Đề thi HK1 môn Vật Lý 11 năm 2020 trường THPT Thoạ...
- Câu 1 : Khi tăng đồng thời chiều dài của một dây đồng chất lên 2 lần và giảm tiết diện của dây đi 2 lần thì điện trở của dây kim loại
A. Không đổi
B. Tăng lên 2 lần
C. giảm đi 4 lần
D. tăng lên 4 lần
- Câu 2 : Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về một vật nhiễm điện?
A. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.
B. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm electron.
C. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa electron.
D. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron.
- Câu 3 : Hồ quang điện là
A. Quá trình phóng điện tự lực trong chất khí ở áp suất rất cao.
B. Quá trình phóng điện tự lực trong chất khí ở áp suất thường hay thấp.
C. Quá trình phóng điện không tự lực trong chất khí.
D. Quá trình phóng điện tự lực trong chất khí ở áp suất cao.
- Câu 4 : Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50(V).50(V). Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng gấp hai lần thì
A. Điện dung của tụ điện giảm đi hai lần.
B. Điện dung của tụ điện tăng lên bốn lần.
C. Điện dung của tụ điện tăng lên hai lần.
D. Điện dung của tụ điện không thay đổi.
- Câu 5 : Trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần, với thời gian như nhau, nếu cường độ dòng điện giảm 2 lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên mạch :
A. tăng 2 lần.
B. giảm 4 lần
C. tăng 4 lần
D. Giảm 1/2 lần.
- Câu 6 : Một nguồn điện có suất điện động 12V, khi mắc nguồn điện này với một bóng đèn để thành mạch điện kín thì nó cung cấp một dòng điện có cường độ 0,8A. Công của nguồn điện này sinh ra trong 15 phút là bao nhiêu ?
A. 8640J
B. 864J
C. 180J
D. 144J
- Câu 7 : Một mạch điện gồm nguồn điện có ξ=6V,r=2Ω, mạch ngoài có R1=5Ω,R2=10Ω,R3=3Ω mắc nối tiếp với nhau tạo thành mạch kín. Điện trở của toàn mạch là bao nhiêu ?
A. 8Ω.
B. 20Ω.
C. 18Ω.
D. 15Ω.
- Câu 8 : Một điện tích q=1μC đặt trong điện trường của một điện tích điểm Q, chịu tác dụng của lực F=0,02N, biết rằng hai điện tích đặt cách nhau một khoảng r=18cm. Cường độ điện trường E tại điểm đặt điện tích q là bao nhiêu ?
A. 4.10−4(V/m).
B. 4.104(V/m).
C. 2.10−4(V/m).
D. 2.104(V/m).
- Câu 9 : Một nguồn điện có suất điện động 12V, khi mắc nguồn điện này với một bóng đèn để thành mạch điện kín thì nó cung cấp một dòng điện có cường độ 0,8A. Công suất của nguồn điện là bao nhiêu ?
A. 180W
B. 12W
C. 15W
D. 9,6W
- Câu 10 : Khi hai điện trở giống nhau mắc song song vào một hiệu điện thế U không đổi thì công suất tiêu thụ của chúng là 20(W).Nếu mắc chúng nối tiếp rồi mắc vào hiệu điện thế nói trên thì công suất tiêu thụ của chúng là
A. 40W
B. 5W
C. 8W
D. 10W
- Câu 11 : Một electron di chuyển được đoạn đường 1cm, dọc theo đường sức điện, dưới tác dụng của lực điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường 100V/m. Tìm công của lực điện
A. 1,6.1020J.
B. −1,6.1020J.
C. −1,6.10−20J.
D. 1,6.10−20J.
- Câu 12 : Hai dây dẫn, khi mắc nối tiếp thì có điện trở tương đương gấp 4,5 lần khi mắc song song. Tỉ số điện trở của hai dây là
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
- Câu 13 : Hai điện tích điểm giống nhau đặt cách nhau 5cm trong chân không. Lực hút giữa chúng là F=1,8.10−4N, thì hai điện tích q1,q2 đó :
A. trái dấu, độ lớn là 5√2.10−9C
B. trái dấu, độ lớn là 2.10−9C
C. cùng dấu, độ lớn là 5√2.10−9C
D. cùng dấu, độ lớn là 2.10−9C
- Câu 14 : Một mạch điện gồm nguồn điện có ξ=12,5V, r=0,4Ω, mạch ngoài có bóng đèn Đ2 có ghi mắc nối tiếp với biến trở Rb. Sau đó mắc chúng song song với đèn Đ1 có ghi 12V−6W. Khi đèn sáng bình thuowngfthif biến trở Rb chỉ giá trị 8Ω.. Hiệu suất của nguồn điện là bao nhiêu ?
A. 0,96%.
B. 96%.
C. 0,8%.
D. 80%.
- Câu 15 : Xét một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E , điện trở trong r và điện trở mạch ngoài RN. Hiệu điện thế mạch ngoài được xác định bởi biểu thức nào sau đây?
A. UN = I.r
B. UN = I(RN+r)
C. UN = E−I.r
D. UN = E+I.r
- Câu 16 : Hai điện tích điểm q1 và q2 khi đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. q1 đặt rất gần q2
B. q1 cùng dấu với q2
C. q1 dương, q2 âm
D. q1 âm, q2 dương
- Câu 17 : Điện dung của tụ điện có đơn vị là
A. Vôn (V)
B. Oát (W)
C. Fara (F)
D. Ampe (A)
- Câu 18 : Mắc nối tiếp 3 pin giống nhau, biết mỗi pin có suất điện động 3V và điện trở trong 1Ω. Suất điện động và điện trở trong của bộ pin là
A. 9V và 9Ω
B. 9V và 3Ω
C. 3V và 9Ω
D. 3V và 3Ω
- Câu 19 : Mối liên hệ giữa hiệu điện thế UMN và hiệu điện thế UNM là
A. UMN = UNM
B. UMN = 1/UNM
C. UMN = −UNM
D. UMN = −1/UNM
- Câu 20 : Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tác dụng của dòng điện?
A. Acquy làm cho bóng đèn sợi đốt sáng lên biểu hiện tác dụng hóa học của dòng điện
B. Nam châm điện là một ví dụ về tác dụng từ của dòng điện
C. Hiện tượng điện giật là một tác dụng sinh lý của dòng điện.
D. Bàn là hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.
- Câu 21 : Trên một bóng đèn có ghi 220V – 100W. Công suất tiêu thụ định mức của bóng đèn là
A. 100W
B. 220W
C. 120W
D. 320W
- Câu 22 : Một điện tích điểm Q, cường độ điện trường tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r có độ lớn được xác định bởi biểu thức nào sau đây?
A. \(E = {9.10^9}.\frac{{\left| Q \right|}}{{{r^3}}}\)
B. \(E = {9.10^9}.\frac{{\left| Q \right|}}{{\sqrt r }}\)
C. \(E = {9.10^9}.\frac{{\left| Q \right|}}{r}\)
D. \(E = {9.10^9}.\frac{{\left| Q \right|}}{{{r^2}}}\)
- Câu 23 : Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về electron?
A. Electron là hạt mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10−19C
B. Electron là hạt có khối lượng m=9,1.10−31kg
C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm electron để trở thành ion.
D. Electron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác.
- Câu 24 : Một nguồn điện có suất điện động E, dòng điện qua nguồn có cường độ I, thời gian dòng điện qua mạch là t. Công suất của nguồn điện được xác định theo công thức
A. P = UI
B. P = EI
C. P = UIt
D. P = EIt
- Câu 25 : Một sợi dây đồng có điện trở 75Ω ở nhiệt độ 200C. Điện trở của sợi dây đó ở 700C là bao nhiêu? Biết hệ số nhiệt điện trở của đồng là α=0,04K−1
A. 60Ω
B. 70Ω
C. 80Ω
D. 90Ω
- Câu 26 : Một dây dẫn kim loại có điện lượng q=30C đi qua tiết diện của dây trong thời gian 2 phút. Số electron qua tiết diện của dây trong 1 giây là
A. 3,125.1018 hạt.
B. 15,625.1017 hạt.
C. 9,375.1018 hạt.
D. 9,375.1019 hạt.
- Câu 27 : Một bình điện phân đựng dung dịch AgNO3, cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là I=10A. Cho AAg=108(dvC), nAg=1. Lượng Ag bám vào catốt trong thời gian 16 phút 5 giây là:
A. 10,8(kg)
B. 10,8(g)
C. 0,54(g)
D. 1,08(g)
- Câu 28 : Khi một điện tích q=−8C di chuyển từ M đến một điểm N trong điện trường thì lực điện sinh công −24J. Hỏi hiệu điện thế UMN bằng bao nhiêu?
A. 12V
B. −12V
C. 3V
D. −3V
- Câu 29 : Hạt mang tải điện trong chất điện phân là
A. electron, ion dương và ion âm.
B. electron và ion dương.
C. electron
D. ion dương và dòng ion âm
- Câu 30 : Một ắc quy có suất điện động 12V và điện trở trong 2Ω, mạch ngoài điện trở R=6Ω. Khi bị đoản mạch thì cường độ dòng điện qua nguồn là
A. I=6(A)
B. I=1,5(A)
C. I=3(A)
D. I=2,5(A)
- Câu 31 : Nếu ghép 3 pin giống nhau nối tiếp thu được bộ nguồn 7,5V−3Ω thì khi mắc 3 pin đó song song thu được bộ nguồn:
A. 7,5V−1Ω
B. 2,5V−1/3Ω
C. 2,5V−3Ω
D. 2,5V−3Ω
- Câu 32 : Phát biểu nào sau đây là sai nói nói về sự nhiễm điện?
A. Trong quá trình nhiễm điện do cọ xát, electron đã di chuyển từ vật này sang vật khác.
B. Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, vật bị nhiễm điện vẫn trung hòa về điện.
C. Khi một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện thì ion dương chuyển từ vật nhiễm điện dương sang vật chưa nhiễm điện.
D. Khi một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện thì electron chuyển từ vật nhiễm chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương.
- Câu 33 : Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch không tỉ lệ thuận với
A. thời gian dòng điện chạy qua mạch.
B. nhiệt độ của vật dẫn trong mạch.
C. hiệu điện thế hai đầu mạch.
D. cường độ dòng điện trong mạch.
- Câu 34 : Các lực lạ bên trong của nguồn không có tác dụng:
A. Tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện.
B. Tạo ra sự tích điện khác nhau giữa 2 cực của nguồn điện.
C. Làm cho điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.
D. Tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện.
- Câu 35 : Trong 4s có một điện lượng 1,5C di chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc một bóng đèn. Cường độ dòng điện qua đèn là
A. 3,75A
B. 6A
C. 2,66A
D. 0,375A
- Câu 36 : Một quạt điện được sử dụng dưới hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua quạt có cường độ là 5(A). Biết giá điện là 600 đồng/kWh. Tiền điện phải trả cho việc sử dụng quạt trong 30 ngày, mỗi ngày sử dụng 30 phút là
A. 12600 đồng
B. 99000 đồng
C. 126000 đồng
D. 9900 đồng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp