Đề thi giữa HK1 môn Hóa 9 năm 2020- Trường THCS Cù...
- Câu 1 : Cho các chất: CaCO3, CuSO4, MgCl2. Chất nào có thể điều chế bằng phản ứng giữa các muối?
A. CaCO3, CuSO4, MgCl2
B. CuSO4, MgCl2
C. CaCO3, MgCl2
D. CaCO3, CuSO4
- Câu 2 : Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH người ta không thể phân biệt được cặp dung dịch nào trong các cặp sau đây?
A. Na2SO4 - Fe2(SO4)3
B. NaCl - MgCl2
C. Na2SO4-BaCl2
D. Na2SO4- CuSO4
- Câu 3 : Khi cho một thanh kẽm vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy thanh kẽm ra, cân lại dung dịch thì khối lượng dung dịch sau phản ứng sẽ thay đổi như thế nào?
A. tăng lên
B. giảm xuống
C. không đổi
D. tăng hay giảm còn tùy thuộc lượng kẽm tác dụng.
- Câu 4 : Khi nung CuCO3 phản ứng xảy ra theo phương trình:\(CuC{O_3}({t^0}) \to CuO + C{O_2}\)
A. thấy có màu đen xuất hiện.
B. cho khí thoát ra sục vào dung dịch nước vôi trong thì sẽ thu được kết tủa
C. Cân lại chất rắn màu đen, sau nhiều lần nung thì khối lượng vẫn bằng nhau.
D. cân lại chất rắn thì khối lượng sẽ giảm đi.
- Câu 5 : Cho V lít hỗn hợp CO, CO2 sục vào dung dịch nước vôi trong dư thu được một lượng kết tủa là m1 gam. Cũng cho hỗn hợp trên qua CuO nung nóng, sau đó sục vào dung dịch nước vôi trong dư thu được một lượng kết tủa là m2 gam. So sánh m1 và m2 cho kết quả đúng là gì?
A. m1 > m2
B. m1 = m2
C. m1 = 2m2
D. m1 < m2.
- Câu 6 : Cho V lít dung dịch NaOH 1M tác dụng với V lít dung dịch H2SO4 1M sau phản ứng dung dịch tạo ra làm quỳ tím có màu gì?
A. hóa đỏ
B. hóa xanh
C. không đổi màu
D. không màu
- Câu 7 : Có các chất: Al, Fe, CuO, MgSO4 đựng riêng biệt trong từng bình. Cho lần lượt từng chất vào dung dịch HCl. Số phản ứng xảy ra là gì?
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
- Câu 8 : Dãy nào sau đây gồm các chất đều phản ứng với dung dịch NaOH (dư) tạo sản phẩm chỉ là dung dịch không màu?
A. H2SO4, CO2, FeCl2
B. SO2, CuCl2, HCl
C. SO2, HCl, NaHCO3.
D. ZnSO4, FeCl3, SO2.
- Câu 9 : Đơn chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất khí?
A. Cacbon
B. Sắt
C. Đồng
D. Bạc
- Câu 10 : Lượng BaO cần cho vào nước để được 50 gam dung dịch Ba(OH)2 3,42% là bao nhiêu?
A. 2,29gam
B. 1,37 gam
C. 3,06 gam
D. 1,53 gam
- Câu 11 : Lưu huỳnh dioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây?
A. CaSO3 và HCl
B. CaSO4 và HCl
C. CaSO3 và NaOH
D. CaSO3 và NaCl.
- Câu 12 : Để trung hòa 50 gam dung dịch HCl 3,65% cần vừa đủ m gam dung dịch NaOH 4%. Giá trị của m bằng bao nhiêu?
A. 100
B. 75
C. 25
D. 50
- Câu 13 : Có ống nghiệm đựng các dung dịch: CuSO4, FeSO4, K2CO3. Lần lượt cho dung dịch NaOH vào mỗi ống nghiệm. Dung dịch NaOH phản ứng với chất nào?
A. CuSO4, FeSO4
B. CuSO4
C. FeSO4
D. CuSO4, FeSO4, K2CO3
- Câu 14 : Dùng dung dịch nào sau đây để làm sạch Cu lẫn Al, Fe ở dạng bột?
A. H2SO4 loãng dư.
B. FeCl2
C. CuSO4
D. AgNO3.
- Câu 15 : Trường hợp nào sau đây có phản ứng tạo ra sản phẩm là chất kết tủa màu xanh?
A. Cho Al vào dung dịch HCl.
B. Cho Zn vào dung dịch AgNO3.
C. Cho dung dịch KOH vào dung dịch FeCl3.
D. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Cu
- Câu 16 : Khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại riêng biệt sau: H2S, HCl, SO2. Để khử độc có thể sục mỗi khí trên vào chất nào?
A. Dung dịch NaOH (dư).
B. Dung dịch H2SO4.
C. Dung dịch NaCl.
D. Giấy lọc có tẩm dung dịch NaOH.
- Câu 17 : Chất dùng để nhận biết dung dịch H2SO4 đặc, nguội và dung dịch HCl là gì?
A. Fe
B. Cu
C. NaOH
D. Na2O
- Câu 18 : Có bao nhiêu chất không tan được tạo ra khi trộn các dung dịch sau theo từng cặp: CuSO4, Fe2(SO4)3, NaOH, BaCl2?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
- Câu 19 : Để phân biệt các dung dịch: BaCl2, Ba(OH)2, Ba(NO3)2 người ta có thể sử dụng thuốc thử nào?
A. dung dịch H2SO4
B. quỳ tím.
C. phenolphtalein.
D. quỳ tím và AgNO3.
- Câu 20 : Tổng hệ số cân bằng tối giản của phương trình hóa học sau là gì?\(Ag+{{H}_{2}}S{{O}_{4}}(d)\xrightarrow{{{t}^{0}}}A{{g}_{2}}S{{O}_{4}}+S{{O}_{2}}+{{H}_{2}}O\)
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
- Câu 21 : Có các khí sau: CO, CO2, H2, Cl2, N2. Nhóm gồm các khí đều cháy được trong không khí là gì?
A. CO, CO2
B. CO, H2
C. N2, CO2
D. H2, CO2
- Câu 22 : Biết ở 25 độ C độ tan của NaCl là 36 gam. Cũng ở 25 độ C khi thêm 1 gam NaCl vào 100 gam dung dịch đó thì có sự thay đổi nào?
A. không có NaCl được tách khỏi dung dịch.
B. có 1 gam NaCl tách ra khỏi dung dịch.
C. có 36 gam NaCl tách ra khỏi dung dịch.
D. có 37 gam NaCl tách ra khỏi dung dịch.
- Câu 23 : Dãy kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là những chất nào?
A. Na, Fe
B. K, Na
C. Al, Cu
D. Mg, K
- Câu 24 : Cho 10 gam Cu vào 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17% so với ban đầu thì khối lượng kim loại sau phản ứng sẽ là bao nhiêu?
A. 11,4 gam
B. 11,08 gam.
C. 10,76 gam
D. 9,68 gam.
- Câu 25 : Hòa tan hoàn toàn 0,575 gam một kim loại kiềm vào nước. Để trung hòa dung dịch được cần 25 gam dun g dịch HCl 3,65%.Đây là kim loại gì?
A. Li
B. Na
C. K
D. Rb
- Câu 26 : Kim loại X tác dụng với H2SO4 loãng cho khí H2 và tạo muối của kim loại hóa trị III. Kim loại X là gì?
A. Cu
B. Na
C. Al
D. Fe
- Câu 27 : Trộn đều dung dịch chứa 0,1 mol NaOH với dung dịch chứa x mol H2SO4. Để dung dịch tạo ra làm hồng phenolphtalein hóa hồng thì x có giá trị như thế nào?
A. x = 0,1 mol
B. 0,05mol < x < 0,1mol
C. x > 0,1mol
D. x < 0,05 mol.
- Câu 28 : Thể tích khí H2 giải phóng (ở đktc) khi cho 0,24 gam Mg tác dụng với 20 gam dung dịch HCl 3,65% là bao nhiêu?
A. 0,224 lít
B. 2,24 lít
C. 0,336 lít
D. 0,112 lít.
- Câu 29 : Cho các phương trình hóa học:\(\eqalign{ & (1)Fe + Pb{(N{O_3})_2} \to Fe{(N{O_3})_2} + Pb \cr & (2)Fe + Cu{(N{O_3})_2} \to Fe{(N{O_3})_2} + Cu \cr & (3)Pb + Cu{(N{O_3})_2} \to Pb{(N{O_3})_2} + Cu \cr & (4)Cu + 2AgN{O_3} \to Cu{(N{O_3})_2} + 2Ag \cr} \)
A. Pb, Fe, Ag, Cu.
B. Fe, Pb, Ag, Cu.
C. Ag, Cu, Pb, Fe.
D. Ag, Cu, Fe, Pb.
- Câu 30 : Trường hợp nào sau đây có phản ứng tạo sản phẩm là dung dịch làm đỏ giấy quỳ tím?
A. Trộn 0,1 mol khí CO2 vào 0,3 mol NaOH.
B. Trộn dung dịch chứa 0,1 mol HCl với 0,1 mol KOH
C. Trộn dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 với 0,1 mol NaOH.
D. Dẫn 0,1 mol khí HCl (đktc) vào dung dịch chứa 0,5 mol Na2CO3.
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 44 Rượu etylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 47 Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 Axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 46 Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 48 Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 50 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 Saccarozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52 Tinh bột và xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 53 Protein
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 54 Polime