Đề thi trắc nghiệm Học kì 2 môn Vật Lý 12 có đáp á...
- Câu 1 : Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc là khác nhau.
B. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.
C. Khi chiếu một chùm ánh sáng mặt trời đi qua một cặp hai môi trường trong suốt thì tia tím bị lệch về phía mặt phân cách hai môi trường nhiều hơn tia đỏ.
D. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
- Câu 2 : Mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 4 mH và tụ điện có điện dung 0,1 mF. Dao động điện từ riêng của mạch có tần số góc
A. 2.104 rad/s.
B. 5.104 rad/s.
C. 3.104 rad/s.
D. 4.104 rad/s.
- Câu 3 : Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng , cho nguồn phát ánh sáng đơn sắc. Biết khoảng cách giữa vân sáng thứ 5 và vân tối thứ 10 ở cùng bên so với vân trung tâm là 1,35 mm . Cho điểm M và N trên màn ở cùng phía đối với vân sáng chính giữa cách vân này lần lượt là 0,75 mm và 2,55 mm . Từ M đến N có bao nhiêu vân sáng và bao nhiêu vân tối?
A. 6 vân sáng và 6 vân tối.
B. 6 vân sáng và 7 vân tối.
C. 7 vân sáng và 7 vân tối.
D. 7 vân sáng và 6 vân tối.
- Câu 4 : Công thoát êlectrôn của một kim loại là A = 7,5.10-19 J. Tính giới hạn quang điện lo của kim loại này?
A. 0,265 mm.
B. 0,175 mm.
C. 0,475 mm.
D. 0,350 mm.
- Câu 5 : Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là
A. bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra hiện tượng quang điện.
B. công nhỏ nhất dùng để bứt êlectrôn ra khỏi bề mặt kim loại đó.
C. bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra hiện tượng quang điện
D. công lớn nhất dùng để bứt êlectrôn ra khỏi bề mặt kim loại đó.
- Câu 6 : Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Tia X và tia tử ngoại đều có tác dụng mạnh lên kính ảnh.
B. Tia X và tia tử ngoại đều bị lệch khi đi qua một điện trường mạnh
C. Tia X và tia tử ngoại đều kích thích một số chất phát quang.
D. Tia X và tia tử ngoại đều có bản chất là sóng điện từ.
- Câu 7 : Giới hạn quang điện của kẽm là 0,36 mm, công thoát e của kẽm lớn hơn natri 1,4 lần. Giới hạn quang điện của natri là
A. 5,04 mm.
B. 2,57 mm.
C. 0,257 mm.
D. 0,504 mm.
- Câu 8 : Trạng thái dừng của nguyên tử là
A. trạng thái trong đó mọi êlectrôn của nguyên tử đều không chuyển động đối với hạt nhân.
B. trạng thái đứng yên của nguyên tử
C. một trong số các trạng thái có năng lượng xác định, mà nguyên tử có thể tồn tại.
D. trạng thái chuyển động đều của nguyên tử.
- Câu 9 : 1 Mev/c2 vào khoảng
A. 1,78.10-29 kg.
B. 0,561.10-30 kg.
C. 1,78.10-30 kg
D. 0,561.1030 J.
- Câu 10 : Trong thí nghiệm Y-âng về gioa thoa ánh sáng, các khe sáng được chiếu sáng bằng ánh sáng đơn sắc. khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp đo được là 4,8 mm. Toạ độ của vân sáng bậc 3 là
A. \( \pm \) 4,8 mm
B. \( \pm \)2,4 mm.
C. \( \pm \)9,6 mm.
D. \( \pm \)3,6 mm.
- Câu 11 : Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catôt là l0 = 0,30 mm. Công thoát của kim loại dùng làm catôt là
A. 1,16 eV.
B. 6,62 eV.
C. 4,14 eV
D. 2,21 eV
- Câu 12 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, hai khe Y-âng cách nhau 2 mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 2 m. Sử dụng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,40 µm đến 0,75 µm. Trên màn quan sát thu được các dải quang phổ. Bề rộng của dải quang phổ ngay sát vạch sáng trắng trung tâm là
A. 0,35 mm
B. 0,55 mm.
C. 0,50 mm.
D. 0,45 mm.
- Câu 13 : . Hạt nhân \({}_Z^AX\) sau khi phóng xạ biến thành hạt \({}_{Z + 1}^AY\) . Đây là phóng xạ
A. \(\gamma \)
B. \({\beta ^ + }\)
C. \(\alpha \)
D. \({\beta ^ - }\)
- Câu 14 : Catốt của một tế bào quang điện làm bằng kim loại có giới hạn quang điện l0 = 0,5 μm. Muốn có dòng quang điện trong mạch thì ánh sáng kích thích phải có tần số
A. f \( \ge \) 6.1014 Hz
B. f \( \ge \) 4,5.1014 Hz
C. f \( \ge \) 5.1014 Hz
D. f \( \ge \) 2.1014 Hz.
- Câu 15 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Y-âng, biết khoảng cách hai khe S1S2 = 0,35 mm, khoảng cách từ D = 1,5 m và bước sóng l = 0,7 μm. Tìm khoảng cách của hai vân sáng liên tiếp?
A. 2 mm.
B. 3 mm
C. 1,5 mm
D. 4 mm
- Câu 16 : Công thức tính khoảng vân giao thoa là
A. \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
B. \(i = \frac{{\lambda a}}{D}\)
C. \(i = \frac{{aD}}{\lambda }\)
D. \(i = \frac{\lambda }{{aD}}\)
- Câu 17 : Để thu được quang phổ vạch hấp thụ thì
A. áp suất của đám khí hấp thụ phải rất lớn.
B. nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải nhỏ hơn nhiệt độ của nguồn ánh sáng trắng
C. nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải lớn hơn nhiệt độ của nguồn ánh sáng trắng.
D. nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải bằng nhiệt độ của nguồn ánh sáng trắng.
- Câu 18 : Ban đầu một mẫu chất phóng xạ nguyên chất có khối lượng m0, chu kì bán rã của chất này là 3,8 ngày. Sau 15,2 ngày khối lượng của chất phóng xạ đó chỉ còn là 2,24 g. Khối lượng m0 là
A. 5,60 g.
B. 8,96 g.
C. 17,92 g.
D. 35,84 g.
- Câu 19 : Lực hạt nhân
A. là loại lực truyền tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân.
B. có cùng bản chất với lực hấp dẫn và lực tĩnh điện.
C. chỉ tác dụng trong phạm vi kích thước nguyên tử.
D. phụ thuộc khối lượng và điện tích các hạt liên kết .
- Câu 20 : Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
B. Vật có nhiệt độ trên 30000C phát ra tia tử ngoại rất mạnh.
C. Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt.
D. Tia tử ngoại không bị thủy tinh hấp thụ
- Câu 21 : Chọn câu đúng.
A. Tia X có thể phát ra từ các đèn điện.
B. Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại
C. Tia X có thể xuyên qua tất cả mọi vật.
D. Tia X do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra.
- Câu 22 : Tính lượng tử năng lượng của phôtôn tia tử ngoại có bước sóng \(\lambda = 2615\mathop {\rm{A}}\limits^{\rm{o}} \) trong chân không?
A. 76.10-18 J.
B. 4,75 eV
C. 3,75 eV.
D. 7,6 eV.
- Câu 23 : Hai khe của thí nghiệm Y-âng được chiếu sáng bằng ánh sáng trắng (bước sóng của ánh sáng tím là 0,4 μm, của ánh sáng đỏ là 0,75μm . Hỏi ở đúng vị trí vân sáng bậc 4 của ánh sáng đỏ có bao nhiêu vạch sáng của ánh sáng đơn sắc khác nằm trùng ở đó?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 6
- Câu 24 : Chọn câu trả lời đúng?
A. Quang dẫn là hiện tượng kim loại phát xạ êlectrôn lúc được chiếu sáng.
B. Quang dẫn là hiện tượng bứt quang êlectrôn ra khỏi bề mặt chất bán dẫn.
C. Quang dẫn là hiện tượng tăng tính dẫn điện của chất bán dẫn lúc được chiếu sáng.
D. Quang dẫn là hiện tượng điện trở của một chất giảm rất nhiều khi hạ nhiệt độ xuống rất thấp.
- Câu 25 : Một chất phóng xạ có hằng số phóng xạ l. Sau thời gian bằng \(\frac{1}{\lambda }\) tỉ lệ số hạt của chất phóng xạ bị phân rã so với số hạt nhân chất phóng xạ ban đầu gần bằng
A. 36,8%
B. 0,632%
C. 50%
D. 63,2%
- Câu 26 : Một hạt nhân 235U khi phân hạch tỏa ra 200 MeV. Biết năng suất tỏa nhiệt của than là 3.107 J/kg. Hỏi cần bao nhiêu kg than để có năng lượng tương ứng với sự phân hoạch của 1 g 235U ?
A. 7,42.104 kg
B. 72 kg
C. 173 kg
D. 2,73.103 kg
- Câu 27 : Trong nguyên tử hiđrô, với ro là bán kính Bo thì bán kính quỹ đạo dừng của êlectron không thể là
A. 10ro.
B. 36ro.
C. 25ro.
D. 4ro.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất