40 câu trắc nghiệm ôn tập chương 2 môn Sinh học 7...
- Câu 1 : Đặc điểm nào của ruột khoang khác với động vật nguyên sinh?
A. Cấu tạo đa bào
B. Sống tự do
C. Sống trong nước
D. Cấu tạo đơn bào
- Câu 2 : Loài nào sau đây không thuộc ngành Ruột khoang?
A. Trùng sốt rét
B. San hô
C. Sứa
D. Thủy tức
- Câu 3 : Ruột khoang có đặc điểm nào?
A. Sống trên cạn
B. Cấu tạo đơn bào
C. Cấu tạo đa bào
D. Cả A, B đúng
- Câu 4 : Ruột khoang chủ yếu sinh sản bằng cách nào?
A. Tái sinh
B. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
C. Sinh sản vô tính
D. Sinh sản hữu tính
- Câu 5 : Ruột khoang nói chung thường tự vệ bằng cách nào?
A. Các xúc tu.
B. Các tế bào gai mang độc.
C. Lẩn trốn khỏi kẻ thù.
D. Trốn trong vỏ cứng.
- Câu 6 : Số lớp tế bào của thành cơ thể ruột khoang là bao nhiêu lớp?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 7 : Loài ruột khoang nào không di chuyển?
A. San hô và hải quỳ
B. Sứa và thủy tức
C. San hô và sứa
D. Hải quỳ và thủy tức
- Câu 8 : Loài ruột khoang nào làm chỉ thị cho tầng địa chất?
A. San hô
B. Sứa
C. Hải quỳ
D. Thủy tức
- Câu 9 : Những đại diện nào thuộc ngành ruột khoang sống ở biển?
A. Hải quỳ, thủy tức, tôm
B. Sứa, san hô, hải quỳ
C. Sứa, thủy tức, hải quỳ
D. Sứa, san hô, mực
- Câu 10 : Loài ruột khoang nào có lối sống tự dưỡng?
A. San hô
B. Hải quỳ
C. Sứa
D. Cả ba đáp án trên đều sai.
- Câu 11 : Loài ruột khoang nào sống ở môi trường nước ngọt?
A. San hô
B. Hải quỳ
C. Thủy tức
D. Sứa
- Câu 12 : Đặc điểm nào dưới đây có ở sứa?
A. Cơ thể dẹp hình lá.
B. Không có tế bào tự vệ.
C. Miệng ở phía dưới.
D. Di chuyển bằng tua miệng.
- Câu 13 : Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:...(1)… của sứa dày lên làm cơ thể sứa …(2)… và khiến cho …(3)… bị thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới.
A. (1): Khoang tiêu hóa, (2): dễ nổi, (3): tầng keo
B. (1): Khoang tiêu hóa, (2): dễ chìm xuống, (3): tầng keo
C. (1): Tầng keo, (2): dễ nổi, (3): khoang tiêu hóa
D. (1): Tầng keo, (2): dễ chìm xuống, (3): khoang tiêu hóa
- Câu 14 : Cơ thể sứa có dạng gì?
A. Dẹt 2 đầu
B. Không có hình dạng cố định
C. Đối xứng hai bên
D. Đối xứng tỏa tròn
- Câu 15 : Sứa tự vệ bằng cách nào?
A. Xúc tu có nọc để làm tê liệt con mồi
B. Không có khả năng tự vệ.
C. Di chuyển bằng cách co bóp dù
D. Thân sứa có hình bán cầu, trong suốt
- Câu 16 : Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sauỞ san hô, khi sinh sản …(1)… thì cơ thể con không tách rời mà dính với cơ thể mẹ tạo nên …(2)… san hô có …(3)… thông với nhau.
A. (1): tiếp hợp, (2): cụm, (3): khoang ruột
B. (1): mọc chồi, (2): tập đoàn, (3): tầng keo
C. (1): mọc chồi, (2): tập đoàn, (3): khoang ruột
D. (1): phân đôi, (2): cụm, (3): tầng keo
- Câu 17 : Đặc điểm nào dưới đây có ở san hô?
A. Luôn sống đơn độc.
B. Sinh sản vô tính bằng cách tiếp hợp.
C. Cơ thể hình dù.
D. Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai.
- Câu 18 : Loài nào có khung xương đá vôi cứng chắc?
A. Thủy tức
B. Sứa.
C. Hải quỳ
D. San hô
- Câu 19 : Loài nào sống cộng sinh với tôm ở nhờ giúp di chuyển?
A. Thủy tức
B. Sứa
C. San hô
D. Hải quỳ
- Câu 20 : Hải quỳ và san hô có hình thức sinh sản như thế nào?
A. Sinh sản vô tính và hữu tính
B. Tái sinh
C. Sinh sản vô tính
D. Sinh sản hữu tính
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 1 Thế giới động vật đa dạng, phong phú
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 2 Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 4 Trùng roi
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 8 Thủy tức
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 9 Đa dạng của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 10 Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 11 Sán lá gan
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 12 Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 5 Trùng biến hình và trùng giày
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 6 Trùng kiết lị và trùng sốt rét