Đề thi khảo sát THPT QG năm 2019 môn Vật lý Sở GD&...
- Câu 1 : Một chất điểm dao động với phương trình \(x = 4\cos 4\pi t\) (cm). Biên độ dao động của chất điểm là
A. 4cm
B. 4πcm
C. 2cm
D. 8cm
- Câu 2 : Đặt điện áp \(u = {U_o}\cos \omega t\) vào hai đầu một mạch điện nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Tổng trở của đoạn mạch là
A. \(\sqrt {{R^2} + {{\left( {L\omega + \frac{1}{{C\omega }}} \right)}^2}} \)
B. \(\sqrt {R + L\omega + \frac{1}{{C\omega }}} \)
C. \(\sqrt {{R^2} + {{\left( {L\omega - \frac{1}{{C\omega }}} \right)}^2}} \)
D. \(R + L\omega + \frac{1}{{C\omega }}\)
- Câu 3 : Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau mang năng lượng khác nhau.
B. Ánh sáng được tạo thành từ các hạt, gọi là phôtôn.
C. Không có phô tôn ở trạng thái đứng yên.
D. Phôtôn bay với tốc độ c=3.108 m/s dọc theo các tia sáng.
- Câu 4 : Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k. Tần số dao động riêng của con lắc là
A. \(2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \)
B. \(\sqrt {\frac{k}{m}} \)
C. \(\sqrt {\frac{m}{k}} \)
D. \(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} \)
- Câu 5 : Trong hiện tượng giao thoa của hai nguồn sóng cùng tần số và cùng pha. Biết \(\lambda\) là bước sóng, k là số nguyên. Những điểm tại đó biên đọ dao động cực tiểu là những điểm mà hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn truyền tới bằng
A. \(\left( {2k + 1} \right)\lambda \)
B. \(\left( {k + 0,5} \right)\frac{\lambda }{2}\)
C. \(\left( {k + 0.5} \right)\lambda \)
D. \(k\lambda \)
- Câu 6 : Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch chứa R, cuộn thuần cảm và tụ điện mắc nối tiếp. Gọi cảm kháng và dung kháng trong mạch lần lượt là ZL và ZC. Hệ số công suất tiêu thụ của đoạn mạch là
A. \(\frac{R}{{{Z_L} - {Z_C}}}\)
B. \(\frac{R}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} }}\)
C. \(\frac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R}\)
D. \(\frac{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} }}{R}\)
- Câu 7 : Một sóng cơ học có tần số f lan truyền trong môi trường đàn hồi với tốc độ v, khi đó bước sóng được tính bằng
A. \(\frac{f}{v}\)
B. \(\frac{v}{f}\)
C. \(\frac{{vf}}{{2\pi }}\)
D. \(\frac{{2\pi f}}{v}\)
- Câu 8 : Quang điện ( ngoài ) là hiện tượng eelectron bật ra khỏi
A. kim loại khi ion dương đập vào.
B. kim loại bị nung nóng.
C. nguyên tử khi va chạm với nguyên tử khác.
D. kim loại khi bị chiếu sáng.
- Câu 9 : Trong mạch dao động LC lí tưởng, hệ số tự cảm L và điện dung C. Tốc độ truyền ánh sáng trong chân không là c. Bước sóng mà mạch này có thể phát ra được tính theo công thức
A. \(\lambda = 2\pi C\sqrt {cL} \)
B. \(\lambda = c\sqrt {LC} \)
C. \(\lambda = \pi \sqrt {LC} \)
D. \(\lambda = 2\pi c\sqrt {LC} \)
- Câu 10 : Khi chiếu ánh sáng đơn sắc màu lục vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thế là ánh sáng
A. màu đỏ.
B. màu vàng.
C. màu cam.
D. màu lam.
- Câu 11 : Mắc điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm L vào điện áp xoay chiều \(u = {U_o}\cos \omega t\) . Biết \(\omega = \frac{R}{L}\), cường độ dòng điện tức thời trong mạch
A. trễ pha \(\frac{\pi }{4}\) so với điện áp u
B. trễ pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp u
C. sớm pha \(\frac{\pi }{4}\) so với điện áp u
D. sớm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp u
- Câu 12 : Các bức xạ có tần số giảm dần theo thứ tự:
A. Tia X, tia tử ngoại, ánh sang nhìn thấy, tia hồng ngoại.
B. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia X.
C. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X, ánh sáng nhìn thấy.
D. Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại,tia X.
- Câu 13 : Biết công thoát êlectron của các kim loại bạc, canxi, kali và đồng lần lượt là 4,78eV; 2,89eV; 2,26eV và 4,14eV. Lấy h=6,625.10-34J.s, c=3.108m/s, 1eV=1,6.10-19 J. Chiếu bức xạ có bước sóng 0,33µm vào bề mặt các kim loại trên, hiện tượng quang điện xảy ra ở
A. canxi và bạc
B. bạc và đồng.
C. ka li và đồng.
D. kali và canxi
- Câu 14 : Năng lượng của phôton một ánh sáng đơn sắc là 2,0eV. Cho h=6,625.10-34J.s, c=3.108m/s, 1eV=1,6.10-19 J. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc có giá trị xấp xỉ bằng
A. 0,60µm
B. 0,46µm
C. 0,57µm
D. 0,62µm
- Câu 15 : Đặt điện áp tức thời \(u = U\sqrt 2 \cos \omega t\) vào hai đầu tụ điện có điện dung C. Biểu thức cường độ dòng điện tức thời là
A. \(i = \frac{{U\sqrt 2 }}{{C\omega }}\cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{2}} \right)\)
B. \(i = \frac{{U\sqrt 2 }}{{C\omega }}\cos \left( {\omega t - \frac{\pi }{2}} \right)\)
C. \(i = UC\omega \sqrt 2 \cos \left( {\omega t - \frac{\pi }{2}} \right)\)
D. \(i = UC\omega \sqrt 2 \cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{2}} \right)\)
- Câu 16 : Một vật nhỏ dao động với phương trình \(x = 2\cos \left( {10\pi t + \varphi } \right)\) (cm). Tại thời điểm ban đầu ( to=0) li độ của vật là xo=1cm và chuyển động ngược chiều dương. Giá trị của \(\varphi \) là
A. \(\frac{\pi }{6}\)
B. - \(\frac{\pi }{6}\)
C. \(\frac{\pi }{3}\)
D. - \(\frac{\pi }{3}\)
- Câu 17 : Cho ngưỡng nghe của âm là 0,1nW/m2. Tại một điểm có mức cường độ âm là 90 dB thì cường độ âm bằng :
A. 0,1mW/m2
B. 0,1GW/m2
C. 0,1nW/m2
D. 0,1W/m2
- Câu 18 : Đài phát hanh VOV Hà Nội được phát trên tần số 91Mhz, Sóng điện từ này thuộc loại
A. sóng ngắn.
B. sóng dài.
C. sóng trung.
D. sóng cực ngắn.
- Câu 19 : Một con lắc đơn có chiều dài l=0,8m, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g=9,8m/s2, với biên độ góc \({\alpha _o}\) =9o. Trong quá trình dao động, tốc độ cực đại của vật nhỏ gần nhất với giá trị
A. 0,47m/s
B. 1,1 m/s
C. 31,5 m/s
D. 0,75 m/s
- Câu 20 : Một tia sáng đi từ không khí vào một môi trường trong suốt có chiết suất \(n = \sqrt 2 \) . Biết góc khúc xạ bằng 30o, góc tới có giá trị bằng
A. 45o
B. 60o
C. 30o
D. 90o
- Câu 21 : Rôto của máy phát điện xoay chiều một pha quay với tốc độ 750 vòng/phút, cho dòng điện xoay chiều có tần số 50Hz. Số cặp cực của Rôto là
A. 16
B. 4
C. 2
D. 8
- Câu 22 : Mắc điện trở R=14W vào nguồn điện có suất điện động E=6V, điện trở trong r=1W tạo thành mạch kín. Cường độ dòng điện trong mạch là
A. 0,40 A
B. 0,42A
C. 0,46 A
D. 2,50A
- Câu 23 : Vật nhỏ trong con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kỳ 0,4s. Trong mỗi chu kì dao động, thời gian lò xo bị giãn lớn gấp hai lần thời gian lò xo bị nén. Lấy g=π2m/s2. Biên độ dao động của con lắc bằng
A. 4cm
B. 1cm
C. 8cm
D. 2cm
- Câu 24 : Mắc nối tiếp: điện trở thuần, cuộn dây không thuần cảm và tụ điện vào điện áp \(u = 65\sqrt 2 \cos 100\pi t(V)\) thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở, cuộn dây và tụ điện lần lượt là 13V, 13V và 65 V. Hệ số công suất của cuộn dây là
A. \(\frac{{5}}{{13}}\)
B. \(\frac{{12}}{{13}}\)
C. \(\frac{{15}}{{17}}\)
D. \(\frac{{2}}{{5}}\)
- Câu 25 : Cho mạch điện như hình vẽ: điện trở R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện có điện dung thay đổi được, vô kế V1 và V2 lí tưởng. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều có tần số và điện áp hiệu dụng không đổi. Nếu điện dung của tụ điện giảm xuống từ giá trị \(C = \frac{1}{{{\omega ^2}L}}\) thì
A. số chỉ của hai vôn kế đều tăng
B. số chỉ V1 giảm, số chỉ V2 tăng
C. số chỉ hai vôn kế đều giảm
D. số chỉ V1 tăng, số chỉ V2 giảm
- Câu 26 : Cho bán kính Bo ro=5,3.10-11 m, hằng số Cu-lông k=9.109Nm2/C2, điện tích nguyên tố e=1,6.10-19C và khối lượng êlectron m=9,1.10-31 kg. Trong nguyên tử hiđrô, nếu coi chuyển động tròn đều quanh hạt nhân ở quỹ đạo L, tốc độ góc của êlectron là
A. 0,5.106rad/s
B. 2,4.106 rad/s
C. 4,6.106 rad/s
D. 1,5.106 rad/s
- Câu 27 : Hai nguồn sóng A, B cách nhau 19 cm dao động theo phương vuông góc với mặt thoáng của chất lỏng với phương trình là \({u_A} = {u_B} = a\cos 20\pi t\) ( với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt thoáng là 40cm/s. M là điểm ở mặt thoáng gần A nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại cùng pha với nguồn. Khoảng cách MA bằng
A. 3cm
B. 2cm
C. 4cm
D. 5cm
- Câu 28 : Cứ sau khoảng thời gian ngắn nhất là \(\Delta t\)=0,15s thì thế năng đàn hồi của lò xo dao động theo phương ngang lại bằng nửa thế năng đàn hồi cực đại của nó. Chu kì dao động của con lắc này là
A. 0,60s
B. 0,90s
C. 0,15s
D. 0,30s
- Câu 29 : Một máy biến áp lí tưởng cung cấp công suất 4kW có điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp là 220V. Nối hai đầu cuộn thứ cấp với đường dây tải điện có điện trở bằng 2W. Điện áp hiệu dụng ở cuối đường dây tải điện là
A. 201,8V
B. 183,7V
C. 18,2V
D. 36,3V
- Câu 30 : Một sợi dây đàn hồi có chiều dài 2m một đầu gắn với điểm cố định, đầu kia dao động với tần số 100Hz theo phương vuông góc với dây. Khi đó, trên dây có sóng dừng với 5 bụng ( hai đầu dây coi là hai nút). Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 40m/s
B. 80m/s
C. 65m/s
D. 50m/s
- Câu 31 : Sóng cơ lan truyền trên dây, qua hai điểm M và N cách nhau 100cm. Dao động tại M sớm pha hơn dao động tại N là \(\frac{\pi }{3} + k\pi \) ( k=0,1,2,..). Giữa M và N chỉ có 4 điểm mà dao động lệch pha \(\frac{\pi }{2}\) so với dao động tại M. Biết tần số sóng bằng 20Hz. Tốc độ sóng bằng 20Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây gần nhất với giá trị
A. 925cm/s
B. 1090cm/s
C. 800cm/s
D. 900cm/s
- Câu 32 : Trên mặt phẳng nhẵn nằm ngang có hai lò xo có độ cứng k và chiều dài tự nhiên 25cm. Gắn một đầu lò xo vào giá đỡ I cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ A, B có khối lượng lần lượt là m và 4m ( hình vẽ). Ban đầu A và B được giữ đứng yên sao cho lò xo gắn với A dãn 5cm, lò xo gắn với B nén 5cm. Đồng thời buông tay để các vật dao động, khi đó khoảng cách nhỏ nhất giữa A và B gần nhất với giá trị
A. 40cm
B. 50cm
C. 45cm
D. 55cm
- Câu 33 : Chiếu chùm sáng đơn sắc, mảnh có bước sóng 600nm vào khối chất trong suốt có chiết suất n=1,5 gồm hai mặt phân cách song song bán mạ, dày d=2mm ( tia sáng đến mặt phân cách, một phần phản xạ, một phần khúc xạ). Khi góc tới là 9o, người ta hứng chùm tia ló 3, 4 ( hình vẽ ) cho đi vào hai khe của một thí nghiệm Y-âng với khoảng cách giữa hai khe bằng độ rộng của chùm tia ló. Biết khoảng cách từ màn chắn chứa hai khe đến mà quan sát bằng 2m. Khoảng vân ở treeb màn quan sát bằng
A. 2,90mm
B. 2,50mm
C. 5,71mm
D. 1,45mm
- Câu 34 : Mắc nối tiếp: điện trở R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C thỏa mãn 4L=R2C vào điện áp xoay chiều có tần số thay đổi được có tần số thay đổi được. Khi tần số bằng fo thì hệ số công suất của đoạn mạch bằng 0,8. Khi tần số bằng 0,5fo thì hệ số công suất của đoạn mạch gần nhất với giá trị
A. 0,80
B. 0,86
C. 0,50
D. 0,71
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất