Đề thi online bài tập đốt cháy ancol
- Câu 1 : Đốt cháy một lượng ancol X cần dùng vừa đủ 26,88 lít khí O2 ở đktc, thu được 39,6 gam CO2 và 21,6 gam H2O. Công thức phân tử của X là:
A C2H6O
B C3H8O.
C C3H8O2.
D C4H10O.
- Câu 2 : Đốt cháy hoàn toàn ancol đơn chức X thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam nước. Công thức của X là:
A CH3OH
B C2H5OH
C C3H7OH
D C3H5OH
- Câu 3 : Đốt cháy hoàn toàn ancol X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4, thể tích oxi cần dùng để đốt cháy X bằng 1,5 lần thể tích CO2 thu được (đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của X là:
A C3H8O
B C3H8O2
C C3H8O3
D C3H4O
- Câu 4 : Đốt cháy hoàn toàn 1,52 gam một ancol X thu được 1,344 lít khí CO2 (đktc) và 1,44 gam H2O. Công thức phân tử của X là:
A C3H8O2
B C4H8O2
C C5H10O2
D C3H8O3
- Câu 5 : Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 2 ancol (đều no, đa chức, mạch hở, có cùng số nhóm -OH) cần vừa đủ V lít khí O2, thu được 11,2 lít khí CO2 và 12,6 gam H2O (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của V là :
A 11,20.
B 14,56.
C 4,48.
D 15,68.
- Câu 6 : Đốt cháy hỗn hợp X gồm 2 ancol có số mol bằng nhau thu được hỗn hợp CO2 và H2O theo tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3. X gồm:
A CH3OH và C2H5OH
B C2H5OH và C2H4(OH)2
C C3H7OH và C3H6(OH)2
D C2H5OH và C3H7OH
- Câu 7 : Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức, mạch hở, liên tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9 gam H2O. Công thức của 2 ancol là:
A CH3OH và C2H5OH
B C2H5OH và C3H7OH
C C3H7OH và C4H9OH
D C4H9OH và C5H11OH
- Câu 8 : Ancol X tác dụng với Na dư cho số mol H2 bằng số mol X đã dùng. Đốt cháy hoàn toàn X thu được khối lượng CO2 bằng 1,833 lần khối lượng H2O. Công thức cấu tạo của X là:
A C2H4(OH)2
B C3H6(OH)2
C C3H5(OH)3
D C4H8(OH)2
- Câu 9 : Ancol đơn chức X cháy cho mCO2: mH2O= 11:9. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 600 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thì khối lượng kết tủa thu được là:
A 11,48 gam
B 59,1 gam
C 39,4 gam
D 19,7 gam
- Câu 10 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2 (ở đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là:
A \(m = 2a - {V \over {22,4}}\)
B \(m = 2a + {V \over {11,2}}\)
C \(m = a + {V \over {5,6}}\)
D \(m = a - {V \over {5,6}}\)
- Câu 11 : Ba ancol X, Y, Z đều bền, không phải là các chất đồng phân. Đốt cháy mỗi chất đều sinh ra CO2, H2O theo tỉ lệ mol nCO2 : nH2O= 3 : 4. Vậy công thức phân tử của 3 ancol là:
A C2H5OH, C3H7OH, C4H9OH
B C3H8O, C4H8O, C5H8O
C C3H6O, C3H6O2, C3H8O3
D C3H8O, C3H8O2, C3H8O3
- Câu 12 : Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một ancol đơn chức trong 0,7 mol O2 (dư) thu được tổng số mol các khí và hơi bằng 1 mol. Khối lượng ancol ban đầu đem đốt cháy là:
A 9,0 gam
B 7,4 gam
C 8,6 gam
D 6,0 gam
- Câu 13 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,07 mol một ancol đa chức và 0,03 mol một ancol không no, có một liên kết đôi, mạch hở, thu được 0,23 mol khí CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
A 5,40
B 2,34
C 8,40
D 2,70 .
- Câu 14 : Đốt cháy hoàn toàn 5,16 gam hỗn hợp X gồm các ancol CH3OH, C2H5OH, C3H7OH, C4H9OH bằng một lượng oxi vừa đủ thu được 12,992 lít hỗn hợp khí và hơi ở đktc. Sục toàn bộ lượng khí và hơi trên vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch trong bình giảm m gam. Giá trị của m là:
A 7,32
B 6,46
C 7,48
D 6,84
- Câu 15 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol thu được 0,35 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hết với 10,35 gam Na thu được (10 +m) gam chất rắn. Công thức phân tử của 2 ancol là:
A CH3OH và C2H4(OH)2
B C2H5OH và C3H5(OH)3
C CH3OH và C2H5OH
D CH3OH và C3H6(OH)2
- Câu 16 : Đốt cháy hoàn toàn 9,1 gam một hỗn hợp gồm 2 ancol no X, Y rồi cho sản phẩm cháy đi vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 37,5 gam kết tủa. Biết 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử: MX < MY và tỉ khối hơi của hỗn hợp 2 ancol đối với etilen là 2,6. Số ancol tối đa thỏa mãn tính chất của ancol Y là:
A 1.
B 2.
C 3.
D 4.
- Câu 17 : X là một chất hữu cơ khi đốt cháy chỉ tạo ra CO2 và H2O. Đốt cháy hoàn toàn 4,6 gam X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,06M thu được 9 gam kết tủa và dung dịch D. Khối lượng dung dịch D lớn hơn khối lượng dung dịch Ca(OH)2 lúc đầu là 1,2 gam. Đun nóng dung dịch D thu được thêm kết tủa nữa. Công thức phân tử của X là:
A C2H6O
B C2H6O2
C C3H8O3
D C3H8O
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 44 Rượu etylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 47 Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 Axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 46 Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 48 Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 50 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 Saccarozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52 Tinh bột và xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 53 Protein
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 54 Polime