lập Đảng Lập hiến
D Chống độc quyền xuất cảng lúa gạo
- Câu 26 : Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A Liên Xô giúp đỡ các nước thuộc địa đấu tranh giành độc lập đã thu hẹp hệ thống thuộc địa của Mĩ.
B Do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược của hai cường quốc.
C Do cả hai nước đều muốn bá chủ thế giới.
D Mĩ trở thành cường quốc kinh tế và quân sự, muốn thiết lập trật tự “đơn cực”.
- Câu 27 : Sự kiện nào đánh dấu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
A I. Gagarin bay vòng quanh trái đất.
B N. Amstrong đặt chân lên mặt trăng.
C Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
D Laika – sinh vật sống đầu tiên bay vào vũ trụ.
- Câu 28 : Nhật Bản kí Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật nhằm mục đích gì?
A Nhật Bản muốn lợi dụng vốn kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế.
B Hình thành liên minh Mĩ – Nhật chống các nước xã hội chủ nghĩa.
C Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật.
D Mĩ muốn biến Nhật trở thành căn cứ quân sự.
- Câu 29 : Đâu không phải là lí do đế quốc Pháp chọn Đà Nẵng là mục tiêu tấn công nước ta đầu tiên?
A Gần đồng bằng Nam – Ngãi.
B Là vựa lúa lớn của Việt Nam.
C Gần kinh thành Huế.
D Cảng biển sâu, rộng.
- Câu 30 : Quan hệ Việt Nam và ASEAN trong giai đoạn 1967-1973 là
A hợp tác.
B đối thoại.
C đối đầu.
D thân thiện.
- Câu 31 : Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám 1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
A Nhân nhượng với kẻ thù.
B Luôn mềm dẻo trong đấu tranh.
C Mềm dẻo nhưng kiên quyết trong đấu tranh.
D Cương quyết trong đấu tranh.
- Câu 32 : Ý nào sau đây phản ánh đúng nội dung của Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946)?
A Chính phủ Mĩ công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự do.
B Chính phủ Mĩ công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.
C Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.
D Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.
- Câu 33 : So với tư sản, hoạt động của tiểu tư sản sau chiến tranh thế giới thứ nhất có điểm khác biệt nào?
A Mục tiêu đấu tranh triệt để.
B Phương pháp đấu tranh bí mật.
C Đông đảo quần chúng tham gia
D Lực lượng lãnh đạo tiên tiến.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12