Đề thi HK2 môn hóa lớp 11 - Trường THPT Lý Nhân Tô...
- Câu 1 : Chất X có công thức phân tử C6H10O4. Công thức nào sau đây là công thức đơn giản nhất của X?
A C3H5O2
B C6H10O4
C C3H10O2
D C12H20O8
- Câu 2 : Tỉ khối hơi của hợp chất hữu cơ A đối với hiđro bằng 23. Vậy khối lượng phân tử chất A là:
A 46
B 23
C 48
D 28
- Câu 3 : Cho phản ứng: C2H2 + H2O → A. A là chất nào dưới đây?
A CH2 =CHOH
B CH3CHO
C CH3COOH
D C2H5OH
- Câu 4 : Hợp chất nào là ankin?
A C2H2
B C4H4
C C6H6
D C8H8
- Câu 5 : Gốc nào là vinyl?
A –C2H3
B –C2H5
C –C3H5
D –C6H5
- Câu 6 : Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng đặc trưng của anken?
A Phản ứng cộng.
B Phản ứng thế.
C Phản ứng oxi hóa.
D Phản ứng trùng hợp.
- Câu 7 : Chất không phản ứng được với C2H5OH là:
A Na
B NaOH
C CuO/to
D HBr/t0
- Câu 8 : Cho các chất sau: HOCH2-CH2OH; CH3-CH2-CH2OH; CH3-CH2-O-CH3; HO-CH2-CH(OH)-CH2-OH. Số lượng các chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng là
A 1.
B 2.
C 3.
D 4.
- Câu 9 : Phát biểu nào sau đây sai khi nói về phenol (C6H5OH)?
A Phenol thuộc loại ancol thơm, đơn chức.
B Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
C Phenol ít tan trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng.
D Phenol tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng.
- Câu 10 : Ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc –C6H5 trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với:
A Na kim loại
B H2 (Ni, nung nóng)
C dung dịch NaOH
D nước Br2
- Câu 11 : Số đồng phân cấu tạo ancol ứng với công thức phân tử C3H8O và C4H10O lần lượt bằng:
A 2, 5
B 2, 3
C 2, 4
D 3, 4
- Câu 12 : Dùng dung dịch brom làm thuốc thử, có thể phân biệt cặp chất nào sau đây?
A metan và etan.
B toluen và stiren.
C etilen và propilen.
D etilen và stiren.
- Câu 13 : Trùng hợp eten, sản phẩm thu được có cấu tạo là :
A (-CH2=CH2-)n
B (-CH2-CH2-)n
C (-CH=CH-)n
D (-CH3-CH3-)n
- Câu 14 : Cho sơ đồ:\({C_6}{H_6}\xrightarrow[{Fe,{t^0}}]{{ + C{l_2}(1:1)}}X{\text{ }}\xrightarrow[{{t^0}cao,pcao}]{{ + NaOHdu}}Y\xrightarrow{{ + HCl}}{\text{ }}Z\)Hai chất hữu cơ Y, Z lần lượt là:
A C6H6(OH)6, C6H6Cl6.
B C6H4(OH)2, C6H4Cl2.
C C6H5OH, C6H5Cl.
D C6H5ONa, C6H5OH.
- Câu 15 : Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có):\(C{H_4}\xrightarrow{{(1)}}{C_2}{H_2}\xrightarrow{{(2)}}{C_6}{H_6}\xrightarrow{{(3)}}{C_6}{H_5}Cl{\text{ }}\xrightarrow{{(4)}}{C_6}{H_5}ONa\xrightarrow{{(5)}}{\text{ }}{C_6}{H_5}OH\)
- Câu 16 : Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau đựng trong lọ mất nhãn: benzen, toluen, stiren.
- Câu 17 : Lấy 4,04 gam hỗn hợp A gồm metanol, etanol tác dụng với Na kim loại dư thu được 1,12 lít H2 (đktc).a. Tính thành phần phần trăm về khối lượng từng ancol trong hỗn hợp A.b. Cho 2 ancol trên thực hiện phản ứng ete hóa. Tính khối lượng ete thu được.c. Để thu được lượng etanol ở trên thì cần lên men bao nhiêu gam tinh bột, biết hiệu suất phản ứng đạt 80%?
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ