Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý chuyên Hạ L...
- Câu 1 : Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có li độ, cùng tần số, có li độ dao động lần lượt là \({x_1} = {A_1}\cos \omega t\) và \({x_2} = {A_2}\cos \omega t\). Biên độ dao động của vật là:
A. A1+A2
B. \(\sqrt {A_1^2 + A_2^2} \)
C. \(\frac{{{A_1} + {A_2}}}{2}\)
D. \(\left| {{A_1} - {A_2}} \right|\)
- Câu 2 : Đơn vị của điện dung là
A. Cu-lông.
B. Vôn trên mét.
C. Vôn.
D. Fara.
- Câu 3 : Mắc ampe kế nhiệt xoay chiều nối tiếp với một đoạn mạch thì thấy ampe kế chỉ 1 A. Cường độ dòng điện cực đại của đoạn mạch này là
A. 2 A.
B. \(2\sqrt 2 \)A
C. \(\sqrt 2 \)A
D. 1 A.
- Câu 4 : Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều là dựa trên
A. hiện tượng cảm ứng điện từ
B. hiện tượng tự cảm
C. từ trường quay
D. hiện tượng quang điện
- Câu 5 : Một nguồn điện có suất điện động \(\xi \), công của lực lạ trong nguồn điện là A, điện tích dương dịch chuyển bên trong nguồn là q. Mối liên hệ giữa chúng là
A. \(\xi = q.A\)
B. \(A = q\xi \)
C. \(A = {q^2}\xi \)
D. \(q = A.\xi \)
- Câu 6 : Trong mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp. ZL, ZC lần lượt là cảm kháng và dung kháng thì tổng trở Z xác định theo công thức
A. \(Z = \sqrt {{R^2} + Z_L^2 - Z_C^2} \)
B. \(Z = \sqrt {{R^2} - {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} \)
C. \(Z = \sqrt {{R^2} - {{\left( {{Z_L} + {Z_C}} \right)}^2}} \)
D. \(Z = \sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} \)
- Câu 7 : Đơn vị đo của mức cường độ âm là
A. Ben (B)
B. Oát trên mét (W/m)
C. Jun trên mét vuông (J/m2)
D. Oát trên mét vuông (W/m2)
- Câu 8 : Tốc độ cực đại của dao động điều hòa có biên độ A và tần số \(\omega \) là
A. \(\omega .{A^2}\)
B. \({\omega ^2}A\)
C. \({\left( {\omega A} \right)^2}\)
D. \(\omega A\)
- Câu 9 : Các đặc trưng sinh lý của âm gồm
A. độ to, độ cao và cường độ âm
B. độ to, âm sắc và mức cường độ âm
C. độ cao, âm sắc và mức cường độ âm
D. độ cao, độ to và âm sắc
- Câu 10 : Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây với vận tốc v và bước sóng . Hệ thức đúng là
A. \(v = \frac{f}{\lambda }\)
B. \(v = \lambda .f\)
C. \(v = 2\pi f\lambda \)
D. \(v = \frac{\lambda }{f}\)
- Câu 11 : Khi dòng điện chạy qua đoạn mạch ngoài nối giữa hai cực của nguồn thì các hạt mang điện chuyển động có hướng dưới tác dụng của
A. lực lạ
B. lực điện trường
C. lực Cu-lông
D. lực hấp dẫn
- Câu 12 : Hạt tải điện trong chất điện phân là
A. electron, ion dương và ion âm
B. electron tự do
C. ion dương
D. ion dương và ion âm
- Câu 13 : Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Vận tốc của vật
A. biến thiên điều hòa theo thời gian.
B. là hàm bậc hai của thời gian.
C. luôn có giá trị không đổi.
D. luôn có giá trị dương.
- Câu 14 : Cho mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp, tổng trở của cả mạch là Z, cường độ dòng điện chạy trong mạch là i = I 0 coswt và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là u = U 0 cos (wt +j). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là
A. \(P = I_o^2Z\)
B. \(P = \frac{{{U_o}{I_o}}}{2}\cos \varphi \)
C. \(P = RI_o^2\)
D. \(P = {U_o}{I_o}\cos \varphi \)
- Câu 15 : Một con lắc lò xo có tần số dao động riêng f0 . Khi tác dụng vào nó một ngoại lực biến thiên tuần hoàn có tần số f thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Hệ thức nào sau đây đúng?
A. f=2fo
B. f=fo
C. f=0,5fo
D. f=4fo
- Câu 16 : Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox với phương trình \(u = 2\cos \left( {40\pi t - \pi x} \right)(mm)\) . Biên độ của sóng này là
A. πmm
B. 4mm
C. 2mm
D. 40πmm
- Câu 17 : Trên một sợi dây dài 80cm với hai đầu cố định, đang có sóng dừng, người ta đếm được hai bụng song. Bước sóng của sóng dừng trên dây là
A. 20cm
B. 160cm
C. 40cm
D. 80cm
- Câu 18 : Tại một nơi trên Trái Đất, con lắc đơn có chiều dài l, dao động với chu kỳ T. Nếu tăng chiều dài l của con lắc lên 4 lần thì chu kì l
A. \(\sqrt 2 T\)
B. T
C. 4T
D. 2T
- Câu 19 : Một điện trường đều có phương song song với cạnh huyền BC của một tam giác vuông ABC, chiều từ B đến C và cường độ 3000 V/m, biết AB = 6cm , AC = 8 cm. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và C là:
A. 240 V.
B. –192 V.
C. 192 V.
D. –240 V.
- Câu 20 : Một nguồn điểm O có công suất không đổi P, phát sóng âm trong một môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm. Hai điểm A và B nằm trên hai phương truyền sóng vuông góc với nhau và đi qua O. Biết mức cường độ âm tại A là 40 dB. Nếu công suất của nguồn được tăng thêm 63P, nhưng không đổi tần số, rồi cho một máy thu di chuyển trên đường thẳng đi qua A và B. Mức cường độ âm lớn nhất và máy thu thu được là 60 dB. Khi công suất của nguồn là P thì mức cường độ âm tại B có giá trị là
A. 27,5 dB.
B. 37,5 dB.
C. 25,5 dB.
D. 15,5 dB.
- Câu 21 : Một nhà máy điện gồm hai tổ máy có cùng công suất P, hoạt động đồng thời. Điện sản xuất ra được đưa qua đường dây và truyền đến nơi tiêu thụ với hiệu suất là 80%. Biết điện áp ở hai đầu đường dây và điện trở trên dây không đổi. Nếu chỉ có một tổ máy hoạt động thì hiệu suất truyền tải là
A. 85%.
B. 87,5%.
C. 90%.
D. 75%.
- Câu 22 : Một vật có khối lượng m=100g dao động điều hòa theo phương trình có dạng \(x = A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right).\) Biết đồ thị lực kéo về F(t) biến thiên theo thời gian như hình vẽ. Phương trình dao động của vật là
A. \(x = 4\cos \left( {\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)cm\)
B. \(x = 2\cos \left( {2\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)cm\)
C. \(x = 4\cos \left( {\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)cm\)
D. \(x = 2\cos \left( {2\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)cm\)
- Câu 23 : Tại nơi có gia tốc trọng trường g=9,8m/s2, một con lắc đơn có chiều dài dây treo l (m), đang dao động điều hòa với biên độ góc 0,1rad. Ở vị trí có li độ góc 0,05rad, vật nhỏ của con lắc có tốc độ là
A. 37,96cm/s
B. 2,71 cm/s
C. 1,6m/s
D. 27,1 cm/s
- Câu 24 : Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha với tần số 30Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B lần lượt những khoảng d1 = 21cm, d 2 = 25cm , sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB còn hai dãy không dao động. Vận tốc truyền sóng có trên mặt nước là
A. 30 cm/s.
B. 40 cm/s.
C. 60 cm/s.
D. 80 cm/s.
- Câu 25 : Đoạn mạch xoay chiều có điện áp \(u = 120\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)(V)\) và cường độ dòng điện chạy qua có biểu thức \(i = \sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)(A)\) . Công suất của đoạn mạch xấp xỉ bằng
A. 147W
B. 103,9W
C. 73,5W
D. 84,9W
- Câu 26 : Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox với phương trình \(x = 4\cos \left( {\omega t + \frac{{2\pi }}{3}} \right)cm\) . Trong giây đầu tiên kể từ t=0, vật đi được quãng đường 4cm. Trong giây thứ 2018 vật đi được quãng đường là
A. 3cm
B. 4cm
C. 2cm
D. 6cm
- Câu 27 : Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200 V vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C nối tiếp. Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm thuần là 240 V, giữa hai bản của tụ điện là 120 V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần là
A. 160V
B. 120V
C. 80V
D. 200V
- Câu 28 : Một khung dây dẫn hình chữ nhật có 100 vòng dây, diện tích mỗi vòng dây là 125 cm2. Cho khung dây quay đều quanh một trục đối xứng (thuộc mặt phẳng của khung) với tốc độ góc 100p rad/s, trong từ trường đều có vecto cảm ứng từ vuông góc với trục quay và có độ lớn cảm ứng từ là 0,4T. Suất điện động hiệu dụng giữa hai đầu khung dây xấp xỉ bằng
A. 220 V.
B. 314 V.
C. 111 V.
D. 157 V.
- Câu 29 : Cho mạch điện như hình vẽ. Bỏ qua điện trở của dây nối vàam pe kế, nguồn điện có suất điện động và điện trở trong lần lượt là \(\xi = 30V,r = 3\Omega \) ;các điện trở có giá trị là R1=12Ω, R2=36Ω, R3=18Ω.
A. 0.74A
B. 0,65A
C. 0,5A
D. 1A
- Câu 30 : Trên mặt chất lỏng, có hai nguồn kết hợp S1 và S2 cách nhau 15cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là \({u_{S1}} = {u_{S2}} = 2\cos \left( {10\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)(mm)\) . Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 20cm/s. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Trên đường thẳng vuông góc với S1S2 tại S2 lấy điểm M sao cho MS1=25cm và MS2=20cm. Điểm A và B lần lượt nằm trong đoạn S2M với A gần S2 nhất, B xa S2 nhất, đều có tốc độ dao động cực đại bằng 12,57cm/s. Khoảng cách AB là:
A. 14,71cm
B. 6,69cm
C. 13,55cm
D. 8,00cm
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất