lý thuyết và bài tập về nhôm
- Câu 1 : Người ta có thể dát mỏng được nhôm thành thìa, xoong, chậu, giấy gói bánh kẹo là do nhôm có tính :
A dẻo
B dẫn điện
C dẫn nhiệt
D ánh kim
- Câu 2 : Hợp chất nào của nhôm dưới đây tan nhiều được trong nước ?
A Al2O3
B Al(OH)3
C AlCl3
D AlPO4
- Câu 3 : Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng :
A Hematit
B Manhetit
C Boxit
D Pirit.
- Câu 4 : Thả một mảnh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4 . Xảy ra hiện tượng:
A Không có dấu hiệu phản ứng.
B Có chất rắn màu trắng bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.
C Có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.
D Có chất khí bay ra, dung dịch không đổi mà
- Câu 5 : Không được dùng chậu nhôm để chứa nước vôi trong , do
A nhôm tác dụng được với dung dịch axit.
B nhôm tác dụng được với dung dịch bazơ.
C nhôm đẩy được kim loại yếu hơn nó ra khỏi dung dịch muối.
D nhôm là kim loại hoạt động hóa học mạnh
- Câu 6 : Kim loại nào dưới đây tan được trong dung dịch kiềm :
A Mg
B Al
C Fe
D Ag .
- Câu 7 : X là kim loại nhẹ, dẫn điện tốt , phản ứng mạnh với dung dịch HCl, tan trong dung dịch kiềm và giải phóng H2. X là:
A Al
B Mg
C Cu
D Fe
- Câu 8 : Cho 1,35g Al vào dung dịch chứa 7,3g HCl. Khối lượng muối nhôm tạo thành là
A 6,675 g
B 8,945 g
C 2,43 g
D 8,65 g
- Câu 9 : Hòa tan 12g hỗn hợp gồm Al, Ag vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Phản ứng kết thúc thu được 13,44 lít khí H2 (đktc) . Thành phần % khối lượng của Al, Ag trong hỗn hợp lần lượt là
A 70% và 30%
B 90% và 10%
C 10% và 90%
D 30% và 70%
- Câu 10 : Hòa tan 5,1g oxit của một kim loại hóa trị III bằng dung dịch HCl, số mol axit cần dùng là 0,3 mol. Công thức phân tử của oxit đó là :
A Fe2O3
B Al2O3
C Cr2O3
D FeO
- Câu 11 : Đốt cháy hoàn toàn 1,35g nhôm trong oxi. .Khối lượng nhôm oxit tạo thành và khối lượng oxi đã tham gia phản ứng là:
A 2,25g và 1,2g
B 2,55g và 1,28g
C 2,55 và 1,2g
D 2,7 và 3,2 g
- Câu 12 : Cho 17g oxit M2O3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 thu được 57g muối sunfat. Nguyên tử khối của M là:
A 56
B 52
C 55
D 27
- Câu 13 : Đốt nhôm trong bình khí Clo . Sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng 7,1g . Khối lượng nhôm đã tham gia phản ứng là :
A 2,7g
B 1,8g
C 4,1g
D 5,4g.
- Câu 14 : Hòa tan 25,8g hỗn hợp gồm bột Al và Al2O3 trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng người ta thu được 0,6g khí H2. Khối lượng muối AlCl3 thu được là :
A 53,4g
B 79,6g
C 80,1g
D 25,8g.
- Câu 15 : Cho 5,4 (g) bột nhôm vào 60 (ml) dung dịch AgNO3 1M. Lắc kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m (g) chất rắn. Tính m?
A 11,34g
B 13,14g
C 11,43g
D 14,31g
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 44 Rượu etylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 47 Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 Axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 46 Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 48 Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 50 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 Saccarozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52 Tinh bột và xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 53 Protein
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 54 Polime