Đề thi thử THPT QG môn vật lí trường THPT Thiệu Hó...
- Câu 1 : Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với tụ điện. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở và giữa hai bản tụ điện lần lượt là 100 V và \(100\sqrt 3 \,V\). Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch và điện áp giữa hai bản tụ điện có độ lớn bằng
A \({\pi \over 3}\)
B \({\pi \over 8}\)
C \({\pi \over 4}\)
D \({\pi \over 6}\)
- Câu 2 : Đặt một điện áp \(u = 120\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)V\) vào hai đầu một cuộn dây thì công suất tiêu thụ là 43,2 W và cường độ dòng điện đo được bằng 0,6 A. Cảm kháng của cuộn dây là :
A 186 Ω.
B 100 Ω.
C 180 Ω.
D 160 Ω.
- Câu 3 : Trên một sợi dây có chiều dài l , hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Trên dây có một bụng sóng. Biết vận tốc truyền sóng trên dây là v không đổi. Tần số của sóng là
A \({v \over \ell }\)
B \({v \over {2\ell }}\)
C \({{2v} \over \ell }\)
D \({v \over {4\ell }}\)
- Câu 4 : Gọi v, T, f và λ lần lượt là tốc độ sóng, chu kỳ, tần số và bước sóng. Hệ thức nào đúng?
A \(v = \lambda f = \lambda T\)
B \(f = {1 \over T} = {v \over \lambda }\)
C \(T = {1 \over f} = {v \over \lambda }\)
D \(\lambda = vT = {f \over v}\)
- Câu 5 : Nếu tăng khoảng cách hai điện tích điểm lên 3 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ:
A tăng lên 3 lần.
B giảm đi 3 lần.
C tăng lên 9 lần.
D giảm đi 9 lần.
- Câu 6 : Vật sáng AB đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm. Khi đặt vật sáng cách thấu kính 10 cm thì vị trí, tính chất, chiều và độ lớn của ảnh là
A cách thấu kính 20 cm, ảo, ngược chiều và gấp đôi vật.
B cách thấu kính 20 m, ảo, cùng chiều và gấp đôi vật.
C cách thấu kính 20 cm, thật, ngược chiều và gấp đôi vật.
D cách thấu kính 20 cm, thật, cùng chiều và gấp đôi vật.
- Câu 7 : Con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m, lò xo có độ cứng k được kích thích dao động với biên độ A. Khi đi qua vị trí cân bằng tốc độ của vật là v0. Khi tốc độ của vật là \({{{v_0}} \over 3}\) thì nó ở li độ
A \(x = \pm {{2\sqrt 2 } \over 3}A\)
B \(x = \pm A\)
C \(x = \pm {2 \over {\sqrt 3 }}A\)
D \(x = \pm {{\sqrt 2 } \over 3}A\)
- Câu 8 : Trong các nhận định sau về hiện tượng khúc xạ, nhận định không đúng là
A Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới.
B Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.
C Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ cũng bằng 0.
D Góc khúc xạ luôn bằng góc tới.
- Câu 9 : Một sợi dây AB dài 100 cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số 40Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20m/s. Kể cả A và B, trên dây có
A 3 nút và 2 bụng
B 7 nút và 6 bụng
C 9 nút và 8 bụng
D 5 nút và 4 bụng
- Câu 10 : Trong dao động điều hòa, li độ và gia tốc biến thiên
A lệch pha π/6 .
B vuông pha với nhau.
C vuông pha với nhau.
D cùng pha với nhau.
- Câu 11 : Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo lực hồi phục tác dụng lên vật
A có giá trị tỉ lệ thuận với li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng.
B có giá trị nghịch biến với li độ và luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.
C có độ lớn tỉ lệ thuận với độ biến dạng của con lắc lò xo.
D có giá trị nghịch biến với li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng.
- Câu 12 : Nhận định nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?
A Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.
B Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa.
C Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.
D Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
- Câu 13 : Trong dao động điều hòa của một vật thì tập hợp ba đại lượng nào sau đây không thay đổi theo thời gian ?
A lực hồi phục, vận tốc, năng lượng toàn phần.
B động năng, tần số, lực hồi phục.
C biên độ, tần số, gia tốc.
D biên độ, tần số, năng lượng toàn phần.
- Câu 14 : Một con lắc đơn dao động điều hòa với phương trình li độ dài s = 2cos7t cm(t tính bằng giây). Tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2. Tỷ số giữa lực căng dây và trọng lực tác dụng lên quả cầu ở vị trí cân bằng là
A 1,05.
B 0,95.
C 1,01.
D 1,08.
- Câu 15 : Một vật có khối lượng m = 100 g được tính điện q = 10-6 gắn vào lò xo có độ cứng k = 40 N/m đặt trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Ban đầu người ta thiết lập một điện trường nằm ngang có hướng trùng với trục lò xo có cường độ E = 16.105 V/m. Khi vật đứng yên ở vị trí cân bằng, người ta đột ngột ngắt điện trường. Sau khi ngắt điện trường vật đó dao động điều hòa với biên độ là
A 2,5 cm
B 4 cm
C 3 cm.
D 6,4 cm.
- Câu 16 : Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang với chu kỳ T = 2π s,quả cầu nhỏ có khối lượng m1. Khi lò xo có độ dài cực đại và vật m1 có gia tốc là –2 cm/s2thì một vật có khối lượng m2 (m1 = 2m2) chuyển động dọc theo trục của lò xo đến va chạmđàn hồi xuyên tâm với vật m1 có hướng làm lò xo nén lại. Biết tốc độ chuyển động của vật m2 ngay trước lúc va chạm là \(3\sqrt 3 cm/s\).Quãng đường mà vật m1 đi được từ lúc va chạm đến khi vật m1 đổi chiều chuyển động là
A 6,5 cm
B 6 cm
C 4 cm
D 2 cm
- Câu 17 : Một vật dao động điều hòa với ω = 5 rad/s. Tại vị trí cân bằng truyền cho vật một vận tốc 15 cm/s theo chiều dương. Phương trình dao động là :
A \(x = 3\cos 5t\,cm\)
B \(x = 1,5\cos 5t\,cm\)
C \(x = 3\cos \left( {5t - {\pi \over 2}} \right)\,cm\)
D \(x = 3\cos \left( {5t + {\pi \over 2}} \right)\,cm\)
- Câu 18 : Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ A = 6 cm. Tại vị trí có li độ x = 3 cm, tỉ số giữa thế năng và động năng của con lắc là
A 3
B 1
C 1/3
D 2
- Câu 19 : Một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện đặt nằm ngang, có chiều từ trái sang phải đặt trong một từ trường đều có chiều hướng từ trong ra. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có
A phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.
B phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
C phương ngang, chiều từ trong ra.
D phương ngang, chiều từ ngoài vào.
- Câu 20 : Một ống dây có độ tự cảm L = 0,5 H muốn tích lũy năng lượng từ trường 100 J trong ống dây thì cường độ dòng điện qua ống dây là
A 10 A.
B 30 A.
C 40 A.
D 20 A.
- Câu 21 : Trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau A và B cách nhau 12 cm đang dao động vuông góc với mặt nước tạo ra sóng nước với bước sóng 1,6 cm. Điểm C cách đều hai nguồn và cách trung điểm O của AB một khoảng 8 cm. Số điểm dao động ngược pha với nguồn trên đoạn CO là :
A 4
B 2
C 3
D 5
- Câu 22 : Nguồn điểm O phát sóng đẳng hướng ra không gian. Ba điểm O, A và B nằm trên một phương truyền sóng (A, B cùng phía so với O, AB = 70 m). Điểm M là một điểm thuộc AB cách O một khoảng 60 m có cường độ âm 1,5 m/s2. Năng lượng của sóng âm giới hạn bởi 2 mặt cầu tâm O đi qua A và B, biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s và môi trường không hấp thụ âm.
A 5256 J.
B 13971 J.
C 16299 J.
D 14971 J.
- Câu 23 : Trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện, (điện áp hiệu dụng ở hai đầu mạch không đổi) nếu đồng thời tăng tần số của điện áp lên 4 lần và giảm điện dung của tụ điện 2 lần thì cường độ hiệu dụng qua mạch
A tăng 2 lần.
B tăng 3 lần.
C giảm 2 lần.
D giảm 4 lần.
- Câu 24 : Đặt điện áp \(u = U\sqrt 2 \cos \left( {\omega t} \right)\) vào hai đầu một tụ điện thì cường độ dòng điện qua nó có giá trị hiệu dụng là I. Tại thời điểm t, điện áp ở hai đầu tụ điện là u và cường độ dòng điện qua nó là i. Hệ thức liên hệ giữa các đại lượng là
A \({{{u^2}} \over {{U^2}}} + {{{i^2}} \over {{I^2}}} = {1 \over 4}\)
B \({{{u^2}} \over {{U^2}}} + {{{i^2}} \over {{I^2}}} = 1\)
C \({{{u^2}} \over {{U^2}}} + {{{i^2}} \over {{I^2}}} = 2\)
D \({{{u^2}} \over {{U^2}}} + {{{i^2}} \over {{I^2}}} = {1 \over 2}\)
- Câu 25 : Một nhà máy phát điện gồm n tổ máy, mỗi tổ máy có cùng công suất P. Điện sản xuất ra được truyền đến nơi tiêu thụ với hiệu suất H. Hỏi nếu khi chỉ còn một tổ máy thì hiệu suất H’ bằng bao nhiêu (tính theo n và H)
A \(H' = {H \over n}\)
B H' = H
C \(H' = {{n + H - 1} \over n}\)
D H'= nH
- Câu 26 : Trong một hộp kín chứa 2 trong 3 phần tử : điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện. Hai phần tử trong hộp mắc nối tiếp và 2 đầu nối ra ngoài là M và N. Đặt vào 2 đầu M, N điện áp xoay chiều \(u = 120\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + {\pi \over 3}} \right)V\) thì cường độ dòng điện chạy trong hộp có biểu thức \(i = 3\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + {\pi \over 6}} \right)A\). Các phần tử trong hộp là
A điện trở \(R = 20\Omega \), tụ điện có \(C = {{{{10}^{ - 3}}} \over {2\sqrt 3 \pi }}F\)
B điện trở \(R = 20\Omega \), cuộn dây \(L = {1 \over {5\pi \sqrt 3 }}F\).
C điện trở \(R = 20\sqrt 3 \,\Omega \), tụ điện có \(C = {{{{10}^{ - 3}}} \over {2\pi }}F\)
D điện trở \(R = 20\sqrt 3 \,\Omega \), cuộn dây có \(L = {1 \over {5\pi }}F\)
- Câu 27 : Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ từ 10 cm đến 100 cm. Khi đeo một kính có tiêu cụ f = -100 cm sát mắt, người này nhìn được các vật từ
A 100/9 cm đến 100 cm.
B 100/9 cm đến vô cùng.
C 100/11 cm đến vô cùng.
D 100/11 cm đến 100 cm.
- Câu 28 : Đoạn mạch điện xoay chiều gồm một cuộn dây dẫn có điện trở r không đổi, độ tự cảm \(L = {{\sqrt 3 } \over {2\pi }}H\) mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch trên một điện áp xoay chiều có dạng \(u = U\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + {\pi \over 6}} \right)V\). Để điện áp giữa hai đầu cuộn dây dẫn cực đại thì điện dung của tụ điện có giá trị là :
A \({{{{2.10}^{ - 4}}} \over {\sqrt 3 \pi }}F\)
B \({{{{10}^{ - 4}}} \over {\sqrt 3 \pi }}F\)
C \({{\sqrt 3 {{.10}^{ - 4}}} \over \pi }F\)
D \({{{{5.10}^{ - 4}}} \over {\sqrt 3 \pi }}F\)
- Câu 29 : Một vòng dây phẳng có đường kính 10 cm đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ \(B = {1 \over \pi }T\). Từ thông gửi qua vòng dây khi véc tơ cảm ứng từ B hợp bởi mặt phẳng vòng dây một góc α = 300 là
A 50 Wb.
B 0,005 Wb
C 12,5 Wb.
D 1,25.10-3 Wb.
- Câu 30 : Cường độ dòng điện luôn luôn sớm pha hơn điện áp ở hai đầu đoạn mạch khi
A Đoạn mạch có R và L mắc nối tiếp.
B Đoạn mạch có R và C mắc nối tiếp.
C Đoạn mạch có R và C và L mắc nối tiếp.
D Đoạn mạch có L và C mắc nối tiếp.
- Câu 31 : Điện áp xoay chiều giữa 2 đầu mạch điện và dòng điện trong mạch có biểu thức là: \(U = 100\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + {\pi \over 6}} \right)V,\,i = 4\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - {\pi \over 6}} \right)\,A\). Công suất tiêu thụ của mạch là :
A P = 400 W.
B P = 200 W.
C P = 800 W.
D P = 600 W.
- Câu 32 : Cho đoạn mạch AB gồm cuộn dây không thuần cảm nối tiếp với tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điện áp đặt vào hai đầu mạch có biểu thức trong đó U và ω không đổi. Thay đổi giá trị của C thì nhận thấy, với C = C1 thì điện áp hai đầu tụ điện có giá trị hiệu dụng 40 V và trễ pha hơn điện áp giữa hai đầu mạch một góc φ1 (0 < φ1< 0,5π), Khi C = C2 thì dòng điện trong mạch trễ pha hơn so với điện áp một góc φ1, điện áp giữa hai đầu tụ khi đó là 20 V và mạch tiêu thụ công suất bằng 0,75 công suất cực đại mà nó có thể tiêu thụ. Điện áp hiệu dụng U giữa hai đầu đoạn mạch gần nhất giá trị nào sau đây ?
A 25 V
B 20 V
C 28 V
D 32 V
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất