- Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam từ cuố...
- Câu 1 : Ai là người lãnh đạo phong trào Cần Vương chống Pháp trong giai đoạn từ năm 1885 đến tháng 11-1888?
A Tôn Thất Thuyết.
B Phan Đình Phùng.
C Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
D Tôn Thất Thuyết và Phan Đình Phùng.
- Câu 2 : Để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã có chủ trương gì?
A Di chuyển lực lượng để các vùng tự do
B Tổ chức phản công để phá vòng vây
C Chủ động giảng hòa với thực dân Pháp
D Chủ động liên lạc với các phong trào đấu tranh trên cả nước
- Câu 3 : Phong trào Cần vương chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa nào?
A Khởi nghĩa Bãi Sậy.
B Khởi nghĩa Ba Đình.
C Khởi nghĩa Hương Khê.
D Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
- Câu 4 : Tư tưởng Duy tân khi đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa và biến thành cuộc đấu tranh nào?
A Phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân
B Phong trào đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang
C Đấu tranh vũ trang, tiêu biểu là Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)
D Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907)
- Câu 5 : Trong lần giảng hòa lần thứ hai (12-1897), nghĩa quân Yên Thế đã phải tuân theo những điều kiện nào do Pháp đặt ra?
A giải tán toàn bộ nghĩa quân.
B nộp khí giới, thường xuyên trình diện Pháp.
C phải chia nhỏ từng toán, trà trộn vào dân để hoạt động.
D chấm dứt các hoạt động chuẩn bị lực lượng.
- Câu 6 : Phan Bội Châu thực hiện chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường nào?
A Cải cách kinh tế, xã hội
B Duy tân để phát triển đất nước
C Dùng bạo động vũ trang để giành độc lập dân tộc
D Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang
- Câu 7 : Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do ai lãnh đạo?
A Cao Điền và Tống Duy Tân
B Tống Duy Tân và Cao Thắng
C Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám
D Phan Đình Phùng và Cao Thắng
- Câu 8 : Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) với tôn chỉ duy nhất là
A Tập hợp các lực lượng yêu nước của Việt Nam đang hoạt động ở Trung Quốc
B Chuẩn bị lực lượng để tiến hành bạo động giành độc lập
C Đào tạo đội ngũ cán bộ, đưa về nước hoạt động
D Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam
- Câu 9 : Trước những đợt tấn công, càn quét mới của giặc (1884 – 1892), nghĩa quân Yên Thế buộc phải
A tiến hành hòa hoãn lần thứ nhất với thực dân Pháp.
B tiến hành hòa hoãn lần thứ hai với thực dân Pháp.
C rút dần lên Bắc Yên Thế, xây dựng và củng cố hệ thống phù thủ.
D ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp.
- Câu 10 : Phong trào Cần Vương bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
A Cuộc phản công ở kinh thành Huế
B Mâu thuẫn giữa phái chủ chiến với thực dân Pháp
C Sự ra đời của chiếu Cần Vương
D Mâu thuẫn dân tộc diễn ra gay gắt.
- Câu 11 : Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
A Khởi nghĩa Hương Khê
B Khởi nghĩa Yên Thế
C Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà
D Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên
- Câu 12 : Các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX bùng nổ mạnh mẽ đã có tác động như thế nào đến thực dân Pháp?
A Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam
B Làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp
C Để lại những bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh giai đoạn sau
D Chứng tỏ xã hội Việt Nam đang lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối
- Câu 13 : Lực lượng xã hội nào đã tiếp thu luồng tư tưởng mới bên ngoài và lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A Nông dân
B Công nhân
C Sĩ phu yêu nước tiến bộ
D Sĩ phu phong kiến yêu nước
- Câu 14 : Vì sao năm 1908 phong trào Đông Du tan rã?
A Phụ huynh đòi đưa con em về nước trước thời hạn
B Đã hết thời gian đào tạo, học sinh phải về nước
C Phan Bội Châu thấy không có tác dụng nên đưa học sinh về nước
D Chính phủ Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương, trục xuất số lưu học sinh Việt Nam, kể cả Phan Bội Châu
- Câu 15 : Mục đích chính của cuộc vận động Duy tân đầu thế kỉ XX là
A bồi dưỡng nhân lực cho cách mạng Việt Nam.
B nâng cao dân trí cho cách mạng Việt Nam.
C đào tạo nhân tài cho cách mạng Việt Nam.
D mở rộng phong trào đấu tranh ra nước ngoài.
- Câu 16 : Vào đầu thế kỉ XX, những trí thức phong kiến đã nhận thấy điểm hạn chế gì đang diễn ra trong xã hội Việt Nam?
A sự lỗi thời của hệ tư tưởng Nho giáo và sự phản bội của triều đình phong kiến.
B các tân thư, tân báo của Trung Hoa cứ tấp nập đưa vào Việt Nam.
C triều đình nhà Nguyễn không thể đưa đất nước thoát khỏi nô lệ.
D sự áp đảo của hệ tư tưởng dân chủ tư sản tràn vào Việt Nam.
- Câu 17 : Yếu tố nào quy định khởi nghĩa nông dân Yên Thế là cuộc đấu tranh tự phát?
A Mục tiêu đấu tranh
B Kết quả
C Quy mô
D Lãnh đạo
- Câu 18 : Đâu không phải là ý nghĩa của những hoạt động yêu nước, cách mạng của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX?
A Chuyển phong trào yêu nước từ lập trường phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản
B Cổ động phát triển kinh tế theo hướng mới thông qua thành lập các hội buôn.
C Đưa Việt Nam tiến theo xu thế phát triển của khu vực và thời đại- thời kì châu Á thức tỉnh
D Tạo điều kiện để tư tưởng vô sản truyền bá vào Việt Nam
- Câu 19 : Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là
A Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp.
B Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực để lãnh đạo phong trào.
C Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
D Nhà Thanh bắt tay với Pháp, đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam.
- Câu 20 : Đâu là điểm giống nhau trong hoạt động yêu nước cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX?
A Đều thực hiện chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp.
B Đều noi theo gương Nhật để tự cường.
C Đề chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.
D Đề chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
- Câu 21 : Tính chất nổi bật của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX là
A Là phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến
B Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
C Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
D Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân
- Câu 22 : So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là
A mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia
B đối tượng đấu tranh và hình thức đấu tranh
C hình thức, phương pháp đấu tranh
D đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào
- Câu 23 : Sự khác biệt cơ bản về chủ trương bao động của Phan Bội Châu so với các phong trào đấu tranh vũ trang giai đoạn trước là
A Bạo động toàn dân
B Bạo động có sự chuẩn bị
C Bạo động toàn quốc, bạo động có sự chuẩn bị
D Bạo động có sự giúp đỡ của bên ngoài
- Câu 24 : So với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có điểm gì tiến bộ?
A Do các sĩ phu tiến bộ lãnh đạo
B Gắn việc giành độc lập dân tộc với cải biến xã hội
C Chủ trương đoàn kết quốc tế
D Xác định công- nông là động lực của cách mạng
- Câu 25 : Cuộc khởi nghĩa nào được Nguyễn Ái Quốc đánh giá là “còn mang nặng cốt cách phong kiến”
A Khởi nghĩa Hương Khê
B Khởi nghĩa Yên Thế
C Khởi nghĩa Ba Đình
D Khởi nghĩa Bãi Sậy
- Câu 26 : Chủ trương cứu nước nào của Phan Châu Trinh có thể được Đảng và Nhà nước Việt Nam vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?
A Tự lực khai hóa
B Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh
C Chấn hưng dân trí
D Khai dân trí, chấn hưng tinh thần dân tộc
- Câu 27 : “Nghìn muôn ức triệu người chung gópXây dựng nên cơ nghiệp nước nhàNgười dân ta, của dân taDân là dân nước, nước là nước dân”Đoạn thơ trên đây đã thể hiện sự chuyển biến tiến bộ gì trong nhận thức của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX?
A Gắn trung quân với ái quốc.
B Gắn dân với nước
C Gắn độc lập dân tộc với chế độ quân chủ lập hiến
D Gắn độc lập dân tộc với chế độ cộng hoà
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12