Đề lý thuyết số 17 ( có video chữa)
- Câu 1 : Hiện tượng quang học nào được sử dụng trong máy phân tích quang phổ:
A Hiện tượng giao thoa
B Hiện tượng khúc xạ
C Hiện tượng phản xạ
D Hiện tượng tán sắc
- Câu 2 : Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia Rơghen và tia gamma đều là:
A Sóng cơ học
B Sóng điện từ
C Sóng ánh sáng
D sóng vô tuyến
- Câu 3 : Chiếu một chùm tia sáng hẹp qua một lăng kính. Chùm tia ló ra khỏi lăng kính có nhiều màu sắc khác nhau. Hiện tượng đó là:
A Giao thoa ánh sáng
B Nhiễu xạ ánh sáng
C Tán sắc ánh sang
D Khúc xạ ánh sáng
- Câu 4 : Quan sát một lớp mỏng xà phòng trên mặt nước ta thấy có những màu khác nhau(như màu cầu vòng). Đó là do:
A Ánh sáng qua lớp xà phòng bị tán sắc
B Màng xà phòng có bề dày không bằng nhau, tạo ra những lăng kính có tác dụng làm cho ánh sáng bị tán sắc
C Màng xà phòng có khả năng hấp thụ và phản xạ khác nhau đối với các ánh sáng đơn sắc trong ánh sáng trắng
D Mỗi ánh sáng đơn sắc trong ánh sáng trắng sau khi phản xạ ở mặt trên và mặt dưới của màng xà phòng giao thoa với nhau tạo ra những vân màu đơn sác
- Câu 5 : Quan sát ánh sáng phản xạ trên các lớp dầu, mỡ, bong bóng xà phòng hoặc cầu vòng trên bầu trời ta thấy có những màu quần sặc sỡ. Đó là hiện tượng nào của ánh sáng sau đây:
A Nhiễu xạ
B Phản xạ
C Tán sắc của ánh sáng trắng
D Giao thoa của ánh sáng trắng
- Câu 6 : Điều kiện phát sinh của quang phổ vạch phát xạ là:
A Những vật bị nung nóng ở nhiệt độ trên 30000C
B Các khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát ra ánh sáng
C Ánh sáng trắng qua một chất bị nung nóng phát ra
D Các vật rắn, lỏng hay khí có khối lượng lớn bị nung nóng phát ra
- Câu 7 : Chọn câu trả lời sai: Tia hồng ngoại :
A Là những bức xạ không nhìn thấy được, có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ λ ≥ 0,76 μm
B Có bản chất là sóng điện từ
C Do các vật bị nung nóng phát ra.Tác dụng nổi bật nhất là tác dụng nhiệt
D ứng dụng để trị bệnh còi xương
- Câu 8 : Chọn câu trả lời đúng: Tia tử ngoại :
A Là những bức xạ không nhìn thấy được, có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng tím ở ≤ 0,4 μm
B Có bản chất là sóng cơ học.
C Do các vật bị nung nóng phát ra.
D ứng dụng để trị bệnh ung thư nông
- Câu 9 : Chọn câu trả lời sai: Tia RƠNGHEN:
A Bản chất là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn (từ 10-12 đến 10-8 m)
B Có khả năng đâm xuyên mạnh
C Trong y học để trị bệnh còi xương
D Trong công nghiệp dùng để các định các khuyết tật trong các sản phẩm đúc
- Câu 10 : ánh sáng đơn sắc là ánh sáng:
A Giao thoa với nhau
B ánh sáng mắt nhìn thấy được
C Không bị tán sắc khi qua lăng kính
D Cả 3 đáp án trên đều đúng
- Câu 11 : Chọn câu đúng :
A Mỗi ánh sáng đơn sắc có một tần số hoàn toàn xác định
B Bước sóng ánh sáng rất lớn so với bước sóng cơ
C ánh sáng không đơn sắc là ánh sáng trắng
D Màu ứng với mỗi ánh sáng gọi là màu đơn s ắc
- Câu 12 : Bộ phận chính của máy quang phổ là :
A Nguồn sáng
B ống chuẩn trực
C Kính ảnh
D Lăng kính
- Câu 13 : Quang phổ của các vật phát ra ánh sáng: quang phổ nào là quang phổ liên tục :
A Đèn hơi thủy ngân
B Đèn dây tóc nóng sáng
C Đèn Natri
D Đèn Hiđrô
- Câu 14 : Mặt trời là nguồn không phát ra
A ánh sáng nhìn thấy
B tia hồng ngoại
C tia tử ngoại
D tia gamma
- Câu 15 : Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là:
A Tác dụng nhiệt
B Làm iôn hóa không khí
C Làm phát quang một số chất
D Tác dụng sinh học
- Câu 16 : Nguồn sáng nào sau đây không phát ra tia tử ngoại :
A Ngọn nến
B Hồ quang điện
C Đèn thủy ngân
D Đèn dây tóc có công suất 100W
- Câu 17 : Chọn câu trả lời sai : Tia tử ngoại :
A Không tác dụng lên kính ảnh
B Kích thích một số chất phát quang
C Làm iôn hóa không khí
D Gây ra những phản ứng quang hóa
- Câu 18 : Tia nào sau đây không do các vật bị nung nóng phát ra:
A ánh sáng nhìn thấy
B Tia hồng ngoại
C Tia tử ngoại
D Tia rơnghen
- Câu 19 : Tia RƠNGEN có bước sóng
A Ngắn hơn tia hồng ngoại
B Dài hơn sóng vô tuyến
C Dài hơn tia tử ngoại
D Bằng tia gam ma
- Câu 20 : Tính chất nổi bật của tia rơngen là :
A Tác dụng lên kính ảnh
B Làm phát quang một số chất
C Làm iôn hóa không khí
D Khả năng đâm xuyên
- Câu 21 : Tia nào sau đây khó quan sát hiện tượng giao thoa nhất:
A Tia hồng ngoại
B Tia tử ngoại
C Tia rơgen
D ánh sáng nhìn thấy
- Câu 22 : Tia nào sau đây có tính đâm xuyên mạnh nhất:
A Tia hồng ngoại
B Tia tử ngoại
C Tia rơngen
D Tia ɣ
- Câu 23 : Chọn câu sai ?
A Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra
B Tia hồng ngoại làm phát huỳnh quang 1 số chất
C Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt
D Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn 0,75 μm
- Câu 24 : Chọn câu đúng : Tia hồng ngoại là tia :
A Đơn sắc có màu hồng
B Đơn sắc, không màu, ở đầu đỏ của quang phổ
C Có bước sóng nhỏ dưới 0,4 μm
D Có bước sóng từ 0,75 μm tới cỡ mm
- Câu 25 : Chọn câu đúng : một vật phát được tia hồng ngoại vào môi trường xung quanh phải có nhiệt độ:
A Cao hơn nhiệt độ môi trường
B Trên 00 C
C Trên 1000C
D Trên 00K
- Câu 26 : Thân thể con người ở nhiệt độ 370C phát ra bức xạ nào trong các bức xạ sau?
A Tia X
B Bức xạ nhìn thấy
C Tia hồng ngoại
D Tia tử ngoại
- Câu 27 : Các tính chất nào sau đâykhông phải là của tia tử ngoại?
A Có khả năng gây ra hiện tượng quang điện
B Có tác dụng iôn hoá chất khí
C Bị thạch anh hấp thụ mạnh
D Có tác dụng sinh học
- Câu 28 : Chọn câu sai? Các nguồn phát ra tia tử ngoại là:
A Bếp ga
B Hồ quang điện
C Đèn cao áp thuỷ ngân
D Dây tóc bóng đèn chiếu sáng
- Câu 29 : Chọn câu đúng : bức xạ tử ngoại là bức xạ có :
A Đơn sắc màu tím sẫm
B Không màu, ở ngoài đầu tím của quang phổ
C Có bước sóng từ 400nm đến vài nanômet
D Có bước sóng từ 750nm đến 2mm
- Câu 30 : Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tia X?
A Tia x là 1 loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn cả bước sóng của tia tử ngoại
B Tia X là 1 loại sóng điện từ phát ra do những vật bị nung nóng đến nhiệt độ khoảng 5000C
C Tia X không có khả năng đâm xuyên
D Tia X được phát ra từ đèn điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất