- Quang phổ và các loại tia
- Câu 1 : Hiện tượng quang học nào sau đây sử dụng trong máy phân tích quang phổ?
A Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
B Hiện tượng phản xạ ánh sáng.
C Hiện tượng giao thoa ánh sáng.
D Hiện tượng tán sắc ánh sáng.
- Câu 2 : Máy quang phổ là dụng cụ dùng để
A đo bước sóng các vạch quang phổ.
B tiến hành các phép phân tích quang phổ.
C quan sát và chụp quang phổ của các vật.
D phân tích một chùm ánh sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc.
- Câu 3 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về máy quang phổ?
A Là dụng cụ dùng để phân tích chùm ánh sáng có nhiều thành phần thành những thành phần đơn sắc khác nhau.
B Nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng.
C Dùng để nhận biết các thành phần cấu tạo của một chùm sáng phức tạp do một nguồn sáng phát ra.
D Bộ phận của máy làm nhiệm vụ tán sắc ánh sáng là thấu kính.
- Câu 4 : Ống chuẩn trực trong máy quang phổ có tác dụng
A tạo ra chùm tia sáng song song.
B tập trung ánh sáng chiếu vào lăng kính.
C tăng cường độ sáng.
D tán sắc ánh sáng.
- Câu 5 : Khe sáng của ống chuẩn trực được đặt tại
A tiêu điểm ảnh của thấu kính.
B quang tâm của kính.
C tiêu điểm vật của kính.
D tại một điểm trên trục chính.
- Câu 6 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi cho ánh sáng trắng chiếu vào máy quang phổ?
A Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi thấu kính của buồng ảnh là một chùm tia phân kì có nhiều màu khác nhau.
B Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh gồm nhiều chùm tia sáng song song.
C Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là một chùm tia phân kì màu trắng.
D Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là một chùm tia sáng màu song song.
- Câu 7 : Những chất nào sau đây phát ra quang phổ liên tục ?
A Chất khí ở nhiệt độ cao.
B Chất rắn ở nhiệt độ thường.
C Hơi kim loại ở nhiệt độ cao.
D Chất khí có áp suất lớn, ở nhiệt độ cao.
- Câu 8 : Quang phổ của nguồn sáng nào sau đây không phải là quang phổ liên tục ?
A Sợi dây tóc nóng sáng trong bóng đèn.
B Một đèn LED đỏ đang nóng sáng.
C Mặt trời.
D Miếng sắt nung nóng.
- Câu 9 : Chọn câu đúng khi nói về quang phổ liên tục ?
A Quang phổ liên tục của một vật phụ thuộc vào bản chất của vật nóng sáng.
B Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.
C Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.
D Quang phổ liên tục phụ thuộc cả nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.
- Câu 10 : Nguồn sáng phát ra quang phổ vạch phát xạ là
A mặt trời.
B khối sắt nóng chảy.
C bóng đèn nê-on của bút thử điện.
D ngọn lửa đèn cồn trên có rắc vài hạt muối.
- Câu 11 : Quang phổ vạch phát xạ đặc trưng cho
A thành phần cấu tạo của chất.
B chính chất đó.
C thành phần nguyên tố có mặt trong chất.
D vật chất
- Câu 12 : Để nhận biết sự có mặt của nguyên tố hoá học trong một mẫu vật, ta phải nghiên cứu loại quang phổ nào của mẫu đó ?
A Quang phổ vạch phát xạ.
B Quang phổ liên tục.
C Quang phổ hấp thụ.
D Cả ba loại quang phổ trên.
- Câu 13 : Quang phổ vạch phát xạ được phát ra do
A các chất khí hay hơi ở áp suất thấp khi bị kích thích phát sáng.
B chiếu ánh sáng trắng qua chất khí hay hơi bị nung nóng.
C các chất rắn, lỏng hoặc khí khi bị nung nóng.
D các chất rắn, lỏng hoặc khí có tỉ khối lớn khi bị nung nóng.
- Câu 14 : Dựa vào quang phổ vạch có thể xác định
A thành phần cấu tạo của chất.
B công thức phân tử của chất.
C phần trăm của các nguyên tử.
D nhiệt độ của chất đó.
- Câu 15 : Để xác định thành phần của 1 hợp chất khí bằng phép phân tích quang phổ vạch phát xạ của nó. Người ta dựa vào
A số lượng vạch.
B màu sắc các vạch.
C độ sáng tỉ đối giữa các vạch.
D tất cả các yếu tố trên.
- Câu 16 : Quang phổ của Mặt Trời mà ta thu được trên Trái Đất là
A quang phổ liên tục.
B quang phổ vạch phát xạ.
C quang phổ vạch hấp thụ.
D A, B, C đều đúng.
- Câu 17 : Để xác định nhiệt độ của nguồn sáng bằng phép phân tích quang phổ, người ta dựa vào yếu tố nào sau đây
A quang phổ liên tục.
B quang phổ hấp thu.
C quang phổ vạch phát xạ.
D sự phân bố năng lượng trong quang phổ.
- Câu 18 : Phép phân tích quang phổ có những ưu điểm nào sau đây ?
A Phân tích thành phần của hợp chất hoặc hỗn hợp phức tạp nhanh chóng cả về định tính lẫn định lượng.
B Không làm hư mẫu vật, phân tích được cả những vật rất nhỏ hoặc ở rất xa.
C Độ chính xác cao.
D Cả ba phương án đều đúng.
- Câu 19 : Phép phân tích quang phổ đựơc sử dụng rộng rãi trong thiên văn vì
A phép tiến hành nhanh và đơn giản.
B có độ chính xác cao.
C cho phép ta xác định đồng thời vài chục nguyên tố.
D có thể tiến hành từ xa.
- Câu 20 : Dựa vào quang phổ phát xạ có thể phân tích
A cả định tính lẫn định lượng.
B định tính chứ không định lượng đựơc.
C định lượng chứ không định tính được.
D định tính và bán định lượng.
- Câu 21 : Tìm phát biểu sai.Hai nguyên tố khác nhau có đặc điểm quang phổ vạch phát xạ khác nhau về
A số lượng các vạch quang phổ.
B bề rộng các vạch quang phổ
C độ sáng tỉ đối giữa các vạch quang phổ.
D màu sắc các vạch và vị trí các vạch màu.
- Câu 22 : Quang phổ của Mặt Trời mà ta thu được trên Trái Đất là.
A quang phổ liên tục.
B quang phổ vạch phát xạ.
C quang phổ vạch hấp thụ.
D A, B, C đều đúng.
- Câu 23 : Khẳng định nào sau đây là đúng ?
A Vị trí vạch tối trong quang phổ hấp thụ của một nguyên tố trùng với vị trí vạch sáng màu trong quang phổ phát xạ của nguyên tố đó.
B Trong quang phổ vạch hấp thụ các vân tối cách đều nhau.
C Trong quang phổ vạch phát xạ các vân sáng và các vân tối cách đều nhau.
D Quang phổ vạch của các nguyên tố hoá học đều giống nhau ở cùng một nhiệt độ.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất