Đề thi thử THPT QG môn Lịch sử THPT Chuyên Thái Ng...
- Câu 1 : Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nhận định: “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam”?
A Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối, giai cấp lãnh đạo.
B Đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá lí luận giải phóng dân tộc.
C Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam.
D Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mang thế giới.
- Câu 2 : Lựa chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong đoạn trích sau đây:“ Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị (1)….xâm lược. Việt Nam là một (2)….có chủ quyền đạt được những tiến bộ nhất định về kịnh tế, văn hóa. Tuy nhiên, ở giai đoạn này chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện (3) ….suy yếu nghiêm trọng”.(Sgk lịch sử 11 Ban cơ bản, tr106, NXB Giáo dục, 2009).
A (1) thực dân Pháp, (2) bị đô hộ, (3) khủng hoảng.
B (1) thực dân Pháp, (2) quốc gia độc lập, (3) thịnh vượng.
C (1) thực dân Anh, (2) quốc gia độc lập, (3) thịnh vượng.
D (1) thực dân Pháp, (2) quốc gia độc lập, (3) khủng hoảng.
- Câu 3 : Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:1. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội.2. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với Pháp bản Tạm ước.3. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.
A 2,1,3
B 1,3,2.
C 3,1,2
D 2,3,1.
- Câu 4 : Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là
A Khởi nghĩa Hương Khê.
B Khởi nghĩa Ba Đình.
C Khởi nghĩa Bãi Sậy.
D Khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
- Câu 5 : Bài học kinh nghiệm từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) được đảng ta vận dụng như thế nào tỏng chính sách đối ngoại hiện nay?
A Lợi dụng sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế.
B Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
C Kiên trì trong đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia
D Sư đồng thuận trong việc giải quyết tranh chấp.
- Câu 6 : Tinh thần yêu chuộng hòa bình của “lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” được Đảng ta phát huy như thế nào trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyển biển đảo hiện nay?
A Đấu tranh hòa bình, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế.
B Chấp nhận đổi một phần chủ quyền biển đảo cho một số lợi ích khác.
C Đàm phán, chia sẽ quyền lợi với Trung Quốc.
D Nhân nhượng với Trung Quốc một số điều khoản.
- Câu 7 : Sự kiện chủ yếu nào dưới đây diễn ra trong năm 1946 đã đánh dấu củng cố nền móng cho chế độ mới? -
A Thành lập quân đội Quốc gia.
B Thành lập Ủy ban hành chính các cấp.
C Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước.
D Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
- Câu 8 : Tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển, bỏ quan thời kì tư bản mà tiến thắng lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nội dung của
A Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
B Điều lệ của Đảng do Đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo.
C Luận cương chính trị năm 1930 do Trần Phú khởi thảo.
D Chính cuong vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
- Câu 9 : Thực chất của hệ thống Vecxai – Oasinhton là
A xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước thắng trận đối với các nước bại trận, thuộc địa và phụ thuộc.
B sự phân chia thế giới, phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận.
C xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước bại trận.
D xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước thuộc địa.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12