Đề thi HK 2 môn Lịch sử lớp 12 THPT Việt Yên 1 - N...
- Câu 1 : Trên mặt trận quân sự chiến thắng của ta có tính chất mở màn cho việc đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là
A Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa)
B Chiến thắng Ba Gia (Quảng Ngãi)
C Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho)
D Chiến thắng Đồng Xoài (Biên Hòa)
- Câu 2 : Thắng lợi nào của quân dân miền Nam trong những năm 1970 - 1972 buộc Mĩ phải thừa nhận thất bại chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh”?
A Cuộc tiến công chiến lược 1972.
B Đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của Mĩ trong 12 ngày đêm ở Hà Nội và Hải Phòng và một số thành phố khác.
C Trong chiến dịch Đông Xuân 1969-1970
D Đánh bại trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mĩ.
- Câu 3 : Kết quả nào dưới đây là kết quả lớn nhất của phong trào “Đồng Khởi” (1959 – 1960)?
A Phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở 600 xã ở Nam Bộ, 904 thôn ở Trung Bộ, 3200 thôn ở Tây Nguyên.
B Lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển, lực lượng chính trị được tập hợp đông đảo.
C Ủy ban nhân dân tự quản, tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo.
D Sự ra đời của Mật trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960).
- Câu 4 : Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) diễn ra vào ngày 18/8/1965 chứng tỏ
A Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đủ sức đương đầu và đánh bại quân viễn chinh Mĩ.
B Lực lượng vũ trang miền Nam đã trưởng thành nhanh chóng
C Quân viễn chinh Mĩ đã mất khả năng chiến đấu.
D Cách mạng miền Nam đã giành thắng lợi trong việc đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
- Câu 5 : Bộ chính trị trung ương Đảng đã dựa trên cơ sở nào để ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam?
A Quân Mĩ rút khỏi miền Nam, địch mất chỗ dựa.
B So sánh lực lượng có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long.
C Khả năng chi viện của hậu phương miền Bắc ngày càng lớn.
D Mĩ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.
- Câu 6 : Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau 1954 là
A Tiến hành đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mỹ - Diệm.
B Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.
C Cùng với miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D Chống Pháp, Mĩ.
- Câu 7 : Âm mưu nào dưới đây không nằm trong âm mưu chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mĩ?
A Phá tiềm lực kinh tế, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
B Cứu nguy cho chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam.
C Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và và từ miền Bắc vào miền Nam.
D Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền đất nước.
- Câu 8 : Tổng thống nào của Mĩ đã đề ra chiến lược “chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam Việt Nam (1961-1965)?
A Aixenhao
B Kennơđi
C Giônxơn
D Rudơven
- Câu 9 : Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, đó là tinh thần và khí thế của ta trong chiến dịch
A Chiến dịch Tây Nguyên
B Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
C
Chiến dịch Hồ Chí Minh
D Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Tây Nguyên.
- Câu 10 : Cuộc kháng khiến chống Pháp kết thúc, miền Bắc đã căn bản hoàn thành cuộc cách mạng nào?
A Cách mạng ruộng đất.
B Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
C Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D Cách mạng xanh trong nông nghiệp.
- Câu 11 : Chỗ dựa được coi là "xương sống”, là "quốc sách hàng đầu” của chiến lược "chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam là
A Ấp chiến lược.
B Chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận.
C Lực lượng cố vấn Mĩ.
D Ngụy quân, ngụy quyền
- Câu 12 : Tác dụng của phong trào đấu tranh chính trị ở miền Nam từ năm 1961-1965 đã
A đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm.
B phá vỡ từng mảng Áp chiến lược
C đánh sập từng mảng chính quyền Diệm ở địa phương
D góp phần làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
- Câu 13 : Điểm khác nhau trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ” với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
A Sử dụng lực lượng quân viễn chinh, quân chư hầu và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.
B Sử dụng cố vấn Mĩ, vũ khí và và phương tiện chiến tranh của Mĩ.
C Là loại hình chiến tranh thực dân mới.
D Sử dụng vũ khí hiện đại.
- Câu 14 : Đường lối thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là
A tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam.
B tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
C tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đồng thời tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
D đổi mới đất nước.
- Câu 15 : Với chiến thắng trong phong trào “Đồng khởi” quân dân miền Nam đã làm phá sản chiến lược chiến tranh nào của Mĩ?
A Chiến tranh một phía.
B Chiến tranh đặc biệt.
C Chiến tranh cục bộ.
D Việt Nam hóa chiến tranh.
- Câu 16 : Chiến thắng nào của ta đã mở đầu cho cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam năm 1965?
A Chiến thắng Vạn Tường.
B Chiến thắng Áp Bắc.
C Chiến thắng Bình Giã
D Chiến thắng Ba Gia.
- Câu 17 : Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược?
A Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
B Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
C Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
D Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
- Câu 18 : Ý nghĩa nào sau đây không nằm trong thắng lợi của cuộc Tổng tiến công chiến lược 1972?
A Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
B Giáng một đòn mạnh vào quân ngụy và quốc sách “bình định” của Việt Nam hóa chiến tranh.
C Buộc Mỹ ngừng ném bom bắn phá miền Bắc 12 ngày đêm.
D Buộc Mỹ tuyên bố Mỹ hóa trở lại chiến tranh xâm lược, thừa nhận sự thất bại của Mỹ trong chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.
- Câu 19 : Để mở đầu cho cuộc tiến công chiến lược 1972, quân ta đã tấn công vào.
A Tây Nguyên
B Đông Nam Bộ
C Nam Trung Bộ
D Quảng Trị
- Câu 20 : Ý nghĩa quan trọng nhất của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước là gì?
A Tạo điều kiện đưa miền Nam đi lên chủ nghĩa xã hội.
B Góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
C Là cơ sở để Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
D Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.
- Câu 21 : Sau khi Hiệp định Pari kí kết, tình hình ở miền Nam như thế nào?
A Mĩ đã cút nhưng ngụy chưa nhào.
B Cả Mĩ, ngụy đều bị thất bại
C Ta đã giành thắng lợi ở Tây Nguyên.
D Ta kết thúc thắng lợi vẻ vang.
- Câu 22 : Chiến thắng nào của là ta trong năm 1975 đã chuyển cuộc tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam?
A Chiến thắng Phước Long.
B Chiến thẳng Tây Nguyên
C Chiến thắng Huế - Đà Nẵng.
D Chiến thắng Quảng Trị.
- Câu 23 : Phải tập trung nhanh nhất binh khí, kĩ thuật để giải phóng miền Nam trước mùa mưa...” - Chủ trương này ra đời trong thời điểm nào?
A Sau khi chiến dịch Tây Nguyên kết thúc.
B Sau khi chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng kết thúc.
C Khi chiến dịch Hồ Chí Minh đang quyết liệt.
D Khi chiến địch Huế - Đà Nẵng đang tiếp diễn.
- Câu 24 : Hội nghị lần thứ 34 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ gì?
A Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước.
B Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
C Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở 2 miền Bắc – Nam.
D Hoàn thành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
- Câu 25 : Điểm giống nhau giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là
A cuộc tiến công của lực lượng vũ trang.
B đập tan hoàn toàn đầu não và sào huyệt cuối cùng của địch.
C cuộc tiến công của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng.
D những thắng lợi có ý nghĩa quyết định kết thúc cuộc kháng chiến.
- Câu 26 : Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là
A kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
B kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
C kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy.
D kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao.
- Câu 27 : Âm mưu cơ bản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” là
A dùng người Việt đánh người Việt.
B đưa quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam.
C đưa quân Mĩ ồ ạt vào miền Nam.
D đưa cố vấn quân sự Mĩ vào miền Nam.
- Câu 28 : Nội dung nào của Hiệp định Pari là quan trọng nhất
A Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
B Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi họat động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.
C Nhân đân Việt Nam tự quyết định tương lai của mình bằng cuộc tổng tuyển cử tự do không có cạn thiệp của nước ngoài.
D Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
- Câu 29 : Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc trong những năm 1965-1968 là
A chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mĩ.
B đảm bảo giao thông vận tải thường xuyên thông suốt, phục vụ sản xuất và chiến đấu.
C vừa chiến đấu, vừa sản xuất và thực hiện nhiệm vụ hậu phương lớn.
D hỗ trợ cho cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam.
- Câu 30 : Từ năm 1959 đến năm 1965 hình thức đấu tranh chủ yếu của miền Nam là
A đấu tranh vũ trang giành chính quyền.
B đấu tranh chính trị.
C đấu tranh bình vận.
D đấu tranh ngoại giao.
- Câu 31 : Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào "Đồng Khởi” 1959 - 1960 là gì
A Mĩ - Diệm phá Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “tố cộng” “diệt cộng”.
B có nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Đảng về đường lối cách mạng miền Nam.
C do chính sách cai trị của Mĩ – Diệm làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề.
D do Đảng ta đã trưởng thành trong kháng chiến.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12