Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử trường THPT Trần Ng...
- Câu 1 : Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng nào của cách mạng Việt Nam hăng hái và đông đảo nhất?
A Tiểu tư sản
B Công nhân
C Nông dân
D Tư sản dân tộc.
- Câu 2 : Trong giai đoạn 1888 – 1896, phong trào Cần Vương được sự lãnh đạo trực tiếp của
A Các thủ lĩnh nông dân.
B Triều đình nhà Nguyễn.
C Các thủ lĩnh dân tộc thiểu số.
D Tầng lớp văn thân sĩ phu.
- Câu 3 : Hội nghị nào được triệu tập vào năm 1945 có thỏa thuận về việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương?
A Hội nghị Ianta
B Hội nghị pốtxđam
C Hội nghị Xan Phranxixcô.
D Hội nghị vécxai.
- Câu 4 : Nguyên nhân chính dẫn tới sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân và dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 là
A Từ đầu đến cuối cuộc kháng chiến, triều đình Huế đều có tư tưởng chủ hóa.
B Triều đình Huế không quyết tâm chống Pháp, thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn.
C Thái độ nhu nhược của triều đình.
D So sánh lực lượng quá chênh lệch.
- Câu 5 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội nước nào sẽ vào nước ta theo quyết định của đồng minh?
A Quân Trung Hoa Dân Quốc, quân Anh.
B Quân Pháp, quân Trung Hoa Dân Quốc.
C Quân Anh, quân Mỹ.
D Quân Anh, quân Pháp.
- Câu 6 : Luận cương chính trị (10 - 1930) có điểm gì khác so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu 1930) của Đảng?
A Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đế quốc, động lực cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân.
C Đảng Cộng Sản lãnh đạo cách mạng.
D Cách mạng nước ta là một bộ phận của cách mạng thế giới.
- Câu 7 : Trong năm đầu sau cách mạng tháng tám 1945, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có chủ trương gì trong cuộc đấu tranh chống các thế lực ngoại xâm?
A Kiên trì đấu tranh vũ trang.
B Thực hiện hòa hoãn nhân nhượng.
C Tránh xung đột với Pháp và Trung Hoa Dân Quốc.
D Tránh đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
- Câu 8 : Cách mạng tháng hai năm 1917 ở Nga đã
A Đưa nước ta thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
B Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga Hoàng.
C Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D Đánh bại chế độ Nga Hoàng và giai cấp tư sản.
- Câu 9 : Việt Nam ký hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là do:
A Sự chi phối của các cường quốc nhất là của Mỹ và Liên Xô.
B Sự chi phối của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
C Căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và Pháp ta không thể đánh bại pháp về quân sự.
D Căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và Pháp trong chiến tranh và xu thế của thế giới là giải quyết các vấn đề chiến tranh bằng thương lượng.
- Câu 10 : Khó khăn lớn nhất của Liên bang Nga (1991- 2000) là
A Xung đột giữa các tôn giáo.
B Tranh chấp giữa các đảng phái và xung đột sắc tộc.
C Chủ nghĩa khủng bố hoạt động mạnh.
D Xã hội tương đối ổn định.
- Câu 11 : Từ sau công cuộc cải cách mở cửa 1978 đến thập niên đầu của thế kỷ XXI, GDP Trung Quốc đã vươn lên
A Đứng đầu thế giới.
B Đứng thứ ba thế giới.
C Đứng thứ tư thế giới.
D Đứng thứ hai thế giới.
- Câu 12 : Năm 1975, nhân dân các nước ở Châu Phi đã cơ bản hoàn thành công cuộc đấu tranh
A Đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân mới, giành độc lập dân tộc.
B Đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ, chế độ Apácthai.
C Đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân mới, chế độ Apácthai.
D Đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập dân tộc.
- Câu 13 : Cách mạng Tháng hai thắng lợi ở nước Nga xuất hiện tình trạng chính trị như thế nào?
A Nhiều đảng phái phản động ngóc đầu dậy.
B Các nước đế quốc can thiệp.
C Quân đội cũ nổi dậy chống phá.
D Hai chính quyền song song tồn tại.
- Câu 14 : Mục tiêu đấu tranh của công nhân trong những năm 1919 - 1924 là
A Đòi quyền lợi kinh tế.
B Đòi quyền lợi kinh tế - chính trị.
C Chống thực dân Pháp và tay sai.
D Đòi quyền lợi chính trị.
- Câu 15 : Kẻ thù chính nguy hiểm nhất của dân tộc ta ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A 6 vạn quân Nhật.
B Hơn 1 vạn quân Anh.
C Gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc.
D Thực dân Pháp.
- Câu 16 : Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc?
A Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
B Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực với nhau.
C Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
D Chung sống hòa bình với sự nhất trí của năm cường quốc.
- Câu 17 : Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12 - 3 - 1945) là bản chỉ thị của
A Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.
B Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương.
C Tổng bộ Việt Minh.
D Ban thường vụ Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương.
- Câu 18 : Các kế hoạch Rơve, Đờlát đơ Tátxinhi và Nava thực dân Pháp thực hiện trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương có điểm chung nào dưới đây?
A Buộc Việt Nam phải đàm phán theo chiều hướng có lợi cho Pháp.
B Giành lại thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ.
C Mong muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.
D Đều muốn kết thúc chiến tranh trong danh dự.
- Câu 19 : Đóng góp đầu tiên đồng thời cũng là đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với Cách mạng Việt Nam trong 30 năm đầu của thế kỷ XX là
A Gửi bản yêu sách 8 điểm đến hội nghị Vécxai đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân Việt Nam.
B Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và soạn thảo cương lĩnh đầu tiên của Đảng.
C Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn đi theo khuynh hướng vô sản.
D Chuẩn bị tích cực về tư tưởng, chính trị, tổ chức và đào tạo cán bộ cách mạng.
- Câu 20 : Từ ngày 12/3/1945, Đảng Cộng sản Đông Dương sử dụng khẩu lệnh đánh đuổi phát xít Nhật vì
A Hội nghị Ianta đã có quyết định sẽ tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
B Phát xít Nhật đã trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.
C Phát xít Nhật và thực dân Pháp mâu thuẫn với nhau ngày càng sâu sắc.
D Thời cơ tổng khởi nghĩa giành chính quyền cho các dân tộc Đông Dương đã đến.
- Câu 21 : Trên cơ sở theo dõi tình hình dịch ở Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định thay đổi để thực hiện phương châm
A Chắc thắng mới đánh, không chắc không đánh.
B Đánh chắc, tiến chắc
C Cơ động, chủ động, linh hoạt.
D Đánh nhanh, thắng nhanh.
- Câu 22 : Sự kiện nào được đánh giá là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam?
A Cách mạng tháng tám 1945 thành công.
B Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
C Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (1945).
D Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930).
- Câu 23 : Thắng lợi nào của nhân dân ta từ năm 1946 đến 1954 đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương?
A Chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947.
B Chiến dịch Tây Bắc (12 – 1953).
C Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
D Chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950.
- Câu 24 : Luận điểm nào về chủ trương của Đảng và Chính phủ ta đối với vấn đề thù trong giặc ngoài ( từ tháng 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 12 - 1946) vẫn còn nguyên giá trị trong việc bảo vệ quyền biên giới Biển và Hải đảo của nước ta hiện nay?
A Vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
B Cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc.
C Mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
D Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12