Đề thi giữa kì 1 Sinh học 6 có đáp án !!
- Câu 1 : Đặc điểm nào dưới đây không có ở mọi cơ thể sống?
A. có sự trao đổi chất với môi trường
B. lớn lên
C. di chuyển
D. sinh sản
- Câu 2 : Nhóm gồm các vật sống là :
A. con gà, thỏ, xe máy
B. quạt trần, cây bàng, con thỏ
C. cỏ gà, cây bàng, con chó
D. hòn đá, con mèo
- Câu 3 : Nhóm gồm các cây có rễ cọc là :
A. cây nhãn, cây bàng, cây lúa
B. cây ngô, cây cau, cây lúa
C. cây bàng, cây ổi, cây rau ngót
D. cây rau muống, cây rau ngót, cây khoai lang
- Câu 4 : Nhóm nào sau đây gồm những cây có rễ chùm ?
A. Cây lúa, cây ngô, cây cau
B. Cây lúa, cây rau ngót
C. Cây ngô, cây nhãn, cây xoài
D. Cây hành, cây chanh
- Câu 5 : Nhóm cây nào sau đây có thể sinh sản sinh dưỡng bằng thân bò ?
A. Cây rau muống, rau má, su su
B. Cây rau muống, cỏ thìa, lúa
C. Cây rau má, rau lang, mồng tơi
D. Cây rau muống, rau má, rau lang
- Câu 6 : Câu hỏi trắc nghiệm:
A. Phượng vĩ, bằng lăng, ngọc lan, trúc đào
B. Vàng tâm, bằng lăng, bèo tây ( lục bình), trúc đào
C. Bằng lăng, ngọc lan, trúc đào, súng
D. Vào tâm, đào, rong đuôi chó, mao lương
- Câu 7 : Nhóm nào dưới đây gồm những thực vật sống trong vòng một năm ?
A. Ngô, na, rau ngót, đậu, lạc
B. Ngô, cà chua, mướp, đậu, lạc
C. Ngô, cà chua, nhãn, bưởi, lạc
D. Ngô, cam, rau ngót, đậu, mít
- Câu 8 : Nhóm nào dưới đây gồm những thực vật sống lâu năm ?
A. Cam, hồng xiêm, bơ, điều, nhãn
B. Cam, cải, bơ, mít, cà, mướp
C. Cam, hành, bơ, cà chua, ổi
D. Cam, hồng xiêm, bơ, dứa, cải
- Câu 9 : Các bước quan sát mẫu vật bằng kính lúp cầm tay :
A. (2)-(3)-(1)
B. (3)-(2)-(1)
C. (1)-(3)-(2)
D. (3)-(1)-(2)
- Câu 10 : Đặc điểm nào ở củ dong ta, nghệ, gừng…chứng tỏ chúng là thân ?
A. Có hình trụ dài, chứa chất dự trữ
B. Có mạch gỗ giúp vận chuyển chất hữu cơ
C. Có chồi ngọn, chồi nách và lá
D. Có mạch rây giúp vận chuyển nước và muối khoáng
- Câu 11 : Cây nào dưới đây thuộc nhóm thực vật không có hoa ?
A. thông
B. mía
C. sung
D. tre
- Câu 12 : Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau : sự lớn lên cuat các cơ quan của thực vật là do hai quá trình : …(1)…tế bào và sự…(2)…của tế bào.
A. (1) : sinh trưởng ; (2) : trao đổi chất
B. (1) : trao đổi chất ; (2) : phát triển
C. (1) : phân chia ; (2) : lớn lên
D. (1) : phân chia ; (2) : hợp nhất
- Câu 13 : Nhóm nào dưới đây gồm những thực vật có rễ chùm ?
A. Ráy,mía, cau, bèo tây, sả, tỏi tây
B. Ráy , mía, rau cải, bèo tây, dừa, nhãn
C. Ráy, rau dền, khoai lang, bèo tây, dứa
D. Ráy, cà rốt, bưởi, rau muống, dừa, tỏi tây
- Câu 14 : Nhóm nào dưới đây gồm những thực vật có rễ cọc ?
A. Rau dền, bèo tây, cau, hành hoa, bằng lăng
B. Ráy, rau muống, hồng xiêm, sả, rau sam
C. Rau lang, rau muống, tỏi tây, cải, nứa
D. Rau dền, rau muống, hồng xiêm, cải, phượng vĩ
- Câu 15 : Ở thực vật, miền hút của rễ có chức năng chính là gì ?
A. Hấp thụ nước và muối khoáng
B. Làm cho rễ dài ra
C. Che chở cho đầu rễ
D. Dẫn truyền chất hữu cơ
- Câu 16 : Ở thực vật, mạch rây gồm những tế bào có vách mỏng, có vai trò chính là gì ?
A. Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá
B. Vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây
C. Vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa
D. Bảo vệ các bộ phận bên trong rễ
- Câu 17 : Ở miền hút của rễ, mạch gỗ có vai trò chính là gì ?
A. Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá
B. Hút nước và muối khoáng hòa tan để cung cấp cho cây
C. Vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa
D. Vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây
- Câu 18 : Đối với đời sống của thực vật, những muối khoáng là quan trọng nhất
A. muối đồng, muối nhôm và muối sắt
B. muối đạm, muối lân và muối natri
C. muối đam, muối lân và muối kali
D. muối natri, muối kali và muối magie
- Câu 19 : Câu hỏi trắc nghiệm :
A. (1) : lông hút ; (2) : nước và muối khoáng hòa tan
B. (1) : lông hút ; (2) : nước và muối khoáng dạng kết tinh
C. (1) : mạch gỗ ; (2) : các chất hữu cơ ( lipit, gluxit)
D. (1) : mạch mạch rây ; (2) : nước và muối khoáng hòa tan
- Câu 20 : Cây nào dưới đây có nhu cầu muối đạm ít hơn các cây còn lại ?
A. lúa
B. đậu
C. cà chua
D. cà rốt
- Câu 21 : Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có rễ củ
A. hoa hiên, hồ tiêu, cà rốt
B. sắn, mắm, bụt mọc
C. sắn, khoa lang, cà rốt
D. khoai tây, khoai lang, cà rốt
- Câu 22 : Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có rễ thở ?
A. Đước, bụt mọc, mắm, bần, vẹt
B. Đước, tầm gửi, mắm, vẹt, si
C. Hồ tiêu, bụt mọc, đa, vạn niên thanh, tơ hồng
D. Sung, tơ hồng, mắm, hồ tiêu, vẹt
- Câu 23 : Em hãy cho biết cơ thể sống có những đặc điểm quan trọng nào ?
- Câu 24 : Nhiệm vụ của sinh học là gì ?
- Câu 25 : Đặc điểm chung của thực vật là gì ?
- Câu 26 : Em hãy trình bày các bước sử dụng kính hiển vi
- Câu 27 : Em hãy kể tên 5 cây có hoa và 5 cây không có hoa
- Câu 28 : Em hãy lấy ví dụ 5 cây lâu năm và 5 cây một năm
- Câu 29 : Làm thế nào để phân biệt được thực vật có hoa và thực vật không có hoa ?
- Câu 30 : Nhà bạn An bán hoa tươi, bạn An nói những cây hoa như hoa hồng, hoa cúc, hoa ly, hoa huệ, hoa loa kèn,…chỉ có hoa, không có quả và hạt ? Vậy bạn An nói có đúng không ? Em hãy giải thích tại sao ?
- Câu 31 : Quan sát « sơ đồ cắt ngang của thân cây trưởng thành » và chú thích tương ứng với các số 1,2,3,4,5,6 sao cho đúng
- Câu 32 : Cơ thể thực vật có hoa bao gồm mấy cơ quan ? em hãy kể tên các loại cơ quan đó và nêu chức năng của chúng ?
- Câu 33 : Mô là gì ? Trong cơ thể cây xanh có những loại mô nào ?
- Câu 34 : Thành phần chủ yếu của tế bào thực vật là gì ?
- Câu 35 : Một tế bào thực vật tiến hành phân chia liên tiếp 2 lần. Hỏi trong quá trình này, sự hình thành vách ngăn giữa hai tế bào con đã xảy ra tất cả bao nhiêu lần ?
- Câu 36 : Dựa vào hình ảnh « các miền của rễ » dưới đây, em hãy viết chú thích phù hợp vào các ô trống tương ứng với các số thứ tự 1,2,3,4
- Câu 37 : Một tế bào thực vật phân chia liên tiếp 4 lần. Hỏi trong quá trình này có tất cả bao nhiêu tế bào đã xảy ra sự phân chia ?
- Câu 38 : Vì sao nói lông hút là một tế bào ? Nó có tồn tại mãi không ?
- Câu 39 : Các cây mà rễ ngập trong nước như nước cây bèo tây, bèo cái, bèo tổ ông…rễ có miền hút không ? Tại sao ?
- Câu 40 : Em hãy trình cấu tạo miền hút của rễ.
- Câu 41 : Cho hình ảnh 2 nhóm lá chính : lá đơn và lá kép dưới đây :
- Câu 42 : Dựa vào hình ảnh « tế bào lông hút » dưới đây, em hãy viết chú thích phù hợp vào các ô trống tương ứng với các số thứ tự 1,2,3,4.
- Câu 43 : Đối với các cây rễ củ thì người nông dân thường thu hoạch vào giai đoạn nào ?
- Câu 44 : Vì sao khi trồng cây lấy gỗ hoặc lấy sợi, người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu ?
- Câu 45 : Bạn Hoa làm thí nghiệm để tìm hiểu chức năng của mạch rây, Hoa chọn một cành cây và bóc bỏ một khoanh vỏ. Sau một tháng, Hoa nhận thấy hiện tượng gì?
- Câu 46 : Hai tế bào thực vật phân chia liên tiếp 3 lần sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con ở thế hệ cuối cùng?
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 2 Nhiệm vụ của Sinh học
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 1 Đặc điểm của cơ thể sống
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 3 Đặc điểm chung của thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 4 Có phải tất cả thực vật đều có hoa?
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 5 Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 7 Cấu tạo tế bào thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 8 Sự lớn lên và phân chia của tế bào
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 9 Các loại rễ, các miền của rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 10 Cấu tạo miền hút của rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 11 Sự hút nước và muối khoáng của rễ