Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Lịch sử năm 2019 - Đề...
- Câu 1 : Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là gì?
A Đánh đuổi đế quốc, khôi phục Trung Hoa.
B Cải cách Trung Quốc để cứu vãn tình thế.
C Đánh đuổi đế quốc, thành lập Trung Hoa Dân quốc.
D Đánh đổ phong kiến Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa.
- Câu 2 : Nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên vào tháng 10/1933 vì
A muốn tự do phát triển kinh tế.
B muốn tự do chuẩn bị cho chiến tranh.
C để tự do hoạt động đối ngoại.
D để cải cách đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
- Câu 3 : Mục đích của Đức khi đánh chiếm Xa-lin-grát là gì?
A Đức muốn chiếm vùng lương thực và dầu mỏ quan trọng của Liên Xô.
B Muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
C Tiếp tục chiến thuật “chiến tranh chớp nhoáng”.
D Vì đây là thành phố lớn của Liên Xô.
- Câu 4 : Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) giữa Pháp và triều đình nhà Nguyễn kí kết trong hoàn cảnh nào?
A Vua Tự Đức mất.
B Pháp chiếm Gia Định.
C Đại đồn Chí Hòa bị vỡ.
D Kháng chiến của nhân dân miền Đông lên cao.
- Câu 5 : Nhận xét nào là đúng về xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn (ở nửa sau thế kỉ XIX)?
A Xã hội đã phát triển.
B Xã hội tương đối ổn định.
C Xã hội đang trên đà phát triển.
D Là một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng.
- Câu 6 : Theo các điều khoản của Hiệp ước Hácmăng nền chính trị Việt Nam như thế nào?
A là thuộc địa của Pháp.
B đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.
C là nước phong kiến.
D giao cho triều đình quản lí.
- Câu 7 : Thành phần trong tầng lớp tiểu tư sản là:
A tiểu thương, tiểu chủ, thân hào, binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
B tiểu thương, tiểu chủ, viê chức, công chức, nhà giáo, học sinh sinh viên…
C nhà giáo, học sinh, sinh viên, nhà buôn lớn.
D viên chức, công chức, phú nông, trung nông.
- Câu 8 : Tôn chỉ hoạt động của Việt Nam Quang phục hội chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng nào?
A Cách mạng Tân Hợi năm 1911.
B Cải cách Minh Trị năm 1868.
C Cải cách ở Xiêm năm 1868.
D Duy tân Mậu Tuất năm 1898.
- Câu 9 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mục tiêu chính sách đối ngoại của Liên Xô
A tiêu diệt tận gốc của chủ nghĩa tư bản và chế độ người bóc lột người.
B đoàn kết phong trào công nhân quốc tế, thành lập Quốc tế Cộng sản.
C ngăn cản tham vọng của Mĩ muốn thiếp lập trật tự “đơn cực”.
D duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội.
- Câu 10 : Hoàn cảnh Liên Xô bước vào công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A bán được nhiều vũ khí trong chiến tranh.
B thu được nhiều chiến phí do Đức và Nhật bồi thường.
C chiếm được nhiều thuộc địa ở Đông Bắc Á và Đông Âu.
D chịu tổn thất nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ hai và bị các thế lực thù địch chống phá.
- Câu 11 : Nội dung nào sau đây không thuộc chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN.
A Tiến hành “mở cửa” kinh té.
B Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.
C
Thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài.
D Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
- Câu 12 : Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu của Mĩ trong “Chiến lược toàn cầu”?
A Ngăn chặn, đây lùi, tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hộ trên thế giới
B Đàn áp phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
C Khống chế, chi phối các nước đồng minh phụ thuôc vào Mĩ.
D giúp Tây Âu, Nhật Bản trở thành trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.
- Câu 13 : Chọn đáp án đúng điền vào chỗ (…) để hoàn thành đoạn tư liệu sau:“Tháng 8/1925, thợ máy …(1)… tại cảng Sài Gòn đã …(2)…, không chịu sửa chữa chiến hạm Mi-sơ-lê của Pháp trước khi chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân …(3)…”
A (1) xưởng Ba Son, (2) bỏ việc, (3) Trung Quốc.
B (1) xưởng Thợ Nhuộm, (2) bãi công, (3) Trung Quốc.
C (1) xưởng Thợ Nhuộm, (2) đình công, (3) Trung Quốc.
D (1) xưởng Ba Son, (2) bãi công, (3) Trung Quốc.
- Câu 14 : Năm 1919, giai cấp tư sản Việt Nam đã tổ chức phong trào
A chống độc quyền cảng Sài Gòn.
B chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kì.
C “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”.
D thành lập Đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng quần chúng.
- Câu 15 : Vai trò của Nguyến Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 là
A trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
B thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
C chuẩn bị chủ trương “vô sản hóa” để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào Việt Nam.
D trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Câu 16 : Thắng lợi quân sự nào tác động trực tiếp buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán và kí Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?
A Thắng lợi của nhân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1969) và lần thứ hai (1972) của Mĩ.
B Thắng lợi Vạn Tường (1965) ở miền Nam, trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972) ở miền Bắc.
C Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972).
D Thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược (1972) của quân dân miền Nam và trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972).
- Câu 17 : Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương được xác định trong chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là:
A đế quốc Pháp.
B đế quốc Pháp và tay sai.
C phát xít Nhật.
D phát xít Nhật và tay sai.
- Câu 18 : Trong 15 năm đổi mới (1986 – 2000), nông nghiệp liên tục phát triển đã
A đưa nước ta trở thành thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới.
B thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp nặng phát triển.
C bước đầu đáp ứng nhu cầu lương thực – thực phẩm trong nước, có dự trữ.
D góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng và giữ vững ổn định kinh tế.
- Câu 19 : Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng những khó khăn, yếu kém của nền kinh tế Việt Nam trong công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến năm 2000?
A Kinh tế phát triển chưa vững chắc.
B Hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp.
C Nền kinh tế vẫn duy trì cơ chế quản lý quan liêu bao cấp.
D Năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao.
- Câu 20 : Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947 là
A chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc quân đội ta.
B đánh bại hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp.
C chứng tỏ khả năng quân dân ta có thể đẩy lùi các cuộc tiến công quân sự lớn của địch.
D chứng tỏ hậu phương của ta từng bước lớn mạnh.
- Câu 21 : Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất mối quan hệ của cách mạng hai miền Nam – Bắc Việt Nam trong giai đoạn 1954 – 1975?
A Hợp tác với nhau.
B Hỗ trợ lẫn nhau.
C Gắn bó mật thiết, tác động qua lại.
D Hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
- Câu 22 : Lực lượng chủ yếu được Mĩ sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) là
A quân đội viễn chinh Mĩ.
B quân đội đồng minh của Mĩ.
C quân đội Sài Gòn.
D quân đội Sài Gòn và quân Mĩ.
- Câu 23 : Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là:
A đều mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc.
B được tiến hành bằng quân đội Sài gòn là chủ yếu.
C đều mở rộng chiến tranh xâm lược Lào và Cam-pu-chia.
D đều có quân Mĩ vừa trực tiếp chiến đấu, vừa cố vấn chỉ huy.
- Câu 24 : Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) khẳng định để đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội cần phải
A ưu tiên đầu tư vốn cho công nghiệp nặng.
B ưu tiên đầu tư vốn cho nông nghiệp.
C tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
D tập hóa hóa nông nghiệp.
- Câu 25 : Nội dung nào dưới đây không nằm trong âm mưu gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mĩ?
A Phá tiềm lực kinh tế, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
B Cứu nguy cho chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam.
C Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
D Uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền đất nước.
- Câu 26 : Tháng 7/1973, Ban Chấp Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp
A Hội nghị lần thứ 15.
B Hội nghị lần thứ 20.
C Hội nghị lần thứ 21.
D Hội nghị lần thứ 23.
- Câu 27 : Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, khó khăn lớn nhất về chính trị của Việt Nam là
A hậu quả chiến tranh hết sức nặng nề.
B số người thất nghiệp lên tới hàng triệu người.
C ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.
D miền Nam đã giải phóng những di hại của xã hội cũ vẫn tồn tại.
- Câu 28 : Đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương, kế hoach giải phóng hoàn toàn miền Nam trong bối cảnh thuận lợi nào?
A Mĩ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.
B Khả năng chi viện của miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam suy giảm.
C Quân Mĩ và quân Đồng minh đã rút khỏi miền Nam, ngụy mất chỗ dựa.
D So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long.
- Câu 29 : Từ năm 1929, mục đích của tổ chức Việt Nam quốc dân đảng là
A đánh đuổi giặc Pháp.
B đánh đuổi thực dân Pháp, lật đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
C rất chung chung, khôn rõ ràng và thay đổ
D chủ trương bạo động, ít tuyên truyền.
- Câu 30 : Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định cách mạng Việt Nam phải liên lạc với các dân tộc
A thuộc địa và phụ thuộc
B bị áp bức và tư sản thế giới.
C tiến bộ và vô sản thế giới.
D bị áp bức và vô sản thế giới.
- Câu 31 : Quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam lần đầu tiên được một hiệp định quốc tế công nhận là
A Hiệp định Ianta năm 1945.
B Hiệp định Sơ bộ năm 1946.
C Hiệp định Giơnevơ năm 1954.
D Hiệp định Pari năm 1973.
- Câu 32 : Thực tiễn xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) đã để lại cho Đảng ta bài học về
A phát huy sức mạnh toàn dân.
B tăng cường hợp tác quốc tế.
C xây dựng nền kinh tế thị trường.
D xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12