Đề thi thử THPT QG môn Lịch sử Sở GD&ĐT Hà Nội - n...
- Câu 1 : Tình hình kinh tế của Liên bang Nga trong những năm 1990 – 1995 là
A phục hồi nhanh chóng.
B bắt đầu có những biểu hiện phục hồi.
C tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn âm.
D khủng hoảng và phát triển đan xen.
- Câu 2 : Bản Hiến chương là văn kiện quan trọng nhất của tr chức Liên hợp quốc vì đã
A quy định tổ chức, bộ máy của Liên hợp quốc.
B nêu rõ mục đích hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.
C tạo cơ sở pháp lí để các nước tham gia tổ chức Liên hợp quốc
D đề ra nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.
- Câu 3 : Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) xác định phương pháp đấu tranh của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1936 – 1939 la
A khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
B đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.
C kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp
D khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
- Câu 4 : Quyết định nào của Hội nghị Pốt xđam (1945) đã tạo ra những khó khăn cho cách mạng Đông Dương sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
B Liên Xô không được đưa quân đội vào giúp các nước Đông Dương.
C Quân đội Anh sẽ mở đường cho thực dân Pháp chiếm lại Đông Dương.
D Quân đội Anh và Trung Hoa Dân quốc sẽ và Đông Dương giải giáp quân đội Nhật
- Câu 5 : Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Bắc Việt Nam trong những năm 1965 – 1968 là
A vừa chiến đấu, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương.
B đảm bảo giao thông vận tải thông suốt, phục vụ sản xuất và chiến đấu
C hỗ trợ cho cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam chống Mĩ.
D chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mĩ.
- Câu 6 : Các quốc gia có nguyên thủ tham dự Hội nghị Ianta (2/1945) là
A Anh, Pháp, Mĩ.
B Anh, Pháp, Liên Xô.
C Liên Xô, Mĩ, Anh.
D Liên Xô, Mĩ, Pháp.
- Câu 7 : Hai nhiệm vụ chiến lược mà Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra nhằm giữa vững thành quả Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng và xây dựng chế độ mới.
B thực hiện phươn châm giáo dục mới và xóa bỏ tàn dư của chế độ cũ.
C thành lập Chính phủ chính phủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
D quyết tâm kháng chiến chống thực tdaan Pháp xâm lược và trừng bị bọn nội phản
- Câu 8 : Sự kiện chấm dứt vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng về khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam là
A vụ mưu sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội (1929).
B sư ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam (1929).
C thất bại của khởi nghĩa Yên Bái (2/1930).
D sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930).
- Câu 9 : Sự kiện nào là mốc đánh dấu sự khởi đầu của tổ chức ASEAN?
A Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN năm 1995.
B Hiệp ước Bali được kí kết năm 1976.
C 10 nước Đông Nam Á đều tham gia tổ chức ASEAN năm 1999.
D Vấn đề Campuchia” được giải quyết năm 1989.
- Câu 10 : Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng thành lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội (6/1912) nhằm mục đích gì?
A Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
B Đánh đuổi thực dân Pháp, lật đổ chế độ phong kiến, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
C Đánh đuổi thực dân Pháp, xây dựng nước Việt Nam độc lập
D Đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ ngôi vua, thiết lập nền dân chủ.
- Câu 11 : Nhân tố quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam từ năm 1930 là
A Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
B sự giúp đỡ của phong trào công nhân quốc tế.
C sự lớn mạnh của các tổ chức quần chúng ở Việt Nam.
D chủ nghĩa Mác – Lê-nin được truyền bá sâu rộng ở Việt Nam.
- Câu 12 : Mục đích của đế quốc Mĩ trong việc thay chân thực dân Pháp ở miền Nam Việt Nam là
A thực hiện ý đồ kéo dài và quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương của đế quốc Mĩ.
B giúp đỡ nhân dân miền Nam Việt Nam khắc phục hậu quả của chiến tranh.
C thực hiện các điều khoản của Hiêp định Giơnevơ mà thực dân Pháp chưa thi hành.
D biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của đế quốc Mĩ.
- Câu 13 : Thắng lợi của nhân dân Môdămbích, Ănggôla năm 1975 đã chứng tỏ
A phong trào đấu tranh giành độc lập đã thành công trên toàn châu Phi.
B chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.
C chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai ở Nam Phi hoàn toàn sụp đổ.
D hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ bắt đầu sụp đổ ở châu Phi.
- Câu 14 : Sự kiện nào được xem là khởi đầu dẫn đến sự tan vỡ mối quan hệ đồng minh giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
B Khối quân sự NATO được thành lập.
C Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ.
D Mĩ quyết định triển khai “Kế hoạch Macsan”.
- Câu 15 : Chiến thắng quân sự nào dưới đây chứng tỏ quân dân miền nam Việt Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của đế quốc Mĩ?
A An Lão
B Ấp Bắc
C Ba Gia
D Đồng Xoài
- Câu 16 : Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960) xác định cách mạng miền Nam có vai trò
A chủ chốt để hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.
B quyết định đối với sự nghiệp thống nhất đất nước.
C quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
D quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
- Câu 17 : Từ cuối thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất, cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối lãnh đạo vì
A chưa có giai cấp tiên tiến đảm đương vai trò lãnh đạo cách mạng.
B chưa được tiếp thu ảnh hưởng của những tư tưởng cách mạng tiến bộ.
C phong trào đấu tranh diễn ra dưới sự lãnh đạo của nhiều tổ chức chính trị.
D chưa tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
- Câu 18 : Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1918 nhằm mục đích gì?
A Xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
B Tìm hiểu chủ nghĩa Mác – Lê-nin và Cách mạng tháng Mười Nga.
C Truyền bá tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc về Việt Nam.
D Tham gia các hoạt động chính trị ở các nước Người đến.
- Câu 19 : Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) là một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo vì đã
A thể hiện rõ nguyện vọng độc lập của nhân dân Việt Nam
B khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
C kêu gọi các dân tộc trên thế giới đoàn kết chống chủ nghĩa đế quốc.
D kết hợp đúng đắn vẫn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
- Câu 20 : Chiến lược chiến tranh mà đế quốc Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1961 – 1965 là
A “Chiến tranh đặc biệt”
B “Chiến tranh cục bộ”
C “Chiến tranh đơn phương”.
D “Việt Nam hóa chiến tranh”.
- Câu 21 : Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương là một thắng lợi chưa trọn vẹn vì
A sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước chưa hoàn thành.
B Mĩ đã không tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.
C ngay sau ngày kí kết, Mĩ đã câu kết với Pháp phá hoại Hiệp định Giơnevơ
D thực dân Pháp không phối hợp với nhân dân ta thực hiện cuộc tổng tuyển cử tự do.
- Câu 22 : Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, khẩu hiệu nào đã đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nông dân Việt Nam?
A “Giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công”.
B “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”
C “Cách mạng ruộng đất”.
D “Tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình”.
- Câu 23 : Cuộc đấu tranh tiêu biểu do tư sản dân tộc Việt Nam phát động trong năm đầu sau Chiến tranh thế gới thứ nhất là
A chống độc quyền thương cảng Sài Gòn.
B phong trào “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”.
C thành lập nhà xuất bản và ra một số tờ báo tiến bộ.
D chống độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì.
- Câu 24 : Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo là xác định
A Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo giữ vai trò quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
B lực lượng cách mạng gồm công nhân và nông dân.
C cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sẽ đánh đổ đế quốc trước, đánh phong kiến sau.
- Câu 25 : Nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ – Tây Âu – Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A yếu tố con người được coi là vốn quý nhất.
B có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C do chi phí cho quốc phòng thấp.
D áp dụng thành công những thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
- Câu 26 : Trong những năm 1929 – 1933, kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng bắt đầu từ ngành
A thủ công nghiệp.
B thương mại
C nông nghiệp
D công nghiệp
- Câu 27 : Tổ chức nào được xem là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam?
A Cứu quốc quân
B Việt Nam giải phóng quân
C Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
D Vệ quốc đoàn.
- Câu 28 : Chiến tranh lạnh chấm dứt đã tạo điều kiện giải quyết những vấn đề gì trên thế giới?
A Giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp, xung đột ở khu vực.
B Tình trạng đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ.
C Duy trì hòa bình và an ninh ở châu Âu.
D Các vấn đề có tính toàn cầu của thế giới
- Câu 29 : Trong thời kì 1954 – 1975, phong trào đấu tranh nào đánh dấu bước chuyển của cách mạng Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
A “Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt”.
B “Đồng khởi”.
C Phá “ấp chiến lược”.
D “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”.
- Câu 30 : Bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (12/3/1945) xác định hình thức đấu tranh của cách mạng Việt Nam lúc này là
A chuyển từ đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang giành chính quyền trong cả nước.
B từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
C chuyển sang thời kì khởi nghĩa từng phần giành chính quyền từng bộ phận.
D chuyển sang tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong cả nước
- Câu 31 : Nhân tố được coi là “chìa khóa” trong cuộc Duy tân Minh trị (1868) ở Nhật Bản có thể áp dụng cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là
A tăng cường sức mạnh quân sự.
B cải cách kinh tế.
C ổn định chính trị.
D đầu tư cho giáo dục
- Câu 32 : Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỉ XX khởi đầu từ quốc gia nào?
A Liên Xô
B Các nước Tây Âu.
C Nhật Bản
D Mỹ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12