Đề thi thử THPT QG năm 2018 - Lịch Sử THPT Nguyễn...
- Câu 1 : Mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội Nhật Bản nửa đầu thế kỷ XIX là:
A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa đang lên với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời và lạc hậu.
B. Mâu thuẫn giữa Nhật Hoàng với Sô – Gun
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp phong kiến
D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chế độ Mạc phủ
- Câu 2 : Yêu cầu của lịch sử Nhật Bản đặt ra trước năm 1868 là:
A. “bế quan tỏa cảng” để tránh những tác động tiêu cực bên ngoài
B. lật đổ Mạc phủ Tô – ku – ga – oa, thiết lập 1 chính quyền phong kiến tiến bộ hơn
C. cải cách đưa Nhật Bản phát triển theo con đường Tư bản Chủ nghĩa
D. tích cực chuẩn bị các hoạt động quân sự chống lại các nước phương Tây để bảo vệ nền độc lập
- Câu 3 : Đỉnh cao của cao trào Cách mạng 1905-1908 ở Ấn Độ là:
A. Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Bom – Bay năm 1905
B. Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Can – Cút – ta năm 1905
C. 10 vạn nhân dân Ấn Độ biểu tình nhân dân ngày “quốc tang” (16-10-1905)
D. Cuộc tổng bãi công trong 6 ngày của công nhân Bom – Bay (6-1908)
- Câu 4 : Các nước phương Tây hoàn thành quá trình xâm lược và phân chia khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á vào khoảng thời gian:
A. Thế kỷ XVI – XVII
B. Thế kỷ XVII – XVIII
C. Đầu thế kỷ XIX
D. Nửa sau thế kỷ XIX
- Câu 5 : Mục đích chính của chính sách “cái gậy lớn” và “ngoại giao đồng đô la” của Mĩ đối với khu vực Mĩ la tinh là:
A. Khống chế nền kinh tế của Mĩ la tinh
B. Khống chế nền chính trị của Mĩ la tinh
C. Giúp các nước Mĩ la tinh cùng phát triển
D. Xuất cảng tư bản để kiếm lời
- Câu 6 : Duyên cớ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là:
A. Sự phân chia thị trường không đồng đều giữa các nước tư bản
B. Các nước tư bản tham chiếu đều muốn phô trương sức mạnh, qua đó đe dọa phong trào cách mạng Thế giới
C. Hoàng thân Áo – Hung bị một phần tử Xéc – bi ám sát
D. Các nước tư bản thử nghiệm các loại vũ khí mới
- Câu 7 : Tính chất của Cách mạng tháng Hai – 1917 ở Nga là
A. Cuộc cách mạng Tư sản
B. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
C. Cuộc cách mạng Vô sản
D. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
- Câu 8 : Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga là:
A. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ
B. Cuộc cách mạng vô sản
C. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
D. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
- Câu 9 : Ý nào sau đây không phải là nội dung của chính sách kinh tế mới:
A. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp và thực hiện chế độ trưng thu lương thực thừa
B. Cho phép tư nhân được xây dựng những xí nghiệp nhỏ, có sự kiểm soát của nhà nước
C. Thương nhân được tự do buôn bán, đồng rúp mới được phát hành thay thế các loại tiền cũ
D. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng và nắm các ngành kinh tế chủ chốt
- Câu 10 : Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là:
A. Nền kinh tế thế giới giảm sút
B. Đời sống nhân dân cùng quẫn
C. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện
D. Giai cấp tư sản tăng cường khủng bố phong trào đấu tranh
- Câu 11 : Kết quả lớn nhất của phong trào Cách mạng thế giới giữa hai cuộc chiến tranh thế giới là:
A. Sự ra đời của Đảng Cộng sản ở các nước
B. Sự xuất hiện của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết
C. Sự ra đời của các nước Cộng hòa Xô Viết ở Hung – ga – ri, ở Ba – vi – e (Đức)
D. Gây nhiều khó khăn cho giới cầm quyền ở các nước Tư bản
- Câu 12 : Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam trước năm 1858 là
A. Phong trào đấu tranh chống triều đình đã diễn ra mạnh mẽ
B. Nông nghiệp sa sút, công thương nghiệp đình đốn
C. Chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng
D. Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam
- Câu 13 : Quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây là:
A. Miến Điện
B. In-đô-nê-xi-a
C. Ma-lai-xi-a
D. Xiêm
- Câu 14 : Sự kiện đánh dấu Thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam là:
A. Triều đình Huế cắt 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp
B. Hiệp ước Giáp Tuất 1874 được ký kết
C. Quân Pháp tấn công vào kinh thành Huế
D. Hiệp ước Hác – măng và hiệp ước Pa – tơ – nốt được ký kết
- Câu 15 : Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX là:
A. Khởi nghĩa Bãi Sậy
B. Khởi nghĩa Ba Đình
C. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh
D. Khởi nghĩa Hương Khê
- Câu 16 : Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp đã tạo cho nền kinh tế Việt Nam có nét mới là:
A. Sự thống trị của phương thức bóc lột phong kiến
B. Sự suy yếu của phương thức bóc lột phong kiến
C. Sự du nhập từng bước của phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa
D. Sự thống trị của phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa
- Câu 17 : Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50, 60, nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX?
A. Đứng thứ nhất trên thế giới
B. Đứng thứ hai trên thế giới
C. Đứng thứ ba trên thế giới
D. Đứng thứ tư trên thế giới
- Câu 18 : Thời gian thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á
A. Ngày 8-8-1967
B. Ngày 8-8-1977
C. Ngày 8-8-1987
D. Ngày 8-8-1997
- Câu 19 : Quốc gia giành độc lập sớm nhất ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai
A. Angiêri
B. Ai Cập
C. Ghinê
D. Tuynidi
- Câu 20 : Giai đoạn đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ latinh:
A. Từ năm 1945 đến năm 1959
B. Từ những năm 60 đến những năm 70 của Thế kỷ XX
C. Từ những năm 80 đến những năm 90 của thế kỷ XX
D. Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay
- Câu 21 : Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật Chiến tranh thế giới thứ hai:
A. Anh
B. Pháp
C. Mỹ
D. Nhật
- Câu 22 : Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai
A. Dựa vào thành tựu cách mạng khoa học – kĩ thuật, điều chỉnh lại hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động
B. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao
C. Quân sự hóa nền kinh tế để buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh
D. Điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi
- Câu 23 : Để đẩy nhanh sự phát triển, Nhật Bản rất coi trọng yếu tố nào?
A. Giáo dục và khoa học kĩ thuật
B. Thu hút đầu tư từ bên ngoài
C. Đầu tư ra nước ngoài
D. Bán các bằng phát minh, sáng chế
- Câu 24 : Vấn đề nào không nằm trong quyết đinh của Hội nghị Ian ta (2-1945)?
A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản
B. Hợp tác giữa các nước nhằm khôi phục lại kinh tế đất nước sau chiến tranh
C. Thỏa thuận đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Á và Châu Âu
D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc và duy trì hòa bình và an ninh thế giới
- Câu 25 : Duy trì hòa bình và an ninh thế giới là nhiệm vụ chính của:
A. Hiệp hội các nước Đông Nam Á
B. Liên minh châu Âu
C. Hội nghị Ianta
D. Liên hợp quốc
- Câu 26 : Để thích nghi với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cần phải:
A. Nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức
B. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
C. Tận dụng nguồn vốn và kỹ thuật bên ngoài để phát triển kinh tế
D. Tiếp tục công cuộc đổi mới, ứng dụng thành tưu KH-KT
- Câu 27 : Bước vào thế kỷ XXI, xu thế chung của thế giới hiện nay là:
A. Hòa bình, ổn định cùng hợp tác phát triển
B. Cùng tồn tại phát triển hòa bình
C. Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế
D. Hòa nhập nhưng không hòa tan
- Câu 28 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, về đối ngoại Liên Xô đã thực hiện chính sách với mục tiêu gì?
A. Liên kết chặt chẽ với Mĩ, mở rộng ảnh hưởng ở Châu Âu
B. Liên kết chặt chẽ với các nước Tây Âu, mở rộng ảnh hưởng ở Châu Âu
C. Bảo vệ hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
D. Hòa bình, trung lập tích cực
- Câu 29 : Mục tiêu của công cuộc cải cách, mở cửa mà Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra từ tháng 12-1978 là:
A. Biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh
B. Đưa Trung Quốc thành cường quốc về kinh tế
C. Nâng cao vị thế Trung Quốc trên trường quốc tế
D. Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
- Câu 30 : Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp được triển khai ở Đông Dương trong khoảng thời gian nào?
A. 1918-1939
B. 1918-1933
C. 1919-1933
D. 1919-1929
- Câu 31 : Mục đích chủ yếu của thực dân Pháp khi tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương là gì?
A. Bù đắp thiệt hại trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
B. Thúc đẩy sự chuyển biến về kinh tế - xã hội ở Việt Nam
C. Tăng cường sức mạnh kinh tế, chạy đua vũ trang, nâng cao vị thế của nước Pháp trong trường quốc tế
D. Bù đắp những thiệt hại nặng nề do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra
- Câu 32 : Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam triệt để nhất?
A. Nông dân
B. Tiểu tư sản
C. Công dân
D. Tư sản dân tộc
- Câu 33 : Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là:
A. tư sản dân tộc
B. tiểu tư sản yêu nước
C. công nhân
D. nông dân
- Câu 34 : Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặc vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt
A. vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến Việt Nam
B. thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo
C. vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản Việt Nam
D. hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
- Câu 35 : Điểm giống nhau cơ bản giữa “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên (02-1930) với “Luận cương chính trị” (10-1930).
A. Xác đinh đúng đắn mâu thuẫn trong xã hội Đông Dương
B. Xác đinh đúng đắn giai cấp lãnh đạo
C. Xác đinh đúng đắn khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp
D. Xác đinh đúng đắn nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam
- Câu 36 : Hai khẩu hiệu chính mà Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng trong phong trào cách mạng 1930-11931 là:
A. “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc” và “Đả đảo phong kiến”
B. “Tự do dân chủ” và “Cơm áo hòa bình”
C. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc Pháp” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến"
D. “Chống đế quốc” và “Chống phát xít”
- Câu 37 : Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?
A. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc – sai (18-06-1919)
B. Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920)
C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920)
D. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6-1925)
- Câu 38 : Kẻ thù cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương được xác định trong thời kì 1936-1939 là
A. Thực dân Pháp nói chung
B. Địa chủ phong kiến
C. Phản động thuộc địa và tay sai không chấp nhận thi hành chính sách của Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp ban bố
D. Các quan lại của triều đình Huế
- Câu 39 : Lực lượng tham gia đấu tranh trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939 chủ yếu là
A. Công nhân, nông dân
B. Tư sản, tiểu tư sản, nông dân
C. Các lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ, không phân biệt thành phần giai cấp
D. Liên minh tư sản và địa chủ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12