Đề thi HK2 môn Vật lý 6 năm 2020 trường THPT Đoàn...
- Câu 1 : Hiện tượng nào dưới đây xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng của vật tăng.
B. Khối lượng của vật giảm.
C. Khối lượng riêng của vật tăng.
D. Khối lượng riêng của vật giảm.
- Câu 2 : Nhiệt kế nào dưới đây dùng để đo nhiệt độ của cơ thể người?
A. Nhiệt kế rượu.
B. Nhiệt kế y tế.
C. Nhiệt kế thủy ngân.
D. Cả 3 nhiệt kế trên đều không dùng được.
- Câu 3 : Trường hợp nào sau đây, không xảy ra sự nóng chảy?
A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước.
B. Đốt một ngọn nến.
C. Đốt một ngọn đèn dầu.
D. Đúc một cái chuông đồng.
- Câu 4 : Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?
A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.
B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
- Câu 5 : Sự bay hơi
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
B. Chỉ xảy ra ở trong lòng chất lỏng.
C. Xảy ra với tốc độ như nhau ở mọi nhiệt độ.
D. Chỉ xảy ra đối với một số chất lỏng.
- Câu 6 : Chỗ thắt ( chỗ uốn cong) của nhiệt kế y tế có công dụng:
A. Để làm đẹp.
B. Giữ cho mực thủy ngân không bị tụt xuống khi rút ra khỏi cơ thể người.
C. Hạn chế thủy ngân từ bầu tràn lên ống.
D. Để tiết kiệm thủy tinh.
- Câu 7 : Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là:
A. Sự ngưng tụ.
B. Sự bay hơi .
C. Sự đông đặc.
D. Sự nóng chảy.
- Câu 8 : Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực ?
A. Ròng rọc động.
B. Ròng rọc cố định.
C. Mặt phẳng nghiêng.
D. Đòn bẩy.
- Câu 9 : Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít, cách sắp xếp nào sau đây là đúng ?
A. Rắn, lỏng, khí.
B. Rắn, khí, lỏng.
C. Khí, lỏng, rắn.
D. Khí, rắn, lỏng.
- Câu 10 : Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng ?
A. Khối lượng của chất lỏng tăng.
B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.
C. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.
D. Thể tích chất lỏng tăng.
- Câu 11 : Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy ?
A. Bỏ một cục nước đá vào nước.
B. Đốt một ngọn đèn dầu.
C. Đúc một cái chuông đồng.
D. Đốt một ngọn nến.
- Câu 12 : Tốc độ bay hơi của một chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ?
A. Nhiệt độ.
B. Gió.
C. Thể tích chất lỏng.
D. Diện tích mặt thoáng .
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 24 Sự nóng chảy và sự đông đặc
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 25 Sự nóng chảy và sự đông đặc ( tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 27 Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 28 Sự sôi
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 30 Tổng kết chương 2 Nhiệt học
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 26 Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 29 Sự sôi (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 23 Thực hành đo nhiệt độ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 22 Nhiệt kế - Nhiệt giai
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 2 Đo độ dài (tiếp theo)