Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021 Trường THPT...
- Câu 1 : Chọn câu đúng: Khi ánh sáng truyền từ môi trường n1 sang môi trường n2 nhỏ hơn thì góc giới hạn τ mà ở đó bắt đầu xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần xác định bởi công thức:
A. sinτ=n1/n2.
B. sinτ=n2−n1/n1.
C. sinτ=n2−n1/n2.
D. sinτ=n2/n1.
- Câu 2 : Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn, gọi τ là góc giới hạn. Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới thỏa mãn:
A. 0≤i≤τ.
B. i=τ.
C. 900>i>τ.
D. i=2τ.
- Câu 3 : Chiếu một tia sáng từ không khí vào một môi trường có chiết suất n = 1,732. Biết rằng tia khúc xạ vuông góc với tia phản xạ. Góc tới có thể nhận giá trị
A. I = 300.
B. I = 450.
C. I = 600.
D. I = 750.
- Câu 4 : Sự khúc xạ ánh sáng là sự thay đổi phương truyền của tia sáng khi tia sáng
A. truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.
B. truyền vuông góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường.
C. gặp vật cản.
D. truyền trong một môi trường trông suốt và đồng tính.
- Câu 5 : Chọn phát biểu sai về sự truyền ánh sáng.
A. Khi ánh sáng truyền vào môi trường có chiết suất càng lớn thì vận tốc truyền của ánh sáng trong môi trường đó càng nhỏ.
B. Khi tia sáng đi đến mặt phân cách hai môi trường thì xảy ra hiện tượng khúc xạ.
C. Đối với một cặp môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin của góc tới và sin của góc khúc xạ tương ứng là một số không đổi.
D. Chiết suất tỉ đổi giữa hai môi trường có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1.
- Câu 6 : Một chùm tia sáng song song hẹp truyển từ không khí vào một chất lỏng có chiết suất n=√2 với góc tới I = 450. Nếu chùm tia tới quay đến vị trí vuông góc với mặt chất lỏng thì chùm tia khúc xạ sẽ quay đi một góc
A. 300.
B. 450.
C. 900.
D. 600.
- Câu 7 : Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí vào một chất lỏng trong suốt chiết suất n. Khi qua mặt phân cách, tia khúc xạ bị lệch 300 so với tia tới và tạo với mặt phân cách một góc 600. Giá trị của n là:
A. 1,5.
B. √2.
C. √3
D. 2√3.
- Câu 8 : Một tia sáng hẹp đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n với góc tới 450 có tia khúc xạ hợp với tia phản xạ một góc 1050. Chiết suất của môi trường khúc xạ là:
A. n=√2.
B. n=2√2.
C. n=√2/2.
D. n=√6/3.
- Câu 9 : Một tia sáng hẹp truyền từ môi trường chiết suất n1=√3 vào một môi trường có chiết suất n2. Tăng dần góc tới I, thấy khi I = 600 thì tia khúc xạ “là là” trên mặt phân cách giữa hai môi trường. Giá trị của n2 là:
A. n2 = 1,5.
B. n2 = 1,33.
C. n2 = 0,75.
D. n2 = 0,67.
- Câu 10 : Hiện tượng phản xạ ánh sáng và khúc xạ ánh sáng có điểm giống nhau là:
A. Tia phản xạ và tia khúc xạ đều vuông góc với tia tới.
B. Góc phản xạ và góc khúc xạ đều bằng góc tới.
C. Tia phản xạ và tia khúc xạ đều nằm trong mặt phẳng tới.
D. Tia phản xạ và tia khúc xạ đều nằm trong cùng môi trường với tia tới.
- Câu 11 : Một khung dây phẳng đặt trong từ trường đều: \(B{\rm{ }} = {\rm{ }}{5.10^{ - 2}}\;T\). Mặt phẳng khung dây hợp với B một góc α=300. Khung dây giới hạn bởi điện tích 12 cm2. Từ thông qua điện tích S là:
A. ϕ=0,3.10−5Wb.
B. ϕ=3.10−5Wb.
C. ϕ=0,3√3.10−5Wb.
D. ϕ=3√3.10−5Wb.
- Câu 12 : Một cuộn dây có 1000 vòng, điện tích mỗi vòng S = 25 cm2 đặt trong từ trường đều. Trong thời gian ∆t = 0,5s, cảm ứng từ thay đổi từ 0 đến B = 10-2 T, cảm ứng từ song song với trục cuộn dây. Độ biến thiên từ thông là:
A. Δϕ=2,5.10−3Wb
B. Δϕ=25.10−3Wb
C. Δϕ=2,5.10−4Wb
D. Δϕ=0,25Wb
- Câu 13 : Khi đưa nam châm lại gần vòng dây thì hiện tượng nào không xảy ra ?
A. Từ thông qua vòng dây tăng.
B. Trong vòng dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.
C. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây theo chiều Abc.
D. Vòng dây sẽ chuyển động sang bên trái, cùng chiều dịch chuyển của nam châm.
- Câu 14 : Chiếu một tia sáng đơn sắc từ chân không vào một khối chất trong suốt với góc tới 45˚ thì góc khúc xạ bằng 30˚. Chiết suất tuyệt đối của môi trường này là:
A. √3
B. √2/2
C. 2
D. √2
- Câu 15 : Một tia sáng truyền từ không khí tới bề mặt trong suốt có chiết suất n=√3 sao cho tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau. Khi đó, góc tới i có giá trị là:
A. 450
B. 300
C. 200
D. 600
- Câu 16 : Tia sáng đi từ không khí khi tới gặp mặt phân cách giữa không khí và môi trường trong suốt có chiết suất n = 1,5. Phải điều chỉnh góc tới đến giá trị nào thì góc tới gấp hai lần góc khúc xạ?
A. 370
B. 450
C. 41,40
D. 82,80
- Câu 17 : Tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s, chiết suất của kim cương là 2,42. Tốc độ ánh sáng trong kim cương là:
A. 242000 km/s
B. 726000 km/s
C. 124000 km/s
D. 522000 km/s
- Câu 18 : Một người nhìn thẳng góc xuống mặt nước thấy ảnh của con cá ở dưới nước bị
A. dịch ngang song song với mặt nước một đoạn
B. dịch lại gần mặt nước một đoạn.
C. dịch ra xa mặt nước một đoạn
D. không bị dịch chuyển
- Câu 19 : Chiếu một tia sáng đơn sắc từ môi trường trong suốt có chiết suất n1 đến mặt phân cách với môi trường trong suốt có chiết suất n2 (n2 < n1). Góc giới hạn phản xạ toàn phần xác định theo công thức
A. sinigh=n1.n2
B. sinigh=1/n1.n2
C. sinigh=n2/n1
D. sinigh=n1/n2
- Câu 20 : Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng:
A. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
B. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi gặp bề mặt nhẵn.
C. ánh sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
D. cường độ sáng bị giảm khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
- Câu 21 : Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ với môi trường tới
A. luôn nhỏ hơn 1.
B. bằng tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.
C. bằng hiệu số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.
D. luôn lớn hơn 1.
- Câu 22 : Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí vào một chất lỏng trong suốt dưới góc tới 450 thì góc khúc xạ là 300. Bây giờ, chiếu tia sáng đó từ chất lỏng ra không khí dưới góc tới i. Với giá trị nào của i để có tia khúc xạ ra ngoài không khí?
A. i>450
B. i<450
C. 300
D. i<600
- Câu 23 : Theo định luật Lenxo, dòng điện cảm ứng
A. có chiều sao cho từ trường của nó chống lại nguyên nhân làm mạch điện chuyển động.
B. xuất hiện khi trong quá trình mạch kín chuyển động luôn có thành phần vận tốc vuông góc với đường sức từ.
C. xuất hiện trong quá trình mạch kín chuyển động luôn có thành phần vận tốc song song với đường sức từ.
D. có chiều sao cho từ trường của nó chống lại nguyên nhân sinh ra nó.
- Câu 24 : Một vòng dây phẳng có đường kính 10cm đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ B=1/π. Từ thông gửi qua vòng dây khi vecto cảm ứng từ B hợp với mặt phẳng vòng dây một góc α=300 là
A. 50 WB
B. 0,005 WB
C. 12,5 WB
D. 1,25.10-3 WB
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp