Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 12 Học kì 1 (Lần 1) !!
- Câu 1 : Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực là nhờ tiến hành cuộc cách mạng nào dưới đây?
A. Cách mạng công nghiệp.
B. Cách mạng chất xám.
C. Cách mạng công nghệ.
D. Cách mạng xanh.
- Câu 2 : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập vào
A. tháng 8/1967.
B. tháng 10/1967.
C. tháng 9/1968.
D. tháng 8/1976.
- Câu 3 : Tháng 8/1961 Mĩ thành lập tổ chức “Liên minh vì tiến bộ” để
A. ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba.
B. chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C. chống lại Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
D. tăng cường sự ảnh hưởng nhằm khống chế, lôi kéo các nước Tây Âu.
- Câu 4 : Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì chế độ phân biệt chủng tộc
A. là con đẻ của chủ nghĩa thực dân.
B. do thực dân xây dựng và nuôi dưỡng.
C. là một hình thái của chủ nghĩa thực dân.
D. có quan hệ mật thiết với chủ nghĩa thực dân.
- Câu 5 : Chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã sau thắng lợi của của nhân dân các nước
A. Libi, Marốc.
B. Gana, Ghinê.
C. Marốc, Xuđăng.
D. Môdămbích, Ănggôla.
- Câu 6 : Ngày 26/1/1950 diễn ra sự kiện gì trong lịch sử Ấn Độ?
A. Cuộc khởi nghĩa của 2 vạn thủy binh ở Bom-bay.
B. Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa.
C. Hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập.
D. Anh trao quyền tự trị cho Ấn Độ theo “phương án Maobáttơn”.
- Câu 7 : Năm 1945, những quốc gia ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là
A. Việt Nam, Lào, Inđônêxia.
B. Việt Nam, Campuchia, Thái Lan.
C. Thái Lan, Philíppin, Xingapo.
D. Việt Nam, Lào, Campuchia.
- Câu 8 : Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu bởi sự kiện
A. Hội nghị thượng đỉnh lần thứ I họp tại Ba-li (tháng 2/1976).
B. Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á được thành lập (1992).
C. Diễn đàn hợp tác Á – Âu được thành lập (1996)
D. Hiến chương ASEAN được thông qua (2007).
- Câu 9 : Ý nào dưới đây giải thích không đúng những nhân tố dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển.
B. Muốn liên kết lại để tránh ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài (Mĩ).
C. Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông, buộc các nước phải liên kết lại.
D. Sự hoạt động hiệu quả của các tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới.
- Câu 10 : Việt Nam có thể học hỏi được gì từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ và cải cách - mở cửa của Trung Quốc trong quá trình đổi mới đất nước?
A. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật trong xây dựng đất nước.
B. Đẩy mạnh cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp để xuất khẩu lúa gạo.
C. Đẩy mạnh cuộc “cách mạng chất xám” để trở thành nước xuất khẩu phần mềm.
D. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân để khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên.
- Câu 11 : Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn cơ bản, cấp bách hàng đầu của Cách mạng Việt Nam là mâu thuẫn giữa
A. giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.
B. giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ.
C. nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
D. tư sản Việt Nam với thực dân Pháp.
- Câu 12 : Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 - 1929), nền kinh tế Việt Nam
A. Có sự chuyển biến rất nhanh và mạnh về cơ cấu.
B. Phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn.
C. Có sự phát triển độc lập với nền kinh tế Pháp.
D. Có đủ khả năng cạnh tranh với nền kinh tế Pháp.
- Câu 13 : Tính chất cách mạng non yếu của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ công khai 1919 – 1925 được thể hiện ở việc
A. Chủ yếu đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế.
B. Chưa thành lập được các tổ chức chính trị của mình.
C. Sẵn sàng thỏa hiệp khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi.
D. Chưa tập hợp được quần chúng nhân dân để phát động các cuộc đấu tranh.
- Câu 14 : Nội dung nào dưới đây không phải là nhân tố khách quan góp phần đưa tới sự bùng nổ phong trào yêu nước Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
B. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông dâng cao.
C. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
D. Phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc phương Tây phát triển mạnh.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12