Đề thi HK 2 môn Lịch sử lớp 12 THPT Việt Đức - Hà...
- Câu 1 : Thắng lợi nào đã mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam: kỉ nguyên độc lập dân tộc, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội?
A Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
B Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
C Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954.
D Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
- Câu 2 : Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, ngày 26 tháng 4 năm 1975 gắn liền với sự kiện nào?
A Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu.
B Quần đảo Trường Sa được giải phóng.
C Dương Văn Minh tuyến bố đầu hàng không điều kiện.
D Miền Nam hoàn toàn giải phóng.
- Câu 3 : Chiến dịch nào đã mở màn cho đại thắng mùa Xuân năm 1975?
A Trị Thiên.
B Tây Nguyên.
C Huế - Đà Nẵng.
D Hồ Chí Minh.
- Câu 4 : 10 giờ 45 phút ngày 30-4-1975, ở Sài Gòn diễn ra sự kiện gì?
A Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
B Xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập.
C Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.
D Năm cánh quân của ta tiến vào trung tâm Sài Gòn.
- Câu 5 : Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã đặt ra yêu cầu gì đối với Đảng và Nhà nước Việt Nam sau năm 1975?
A Điều chỉnh chính sách đối ngoại cho phù hợp.
B
Thay đổi theo xu thế chúng của thế giới.
C Đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
D Bắt kịp bước phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến của thời đại.
- Câu 6 : Sự kiện nào biểu hiện quá trình thống nhất đất nước về măt nhà nước Việt Nam sau 1975?
A Hội nghị Hiệp thương của đại biểu hai miền Bắc Nam tại Sài Gòn (11- 1975)
B Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất kí họp đầu tiên (24-6 đến 02-07-1976).
C Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước (25-04-1976)
D Đại hội lần thứ nhất Mặt trận tổ quốc Việt Nam (31/1 đến 4/2/1977).
- Câu 7 : Hình thức đấu tranh chống “Chiến tranh đặc biệt” được Bộ chính trị đề ra là
A đấu tranh vũ trang.
B đấu tranh chính trị.
C kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang.
D phá ấp chiến lược.
- Câu 8 : Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI (12/1986) xác định mục tiêu hướng tới của Việt Nam là gì?
A Làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh.
B Xây dựng Việt Nam dân chủ và giàu mạnh.
C Xây dựng nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
D Làm cho dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Câu 9 : Bộ chính trị có quyết định giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam trong thời gian nào?
A Huế - Đà Nẵng được giải phóng.
B Chiến dịch Huế - Đà Nẵng đang tiếp diễn.
C Chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn.
D Chiến dịch Tây Nguyên kết thúc.
- Câu 10 : Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân ta đã buộc Mĩ phải
A rút khỏi chiến tranh Việt Nam, rút hết quân về nước.
B tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.
C dùng thủ đoạn ngoại giao thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô để gây sức ép với ta.
D huy động quân đội các nước đồng minh của Mĩ tham chiến.
- Câu 11 : Ngày 25 - 04 - 1976 đã diễn ra sự kiện nào ở Việt Nam?
A Cuộc Tổng tuyển cử của cả nước lần thứ nhất.
B Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất.
C Cuộc Tổng tuyển cử của cả nước lần thứ hai.
D Hội nghị Hiệp thương thống nhất đất nước.
- Câu 12 : Thắng lợi quân sự quyết định trực tiếp đến việc kí hiệp định Pari về Việt Nam ngày 27-1-1973 là
A cuộc tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân 1968.
B cuộc tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân 1968 và miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ năm 1968.
C cuộc tiến công chiến lược 1972, chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12-1972.
D cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
- Câu 13 : Thất bại trong chiến lược chiến tranh nào mà Mĩ phải chấn nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta ở hội nghị Pari?
A Trong chiến tranh đặc biệt.
B Trong chiến tranh cục hộ.
C Trong Việt Nam hóa chiến tranh.
D Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.
- Câu 14 : Chiến thắng Vạn Tường (18-8-1965) đã chứng tỏ điều gì?
A Lực lượng vũ trang miền Nam đã trưởng thành.
B Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đủ sức đương đầu và đánh bại quân viễn chinh Mỹ.
C Cách mạng miền Nam đã giành thắng lợi trong việc đánh bại “chiến tranh cục bộ” của Mỹ.
D Quân viễn chinh Mỹ đã mất khả năng chiến đấu.
- Câu 15 : Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Việt Nam (1976-1985) là
A hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại.
B lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu.
C trình độ khoa học và công nghệ còn hạn chế, chưa thích ứng với xu thế chung của thế giới.
D sai lầm về chủ trương chính sách, chỉ đạo chiến lược và tổ chức của nhà nước.
- Câu 16 : Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của Việt Nam là gỉ?
A Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước.
B Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.
C Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam.
D Thống nhất nước nhà về mặt nhà nước.
- Câu 17 : Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời trong thời điểm lịch sử nào?
A Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7/1976)
B Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975)
C Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976)
D Trong Tuyên ngôn độc lập (02 - 09 – 1945)
- Câu 18 : Tại sao trong thực hiện đường lối đổi mới Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng đổi mới kinh tế?
A Tạo ra khả năng phát triển đất nước.
B Tạo ra bước đi vững chắc cho đất nước.
C Vật chất quyết định mọi vấn đề khác.
D Kinh tế là nền tảng, là cơ sở tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia.
- Câu 19 : Tinh thần “đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” với khí thế “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” là của chiến địch nào trong năm 1975?
A Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
B Chiến dịch Tây Nguyên.
C Chiến địch Huế - Đà Nẵng.
D Chiến dịch Tây Nguyên và Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
- Câu 20 : So với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), chiến dịch Hồ Chí Minh(1975) có sự khác gì về kết quả và ý nghĩa lịch sử?
A Đã đập tan hoàn tòan kế hoạch quân sự của địch.
B Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện để giành thắng lợi cuối cùng.
C Là mốc kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, chấm dứt ách thống trị của thực dân.
D Giải phòng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- Câu 21 : Chiến thắng Phước Long đã giúp Bộ Chính trị bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam với nội dung là
A giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.
B tiến hành tổng công kích – tổng khởi nghĩa giải phóng miền Nam trong năm 1976.
C nếu thời cơ đến thì lập tức giải phóng miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5 - 1975).
D đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975 - 1976).
- Câu 22 : Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 tháng 7 năm 1973 đã nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là
A hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B chuyển sang giai đoạn đấu tranh hòa bình để thống nhất đất nước.
C tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Câu 23 : Đâu là ý nghĩa quan trọng nhất của hiệp định Pari 1973?
A Đánh cho Mĩ cút, ngụy nhào.
B Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho Mĩ cút, ngụy nhào.
C Phá sản hoàn toàn chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ.
D Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho ngụy nhào.
- Câu 24 : Đại hội VI được Đảng Cộng sản Việt Nam đánh giá như thế nào?
A Chuẩn bị những tiền đề cần thiết để Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới.
B Đã thực sự mở ra một bước ngoặt trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta.
C Khắc phục khủng hoảng và tìm mọi cách đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.
D Tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
- Câu 25 : Một trong những bài học kinh nghiệm mà Đảng Cộng sản Việt Nam coi trọng trong công cuộc đổi mới đất nước là
A nâng cao năng lực lãnh đạo, tổ chức, tư tưởng của Đảng.
B kết hợp sức mạnh dân lộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.
C tư tưởng lấy dân làm gốc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
D tôn trọng quy luật phát triển khách quan của lịch sử.
- Câu 26 : Đường lối đổi mới của Đảng ta năm 1986 dựa trên nguyên lý nào?
A Chủ nghĩa Mác - Ăngghen - Lênin.
B Tư tưởng Hồ Chí Minh.
C Chủ nghĩa Mác - Lênin.
D Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Câu 27 : Sau đại thắng mùa Xuân 1975, khó khăn lớn nhất về chính trị của Việt Nam là gì?
A Chiến tranh kết thúc nhưng đất nước vẫn gánh chịu những hậu quả nặng nề.
B Số người thất nghiệp lên tới hàng triệu người.
C Hai miền Nam Bắc vẫn tồn tại hai hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.
D Miền Nam đã giải phóng nhưng những di hại của xã hội cũ vẫn tồn tại.
- Câu 28 : Sau khi hiệp định Pari ký kết, tình hình ở miền Nam như thế nào?
A Ta đã giành thắng lợi ở Tây Nguyên.
B Cả Mĩ Ngụy đều bị thất bại.
C Ta kết thúc thắng lợi về quân sự và ngoại giao.
D Mĩ đã “cút” nhưng ngụy chưa "nhào”.
- Câu 29 : Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã lần lượt trải qua các chiến dịch:
A Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.
B Huế - Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hồ Chí Minh.
C Tây Nguyên, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.
D Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hồ Chí Minh.
- Câu 30 : Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân khách quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975)
A Nhân dân ta nhận được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
B Miền Bắc hoàn thành xuất sắc vai trò nghĩa vụ hậu phương.
C Việt Nam nhận được sự ủng hộ, cổ vũ to lớn của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
D Sự đoàn kết trong liên minh chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương
- Câu 31 : Chiến thắng quân sự nào của ta làm phá sản về cơ bản “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?
A Chiến thắng Đồng Xoài.
B Chiến thắng Ấp Bắc.
C Chiến thắng Bình Giã.
D Chiến thắng Ba Gia.
- Câu 32 : Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cách mạng ở hai miền Nam – Bắc Việt Nam có thuận lợi cơ bản là
A các nước xã hội chủ nghĩa tiếp tục ủng hộ nước ta.
B đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
C cách mạng xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn.
D cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mĩ chấm dứt.
- Câu 33 : Nguyện vọng tha thiết nhất của nhân dân hai miền Nam Bắc Việt Nam sau năm 1975 là
A sớm được sum họp trong một đại gia đình, có một chính phủ thống nhất.
B giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
C hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế.
D đưa cả nước lên chủ nghĩa xã hội.
- Câu 34 : Điểm khác nhau giữa “Việt Nam hóa chiến tranh” và "Chiến tranh đặc biệt" là gì?
A Có sự phối hợp đáng kể của lực lượng chiến đấu Mĩ.
B Hình thức chiến tranh thực dân mới của Mĩ.
C Sử dụng lực lượng chủ yếu là quân ngụy.
D Dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự Mĩ.
- Câu 35 : Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) đã chứng tỏ
A bộ đội chủ lực của ta đủ khả năng đánh bại quân viễn chinh Mĩ.
B cách mạng miền Nam chuyển sang giai đoạn mới.
C quân ta đã đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ.
D bộ đội chủ lực của ta đủ khả năng đánh bại quân đồng minh của Mĩ.
- Câu 36 : Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam tháng 12 năm 1986 là
A đổi mới về kinh tế, chính trị, tổ chức, tư tưởng, văn hóa.
B đổi mới về kinh tế chính trị, văn hóa, tư tưởng.
C đổi mới về kinh tế, tổ chức, tư tưởng, ngoại giao,
D đổi mới về kinh tế, văn hóa, chính trị. ngoại giao.
- Câu 37 : Ngày 06-06-1969 gắn liền với sự kiện nào trong lịch sử dân tộc ta?
A Phái đoàn ta do Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến hội nghị Pari.
B Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc lần hai.
C Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời.
D Hội nghị cầp cao ba nước Đông Dương.
- Câu 38 : Nội dung nào không phải là ý nghĩa của cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ở Việt Nam (25/4/1976)
A Lần đầu tiên nhân dân cả nước được hưởng quyền bầu cử.
B Lần thứ hai cuộc tổng tuyển cử được tổ chức trong cả nước.
C Kết quả thắng lợi của 30 năm chiến tranh giữ nước (1945-1975).
D Là bước quan trọng trong sự thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
- Câu 39 : Điểm khác nhau của chiến lược “chiến tranh cục bộ” và chiến lược "chiến tranh đặc biệt” là gì?
A Sử dụng lực lượng: quân viễn chinh Mĩ, quân chư hầu và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.
B Sử dụng cố vấn Mĩ, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ.
C Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại cách mạng miền Nam.
D Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm mở rộng chiến tranh trên toàn Đông Dương.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12