Đề thi HK 2 môn Lịch sử lớp 12 THPT Sở GD&ĐT Bắc K...
- Câu 1 : Đế quốc Mĩ đã phải chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là do
A Quân đội Sài Gòn đã đủ sức thay cho quân Mĩ.
B Dư luận nước Mĩ và thế giới phản đối chiến tranh.
C Thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc.
D Thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
- Câu 2 : Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 – 1975) kết thúc thắng lợi đã
A Chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của cchủ nghĩa thực dân mới trên thế giới.
B Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.
C Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vũ trang ở các nước Đông Nam Á.
D Tạo điều kiện để cả nước hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- Câu 3 : Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 đã lần lượt trải qua các chiến dịch
A Huế - Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hồ Chí Minh
B Plâyku, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh
C Tây Nguyên, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh
D Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.
- Câu 4 : Điều kiện thuận lợi để cuối năm 1974 đầu năm 1975, Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam là:
A Mĩ rút toàn bộ lực lượng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
B Miền Bắc đã hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng.
D Mĩ không còn viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền Sài Gòn.
- Câu 5 : Nội dung nào dưới đây không phải ý nghĩa của phong trào “Đồng Khởi” (1959 – 1960)?
A Buộc Mĩ phải rút hết quân đội về nước.
B Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
C Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
D Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
- Câu 6 : Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến quan trọng của địch là:
A Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
B Huế, Đà Nẵng và Tây Nguyên
C Đà Nẵng, Tây Nguyên và Sài Gòn
D Quảng Trị, Đà Nẵng và Sài Gòn.
- Câu 7 : Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là:
A Tiến hành kháng chiến chống Pháp
B Khôi phục và phát triển kinh tế
C Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
D Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Câu 8 : Một trong những nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) ở miền Bắc Việt Nam là:
A Tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa
B Khôi phục và phát triển kinh tế.
C Hoàn thành cải cách ruộng đất
D Ra sức phát triển thương nghiệp.
- Câu 9 : Đại hội nào của Đảng cộng sản Việt Nam được mệnh danh là “Đại hội của sự đổi mới”?
A Đại hội lần thứ III (1960)
B Đại hội lần thứ II (1951)
C Đại hội lần thứ IV (1976)
D Đại hội lần thứ VI (1986)
- Câu 10 : Nôi dung nào dưới đây là một trong những điểm khác biệt nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) Của Mĩ ở Việt Nam?
A Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc với quy mô lớn.
B Nằm trong chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt”
C Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.
D Dựa vào viện trợ kinh tế và quân sự của Mĩ.
- Câu 11 : Từ năm 1961 đến năm 1965, Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở Miền Nam Việt Nam?
A Chiến tranh cục bộ
B Việt Nam hóa chiến tranh
C Chiến tranh đặc biệt
D Đông Dương hóa chiến tranh
- Câu 12 : Tháng 1/1975, quân dân Việt Nam đã giành thắng lợi trong chiến dịch nào dưới đây?
A Đường 14 – Phước Long
B Huế - Đà Nẵng
C Tây Nguyên
D Đường 9 – Nam Lào.
- Câu 13 : Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 của quân dân Việt Nam không tác động đến việc
A Mĩ bị lung lay ý chí xâm lược.
B Mĩ chấp nhận đàm phán để bàn về chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
C Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc.
D Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Câu 14 : Trong thời kì 1954 – 1975, sự kiện nào là mốc đánh dấu nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”?
A Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
B Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết năm 1973
C Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
D Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
- Câu 15 : Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) của Mĩ là:
A Đồng Xoài – Bình Phước
B An Lão (Bình Định)
C Ba Gia (Quảng Ngãi)
D Núi Thành (Quảng Nam)
- Câu 16 : Một trong những điểm giống nhau giữa các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam (195 – 1975) là đều:
A Có sự kết hợp với cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc trên quy mô lớn.
B Dựa vào vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại do Mĩ cung cấp.
C Thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
D Sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường.
- Câu 17 : Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam?
A Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở Miền Nam.
B Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh.
C Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.
D Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.
- Câu 18 : Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam trong thế kỉ XX góp phần xóa bỏ chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới?
A Thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945.
B Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)
C Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 -1975)
D Chiến thắng biên giới năm 1979.
- Câu 19 : Tổ chức nào dưới đây giữ vai trò tập hợp, đoàn kết toàn dân Việt Nam từ sau khi thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1976)?
A Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam
B Việt Nam độc lập đồng minh
C Mặt trận tổ quốc Việt Nam
D Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12