Đề thi giữa HK2 môn Hóa học 9 năm 2021- Trường THC...
- Câu 1 : Trong phòng thí nghiệm có thể thu khí CH4 bằng cách nào?
A. Đẩy không khí (ngửa bình)
B. Đẩy axit
C. Đẩy nước (úp bình)
D. Đẩy bazo
- Câu 2 : Phi kim nào có mức độ hoạt động hóa học yếu nhất?
A. Flo
B. Clo
C. Oxi
D. Silic
- Câu 3 : Khi điều chế trong phòng thí nghiệm, clo được thu bằng cách nào?
A. dẫn khí clo vào một bình nút bằng bông tẩm dung dịch NaOH đặc
B. dẫn khí clo vào một bình được đậy bằng một miếng bìa.
C. dời chỗ của nước
D. dẫn clo vào một bình úp ngược
- Câu 4 : Cho các nguyên tố sau: Mg, Al, K, Na. Thứ tự tăng dần tính kim loại từ trái qua phải là:
A. A l< Mg < Na < K
B. Mg < Al < Na < K
C. Al < Na < Mg < K
D. Mg < Al < K < Na
- Câu 5 : Số chất đồng phân của nhau có cùng CTPT C3H8O và chỉ chứa liên kết đơn trong phân tử là bao nhiêu?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 6 : Điều kiện để phản ứng giữa Metan và Clo xảy ra là gì?
A. Có bột sắt làm xúc tác
B. Có axit làm xúc tác
C. Có nhiệt độ
D. Có ánh sáng
- Câu 7 : Một trong những quá trình nào sau đây không sinh ra khí cacbonic?
A. Đốt cháy khí đốt tự nhiên
B. Sản xuất vôi sống
C. Sản xuất vôi tôi
D. Quang hợp của cây xanh
- Câu 8 : Cách sắp xếp nào sau đây là đúng theo chiều tính kim loại giảm dần?
A. Na, Mg, Al, K
B. K, Na, Mg, Al
C. Al, K, Na, Mg
D. Mg, K, Al, Na
- Câu 9 : Cách sắp xếp nào sau đây là đúng theo chiều tính phi kim tăng dần?
A. As, P, N, O, F
B. O,F,N, As, P
C. F, O, As, P, N
D. N, P, F, O, As
- Câu 10 : Khí C2H2 có lẫn CO2, SO2 và hơi nước. Để thu C2H2 tinh khiết có thể dùng cách nào sau đây là tốt nhất?
A. Cho hỗn hợp qua dung dịch NaOH dư
B. Cho hỗn hợp qua dung dịch nước brom dư
C. Cho hỗn hợp qua bình chứa dung dịch brom sau đó cho qua dung dịch NaOH
D. Cho hỗn hợp qua dung dịch KOH dư sau đó qua H2SO4 đặc
- Câu 11 : Thể tích không khí (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 0,1 mol benzen là bao nhiêu?
A. 74 lít
B. 82 lít
C. 84 lít
D. 86 lít
- Câu 12 : Hãy cho biết các đặc điểm ghi dưới đây, đặc điểm nào sai?
A. Metan tan vô hạn trong nước
B. Metan là chất khí không màu, không mùi nhẹ hơn không khí
C. Metan cháy cho ngọn lửa màu xanh và rất nóng
D. Phản ứng đặc trưng của metan là phản ứng thế
- Câu 13 : Phương pháp nào sau đây tốt nhất để phân biệt khí metan và khí etilen?
A. Dựa vào tỉ lệ thể tích khí oxi tham gia phản ứng cháy
B. Sự thay đôi màu của dung dịch Brom
C. So sánh khối lượng riêng
D. Thử tính tan trong nước
- Câu 14 : Bốn hidrocacbon: Metan, Etilen, Axetilen, Benzen có tính chất hóa học chung là gì?
A. Đều tác dụng được với dung dịch Brom
B. Đều tác dụng với khí clo
C. Đều cháy bởi oxi của không khí
D. Không có tính chất nào chung
- Câu 15 : Đồ vật làm bằng kim loại không bị gỉ trong điều kiện nào?
A. Để ở nơi có nhiệt độ cao
B. Ngâm trong nước lâu ngày
C. Sau khi dùng xong, rửa sạch lau khô
D. Ngâm trong dung dịch nước muối
- Câu 16 : Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. CH4, C2H6, CO2
B. C6H6, CH4, C2H5OH
C. CH4, C2H2, CO
D. C2H2, C2H6O, CaCO3
- Câu 17 : Dãy các chất nào sau đây đều là dẫn xuất của hidrocacbon?
A. C2H6O, CH4, C2H2, CH4
B. C2H4, C3H7Cl, CH4.
C. C2H6O, C3H7Cl, C2H5Cl
D. C2H6O, C3H8, C2H2
- Câu 18 : Hidrocacbon A có phân tử khối là 30 đvC. Công thức phân tử của A là gì?
A. CH4
B. C2H6
C. C3H8
D. C2H4
- Câu 19 : Sản phẩm chủ yếu của một hợp chất hữu cơ khi cháy là gì?
A. khí nito và hơi nước
B. khí cacbonic và khí hidro
C. khí cacbonic và cacbon
D. khí cacbonic và hơi nước
- Câu 20 : Khí etilen cho phản ứng đặc trưng là gì?
A. Phản ứng cháy
B. Phản ứng thế
C. Phản ứng cộng
D. Phản ứng phân hủy
- Câu 21 : Dẫn 0,1 mol khí axetilen qua dung dịch brom dư. Khối lượng brom tham gia phản ứng là bao nhiêu?
A. 16 gam
B. 20 gam
C. 26 gam
D. 32 gam
- Câu 22 : Hóa chất nào sau đây dùng để phân biệt 2 chất CH4, C2H4?
A. Dung dịch brom
B. Dung dịch phenolphtaletin
C. Qùi tím
D. Dung dịch bari clorua
- Câu 23 : Cho khí metan tác dụng với khí oxi theo phản ứng sau:CH4 + O2 → CO2 + H2O
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
- Câu 24 : Cho các chất sau: H2O, HCl, Cl2, O2, CO2. Khí metan phản ứng được với các chất nào?
A. H2O, HCl
B. Cl2, O2
C. HCl, Cl2
D. O2, CO2
- Câu 25 : Số công thức cấu tạo của C4H10 là bao nhiêu?
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
- Câu 26 : Số liên kết đơn trong C4H10 là bao nhiêu?
A. 10
B. 13
C. 14
D. 12
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 44 Rượu etylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 47 Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 Axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 46 Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 48 Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 50 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 Saccarozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52 Tinh bột và xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 53 Protein
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 54 Polime