Đề kiểm tra 1 tiết Chương 4 Vật lý 12 năm 2019-202...
- Câu 1 : Mạch dao động lý tưởng gồm
A. một tụ điện và một cuộn cảm thuần.
B. một tụ điện và một điện trở thuần.
C. một cuộn cảm thuần và một điện trở thuần.
D. một nguồn điện và một tụ điện.
- Câu 2 : Mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang hoạt động. Điện tích của một bản tụ điện
A. biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian.
B. không thay đổi theo thời gian.
C. biến thiên theo hàm bậc hai của thời gian.
D. biến thiên điều hòa theo thời gian.
- Câu 3 : Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và Cđdđ qua cuộn cảm thuần biến thiên điều hòa theo thời gian
A. luôn cùng pha nhau.
B. với cùng tần số.
C. luôn ngược pha nhau.
D. với cùng biên độ.
- Câu 4 : Trong một mạch dao động LC gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Chu kỳ dao động riêng của mạch
A. tăng khi tăng điện dung C của tụ điện.
B. không đổi khi điện dung C của tụ điện thay đổi.
C. giảm khi tăng điện dung C của tụ điện.
D. tăng gấp đôi khi điện dung C của tụ điện tăng gấp đôi.
- Câu 5 : Mạch dao động điện từ điều hòa LC có chu kỳ
A. phụ thuộc vào cả L và C.
B. phụ thuộc vào C, không phụ thuộc vào L.
C. Phụ thuộc vào L, không phụ thuộc vào C.
D. không phụ thuộc vào L và C.
- Câu 6 : Một cuộn dây cảm thuần có độ tự cảm L mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung C thành một mạch dao động LC. Chu kỳ dao động điện từ tự do của mạch này phụ thuộc vào
A. dòng điện cực đại chạy trong cuộn dây của mạch dao động.
B. điện tích cực đại của bản tụ điện trong mạch dao động.
C. điện dung C và độ tự cảm L của mạch dao động.
D. hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện của mạch dao động.
- Câu 7 : Trong dao động điện từ và dao động cơ học, cặp đại lượng cơ - điện nào sau đây có vai trò không tương đương nhau?
A. Li độ x và điện tích q.
B. Khối lượng m và độ tự cảm L.
C. Độ cứng k và 1/C.
D. Vận tốc v và điện áp u.
- Câu 8 : Để dao động điện từ của mạch dao động LC không bị tắt dần, người ta thường dùng biện pháp nào sau đây?
A. Ban đầu tích điện cho tụ điện một điện tích rất lớn.
B. Tạo ra dòng điện trong mạch có cường độ rất lớn.
C. Sử dụng tụ điện có điện dung lớn và cuộn cảm có độ tự cảm nhỏ để lắp mạch dao động
D. Cung cấp thêm năng lượng cho mạch bằng cách sử dụng máy phát dao động dùng tranzito.
- Câu 9 : Dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được hình thành là do hiện tượng
A. tự cảm.
B. cộng hưởng điện.
C. cảm ứng điện từ.
D. từ hoá.
- Câu 10 : Dòng điện dịch
A. dòng chuyển dịch của các hạt mang điện qua tụ điện.
B. là dòng chuyển dịch của các hạt mang điện.
C. là khái niệm chỉ sự biến thiên của điện trường giữa 2 bản tụ.
D. là dòng điện trong mạch dao động LC.
- Câu 11 : Trong không gian giữa hai bản tụ của mạch dao động LC đang hoạt động. Điều nào sau đây là đúng:
A. Chỉ có điện trường, không có từ trường.
B. Có điện trường nhưng là điện trường xoáy.
C. Từ trường trong không gian giữa hai bản tụ có đường sức từ giống đường sức từ của từ trường do dòng điện trong dây dẫn thẳng dài gây ra.
D. Có từ trường nhưng là từ trường đều.
- Câu 12 : Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Đường sức điện trường của điện trường xoáy giống như đường sức điện trường do điện tích đứng yên gây ra.
B. Đường sức từ của từ trường luôn là các đường cong kín.
C. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường.
D. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy.
- Câu 13 : Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, Cđdđ trong mạch và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện lệch pha nhau một góc bằng
A. 0
B. π/4
C. π
D. π/2
- Câu 14 : Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C và cuộn cảm L, dao động tự do với tần số góc
A. ω=2π\(\sqrt[]{{LC}}\)
B. ω=2π/\(\sqrt[]{{LC}}\)
C. ω=\(\sqrt[]{{LC}}\)
D. ω=1/ \(\sqrt[]{{LC}}\)
- Câu 15 : Chu kỳ dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được xác định bởi
A. T=2π\(\sqrt[]{{L/C}}\)
B. T=2π\(\sqrt[]{{C/L}}\)
C. T=2π/\(\sqrt[]{{LC}}\)
D. T=2π\(\sqrt[]{{LC}}\)
- Câu 16 : Trong mạch dao động điện từ LC, nếu điện tích cực đại trên tụ điện là Qo và Cđdđ cực đại trong mạch là Io thì chu kỳ dao động điện từ trong mạch là
A. T=2πQ0/I0
B. T=2πLC
C. T=2πI0/Q0
D. T=2πQ0I0
- Câu 17 : Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L và một tụ điện có điện dung C thực hiện dao động điện từ tự do không tắt. Giá trị cực đại của hiệu điện thế giữa hai bản tụ bằng Uo. Giá trị cực đại của Cđdđ trong mạch là
A. I0=U0\(\sqrt[]{{LC}}\)
B. I0=U0 \(\sqrt[]{{L/C}}\)
C. I0=U0 \(\sqrt[]{{C/L}}\)
D. I0=U0/\(\sqrt[]{{LC}}\)
- Câu 18 : Một mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không. Khi trong mạch có dao động điện từ tự do với biểu thức điện tích trên bản tụ điện là q=q0cos(ωt+φ) thì giá trị cực đại của Cđdđ trong mạch là:
A. ωq0/2
B. ωq0/ \(\sqrt[]{{2}}\)
C. \(\sqrt[]{{2}}\)ωq0
D. ωq0
- Câu 19 : Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại trên một bản tụ điện là Q0 và Cđdđ cực đại trong mạch là I0. Tần số dao động được tính theo công thức:
A. f =1/2πLC
B. f = 2πLC.
C. f =Q0/2πI0
D. f =I0/2πQ0
- Câu 20 : Tần số dao động của mạch LC tăng gấp đôi khi
A. điện dung tụ tăng gấp đôi
B. độ tự cảm của cuộn dây tăng gấp đôi
C. điện dung giảm còn 1 nửa
D. chu kì giảm một nửa
- Câu 21 : Muốn tăng tần số dao động riêng mạch LC lên gấp 4 lần khi giữ nguyên C thì ta phải giảm độ tự cảm L xuống
A. L/2.
B. L/4.
C. L/3.
D. L/16.
- Câu 22 : Một mạch dao động điện từ LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Biết điện trở của dây dẫn là không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Khi điện dung có giá trị C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f1. Khi điện dung có giá trị C2 = 4C1 thì tần số dao động điện từ riêng của mạch là
A. f2= f1/2
B. f2= 4f1
C. f2= f1/4
D. f2= 2f1
- Câu 23 : Một mạch dao động điện từ gồm tụ điện C=2.10-6 F và cuộn thuần cảm L=4,5.10-6 H. Chu kỳ dao động điện từ của mạch là
A. 1,885.10-5 s
B. 2,09.106 s
C. 5,4.104 s
D. 9,425 s
- Câu 24 : Một mạch dao động điện từ LC, có điện trở thuần không đáng kể. Điện áp giữa hai bản tụ biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số f. Phát biểu nào sau đây là sai? Năng lượng điện từ
A. bằng năng lượng từ trường cực đại.
B. không thay đổi.
C. biến thiên tuần hoàn với tần số f.
D. bằng năng lượng điện trường cực đại.
- Câu 25 : Trong mạch dao động điện từ LC, điện tích trên tụ điện biến thiên với chu kỳ T. Năng lượng điện trường ở tụ điện
A. biến thiên tuần hoàn với chu kì T.
B. biến thiên tuần hoàn với chu kì
C. biến thiên tuần hoàn với chu kì 2T.
D. không biến thiên theo thời gian.
- Câu 26 : Nhận xét nào sau đây liên quan đến năng lượng điện từ của mạch dao động là đúng? Điện tích trong mạch dao động lí tưởng biến đổi với chu kỳ T thì
A. Năng lượng điện trường biển đối với chu kỳ 2T.
B. Năng lượng từ trường biến đổi với chu kỳ 2T.
C. Năng lượng điện trường biến đổi với chu kỳ T/2.
D. Năng lượng điện từ biến đổi với chu kỳ T/2.
- Câu 27 : Cường độ dòng điện trong mạch dao động lí tưởng biến đổi với tần số f. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Năng lượng điện trường biển đổi với tần số 2f.
B. Năng lượng từ trường biến đổi với tần số 2f.
C. Năng lượng điện từ biến đổi với tần số f/2.
D. Năng lượng điện từ không biến đổi.
- Câu 28 : Mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C đang thực hiện dao động điện từ tự do. Gọi là điện áp cực đại giữa hai bản tụ; u và i là điện áp giữa hai bản tụ và cường độ dòng điện trong mạch tại thời điểm t. Hệ thức nào dưới đây được viết đúng?
A. \({i^2} = LC\left( {U_0^2 - {u^2}} \right).\)
B. \({i^2} = \frac{C}{L}\left( {U_0^2 - {u^2}} \right).\)
C. \({i^2} = \sqrt {LC} \left( {U_0^2 - {u^2}} \right).\)
D. \({i^2} = \frac{L}{C}\left( {U_0^2 - {u^2}} \right).\)
- Câu 29 : Một mạch dao động gồm một cuộn dây có độ tự cảm L = 5 (mH) và tụ điện có điện dung C = 50 ( µF). Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là \({U_0} = 10\)V. Năng lượng của mạch dao động là:
A. \({\rm{W}} = 25\,mJ.\)
B. \({\rm{W}} = {10^6}\,J.\)
C. \({\rm{W}} = 2,5\,mJ.\)
D. \({\rm{W}} = 0,25\,mJ.\)
- Câu 30 : Trong mạch dao động lý tưởng, tụ điện có điện dung C = 5 (µF ), điện tích của tụ có giá trị cực đại là C. Năng lượng dao động điện từ trong mạch là
A. \({6.10^{ - 4}}J.\)
B. \(12,{8.10^{ - 4}}J.\)
C. \(6,{4.10^{ - 4}}J.\)
D. \({8.10^{ - 4}}J.\)
- Câu 31 : Mạch dao động lí tưởng LC gồm tụ điện có điện dung C = 25 (nF) và cuộn dây có độ tụ cảm L. Dòng điện trong mạch biến thiên theo phương trình \(i = 0,02cos\left( {8000t} \right)\)A. Năng lượng điện trường vào thời điểm \(t = \frac{\pi }{{48000}}\left( s \right)\) là
A. \({{\rm{W}}_C} = 38,5\,\mu J.\)
B. \({{\rm{W}}_C} = 39,5\,\mu J.\)
C. \({{\rm{W}}_C} = 93,75\,\mu J.\)
D. \({{\rm{W}}_C} = 36,5\,\mu J.\)
- Câu 32 : Một tụ điện có điện dung C = 8 (nF) được nạp điện tới điện áp U0=6V rồi mắc với một cuộn cảm có L = 2 mH. Cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm là
A. I0=0,12 A
B. I0=1,2m A
C. I0=1,2 A
D. I0= 12 A
- Câu 33 : Một mạch dao động LC gồm tụ điện có điện dung C = 10 (pF) và cuộn dây thuần cảm có hệ số tự cảm L = 10,13 (mH). Tụ điện được tích điện đến hiệu điện thế cực đại là U0=12V. Sau đó cho tụ điện phóng điện qua mạch. Năng lượng cực đại của điện trường nhận giá trị nào ?
A. \({\rm{W}} = {144.10^{ - 11}}\,J.\)
B. \({\rm{W}} = {144.10^{ - 8}}\,J.\)
C. \({\rm{W}} = {72.10^{ - 11}}\,J.\)
D. \({\rm{W}} = {72.10^{ - 8}}\,J.\)
- Câu 34 : Cho 1 mạch dao động gồm tụ điện C = 5 (µF ) và cuộn dây thuần cảm kháng có L = 50 (mH). Tính năng lượng của mạch dao động khi biết hiệu điện thế cực đại trên tụ điện là U0=6V.
A. \({\rm{W}} = {9.10^{ - 5}}\,J.\)
B. \({\rm{W}} = {6.10^{ - 6}}\,J.\)
C. \({\rm{W}} = {9.10^{ - 4}}\,J.\)
D. \({\rm{W}} = {9.10^{ - 6}}\,J.\)
- Câu 35 : Trong mạch LC lí tưởng cho tần số góc \(\omega = {2.10^4}\)rad/s, L = 0,5 (mH), hiệu điện thế cực đại trên hai bản tụ U0=10V. Năng lượng điện từ của mạch dao động là:
A. \({\rm{W}} = 25\,J.\)
B. \({\rm{W}} = 2,5\,J.\)
C. \({\rm{W}} = 2,5\,mJ.\)
D. \({\rm{W}} = 2,{5.10^{ - 4}}\,J.\)
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất