- Phong trào giải phóng dân tộc (Á, Phi, Mĩ Latinh...
- Câu 1 : Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1/10/1949) có ý nghĩa như thế nào đối với Trung Quốc?
A Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc
B Chấm dứt sự nô dịch và thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Trung Quốc
C Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do và lên xã hội chủ nghĩa
D Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc.
- Câu 2 : Theo “Phương án Maobáttơn”, chia Ấn Độ thành 2 quốc gia là
A Ấn Độ của người theo đạo Tin Lành, Pakixtan của người theo Hồi giáo.
B Ấn Độ của người theo Thiên chúa giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo.
C Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo.
D Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Phật giáo
- Câu 3 : Ngay sau khi Nhật đầu hàng đồng minh (tháng 8-1945), các nước Đông Nam Á giành được độc lập là
A Việt Nam, Lào, Malaixia
B Việt Nam, Lào, Inđonexia
C Việt Nam, Thái Lan, Inđônêxia
D Việt Nam Lào, Campuchia
- Câu 4 : Sự kiện nào dưới đây được xem là “Năm châu Phi”?
A Hiến pháp Nam Phi ra đời.
B Nhân dân Môdămbích và Ănggôla giành độc lập
C 17 nước châu Phi được trao trả độc lập
D Binh lính và sĩ quan yêu nước Ai Cập nổi dậy
- Câu 5 : Sự kiện nào đã đánh dấu mốc sụp đổ về cơ bản chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở Châu Phi?
A Năm 1994. Nenxon Mandela trở thành Tổng thống da đen đầu tiên
B Năm 1975, nước cộng hoà Anggola và Môdămbich ra đời
C Năm 1960, Năm châu Phi
D Năm 1962, Angieri được công nhận độc lập
- Câu 6 : Sự kiện lịch sử mở đầu cho cách mạng Cu-ba là
A Cuộc tấn công vào trại lính Môn-Ca-đa (26-7-1953).
B Cuộc đổ bộ của tàu "Gran-ma" lên đất Cu-ba (1956).
C Nghĩa quân Cu-ba mở cuộc tấn công (1958).
D Nghĩa quân Cu-ba chiếm lĩnh thủ đô La-ha-ba-na (1-1-1959).
- Câu 7 : Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, hình thức đấu tranh nào đã biến Mĩ Latinh thành “Lục địa bùng cháy”?
A Đấu tranh nghị trường.
B Đấu tranh chính trị.
C Đấu tranh vũ trang.
D Mít tinh, biểu tình.
- Câu 8 : Từ năm 1951 nhân dân Campuchia đã tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo của
A Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia.
B Đảng Cộng sản Đông Dương.
C Đảng Cộng sản Campuchia.
D Đảng Lao động Campuchia.
- Câu 9 : Ý nào sau đây không phải kết quả, ý nghĩa quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A Đưa đến sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
B Chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi thế giới.
C Đưa đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia, thay đổi bản đồ chính trị thế giới.
D Mở ra thời kì độc lập của nhiều quốc gia trên thế giới.
- Câu 10 : Trong phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi được mệnh danh là “Lục địa trỗi dậy” vì
A là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân
B 17 nước giành được độc lập.
C đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân mới ở châu lục này
D phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh
- Câu 11 : Nước nào được xem là “lá cờ đầu” của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh?
A Cuba.
B Angiêri.
C Chilê.
D Namibia.
- Câu 12 : Đâu không phải là đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Sự thức tỉnh của giai cấp công nhân và các Đảng Cộng sản đóng vai trò quan trọng.
B Các nước đều vùng dậy đấu tranh giành độc lập và thắng lợi ở nhiều mức độ khác nhau.
C Phương thức tiến hành đấu tranh đa dạng bao gồm cả khởi nghĩa vũ trang lẫn đấu tranh chính trị.
D Đoàn kết đấu tranh trong một tổ chức thống nhất đóng vai trò quan trọng.
- Câu 13 : Một trong những đặc điểm quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A Giai cấp nông dân và tư sản dân tộc đóng vai trò chủ lực của cách mạng.
B Đấu tranh vũ trang trở thành phong trào mang tính chất toàn lục địa.
C Lãnh đạo phong trào hầu hết là chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc.
D Giai cấp vô sản còn chưa trưởng thành hoặc chưa có chính đảng độc lập.
- Câu 14 : Điểm khác về hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc của khu vực châu Phi so với châu Á và Mĩ Latinh là
A Chủ yếu sử dụng hình thức đấu tranh chính trị, hợp pháp.
B Chủ yếu sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang, bạo động.
C Có sự kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh hợp pháp với bạo động.
D Kết hợp phong trào đấu tranh vũ trang mang tính chất toàn khu vực.
- Câu 15 : Em hiểu thế nào về phong trào/ cách mạng giải phóng dân tộc?
A Phong trào lật đổ chế độ phong kiến để lập nên chế độ mới, thực hiện các quyền tự do, dân sinh, dân chủ và phát triển kinh tế đất nước.
B Cuộc cách mạng nhắm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tư quyết, thành lập nhà nước dân tộc.
C Phong trào đấu tranh của nhân dân lật đổ chế độ thực dân mới, lập nên chế độ mới do giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo và chi phối.
D Cuộc cách mạng thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, thiết lập chính quyền của giai cấp vô sản và thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12