Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3 Vật lý 11 năm học 2019...
- Câu 1 : Cực âm của một bình điện phân dương cực tan có dạng một lá mỏng. Khi dòng điện chạy qua bình điện phân trong 1 h thì cực âm dày thêm 1mm. Để cực âm dày thêm 2 mm nữa thì phải tiếp tục điện phân cùng điều kiện như trước trong thời gian là
A. 1 h.
B. 2 h.
C. 3 h.
D. 4 h.
- Câu 2 : Trong các nhận định sau, nhận định nào về dòng điện trong kim loại là không đúng?
A. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do;
B. Nhiệt độ của kim loại càng cao thì dòng điện qua nó bị cản trở càng nhiều;
C. Nguyên nhân điện trở của kim loại là do sự mất trật tự trong mạng tinh thể;
D. Khi trong kim loại có dòng điện thì electron sẽ chuyển động cùng chiều điện trường.
- Câu 3 : Đặt vào hai đầu vật dẫn một hiệu điện thế thì nhận định nào sau đây là đúng?
A. Electron sẽ chuyển động tự do hỗn loạn;
B. Tất cả các electron trong kim loại sẽ chuyển động cùng chiều điện trường;
C. Các electron tự do sẽ chuyển động ngược chiều điện trường.
D. Tất cả các electron trong kim loại chuyển động ngược chiều điện trường
- Câu 4 : Không khí ở điều kiện bình thường không dẫn điện vì
A. các phân tử chất khí không thể chuyển động thành dòng.
B. các phân tử chất khí không chứa các hạt mang điện.
C. các phân tử chất khí luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng.
D. các phân tử chất khí luôn trung hòa về điện, trong chất khí không có hạt tải.
- Câu 5 : Bản chất của hiện tượng dương cực tan là
A. cực dương của bình điện phân bị tăng nhiệt độ tới mức nóng chảy.
B. cực dương của bình điện phân bị mài mòn cơ học.
C. cực dương của bình điện phân bị tác dụng hóa học tạo thành chất điện phân và tan vào dung dịch.
D. cực dương của bình điện phân bị bay hơi.
- Câu 6 : Khi điện phân nóng chảy muối của kim loại kiềm thì
A. cả ion của gốc axit và ion kim loại đều chạy về cực dương.
B. cả ion của gốc axit và ion kim loại đều chạy về cực âm.
C. ion kim loại chạy về cực dương, ion của gốc axit chạy về cực âm.
D. ion kim loại chạy về cực âm, ion của gốc axit chạy về cực dương.
- Câu 7 : Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích 15cm2, người ta dùng nó làm catôt của một bình điện phân đựng dung dịch với anôt là một thanh đồng nguyên chất và cho dòng điện có cường độ I = 4A chạy trong 1 giờ 20 phút 25 giây. Cho biết khối lượng riêng của đồng là . Bề dày của lớp đồng bám trên mặt tấm sắt bằng
A. 0,84m.
B. 0,48m.
C. 0,84mm.
D. 0,48mm.
- Câu 8 : Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat có điện trở 2 Ω. Anot của bình bằng bạc và hiệu điện thế đặt vào hai điện cực của bình điện phân là 12 V. Biết bạc có A = 108 g/mol, n = 1. Khối lượng bạc bám vào catot của bình điện phân sau 16 phút 5 giây là
A. 4,32 mg.
B. 4,32 g.
C. 6,486 g.
D. 6,48 g.
- Câu 9 : Khi đường kính của khối kim loại đồng chất, tiết diện đều tăng 2 lần thì điện trở của khối kim loại
A. tăng 2 lần.
B. tăng 4 lần.
C. giảm 2 lần.
D. giảm 4 lần.
- Câu 10 : Khi chiều dài của khối kim loại đồng chất tiết diện đều tăng 2 lần thì điện trở suất của kim loại đó
A. tăng 2 lần.
B. giảm 2 lần.
C. không đổi.
D. giảm 4 lần.
- Câu 11 : Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng
A. điện trở của vật dẫn giảm xuống giá trị rất nhỏ khi nhiệt độ giảm xuống thấp.
B. điện trở của vật giảm xuống rất nhỏ khi điện trở của nó đạt giá trị đủ cao.
C. điện trở của vật giảm xuống bằng không khi nhiệt độ của vật nhỏ hơn một giá trị nhiệt độ nhất định.
D. điện trở của vật bằng không khi nhiệt độ bằng 0K.
- Câu 12 : Khi đốt nóng chất khí, nó trở lên dẫn điện vì
A. vận tốc giữa các phân tử chất khí tăng.
B. khoảng cách giữa các phân tử chất khí tăng.
C. các phân tử chất khí bị ion hóa thành các hạt mang điện tự do.
D. chất khí chuyển động thành dòng có hướng.
- Câu 13 : Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của
A. các ion dương.
B. ion âm.
C. ion dương và ion âm.
D. ion dương, ion âm và electron tự do.
- Câu 14 : Suất nhiệt điện động của của một cặp nhiệt điện phụ thuộc vào
A. nhiệt độ thấp hơn ở một trong 2 đầu cặp.
B. hiệu nhiệt độ hai đầu cặp.
C. nhiệt độ cao hơn ở một trong hai đầu cặp.
D. bản chất của chỉ một trong hai kim loại cấu tạo nên cặp.
- Câu 15 : Trong các trường hợp sau đây, hiện tượng dương cực tan không xảy ra khi
A. điện phân dung dịch bạc clorua với cực dương là bạc.
B. điện phân axit sunfuric với cực dương là đồng.
C. điện phân dung dịch muối đồng sunfat với cực dương là graphit (than chì).
D. điện phân dung dịch niken sunfat với cực dương là niken.
- Câu 16 : Khối lượng chất giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ với
A. điện lượng chuyển qua bình.
B. thể tích của dung dịch trong bình.
C. khối lượng dung dịch trong bình.
D. khối lượng chất điện phân.
- Câu 17 : Một bình điện phân chứa dung dịch muối kim loại có điện cực làm bằng chính kim loại đó. Cho dòng điện 0,25 A chạy qua trong 1 giờ thấy khối lượng catot tăng xấp xỉ 1 g. Hỏi các điện cực làm bằng gì trong các kim loại: sắt A1 = 56, n1 = 3; đồng A2 = 64, n2 = 2; bạc A3 = 108, n3 = 1 và kẽm A4 = 65,5; n4 = 2
A. Sắt.
B. Đồng.
C. Bạc.
D. Kẽm
- Câu 18 : Mắc nối tiếp hai bình điện phân, bình thứ nhất đựng dung dịch CuSO4, bình thứ hai đựng dung dịch AgNO3. Sau một giờ, lượng đồng giải phóng ở catot của bình thứ nhất là 0,32g. Khối lượng bạc giải phóng ở catot thứ hai có giá trị nào sau đây. Cho Cu = 64, Ag = 108.
A. 1,08 g.
B. 108 g.
C. 5,4 g.
D. 0,54 g.
- Câu 19 : Nếu có dòng điện không đổi chạy qua bình điện phân gây ra hiện tượng dương cực tan thì khối lượng chất giải phóng ở điện cực không tỉ lệ thuận với
A. khối lượng mol của chất đượng giải phóng.
B. cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân.
C. thời gian dòng điện chạy qua bình điện phân.
D. hóa trị của của chất được giải phóng.
- Câu 20 : Hiện tượng điện phân không ứng dụng để
A. đúc điện.
B. mạ điện.
C. sơn tĩnh điện.
D. luyện nhôm.
- Câu 21 : Chọn một đáp án sai?
A. Dòng điện qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt.
B. Hạt tải điện trong kim loại là ion.
C. Hạt tải điện trong kim loại là electron tự do.
D. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm khi giữ ở nhiệt độ không đổi
- Câu 22 : Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là sự va chạm của
A. các electron tự do với chỗ mất trật tự của ion dương nút mạng.
B. các electron tự do với nhau trong quá trình chuyển động nhiệt hỗn loạn.
C. các ion dương nút mạng với nhau trong quá trình chuyển động nhiệt hỗn loạn.
D. các ion dương chuyển động định hướng dưới tác dụng của điện trường với các electron.
- Câu 23 : Khi điện phân dương cực tan, nếu tăng cường độ dòng điện và thời gian điện phân lên 2 lần thì khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực
A. không đổi.
B. tăng 2 lần.
C. tăng 4 lần.
D. giảm 4 lần.
- Câu 24 : Trong hiện tượng điện phân dương cực tan một muối xác định, muốn tăng khối lượng chất giải phóng ở điện cực thì cần phải tăng
A. khối lượng mol của chất được giải phóng.
B. hóa trị của chất được giải phóng.
C. thời gian lượng chất được giải phóng.
D. cả 3 đại lượng trên
- Câu 25 : Một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4, với các điện cực đều bằng đồng, diện tích catot bằng 10 cm2, khoảng cách từ catot đến anot là 5 cm. Đương lượng gam của đồng là 32. Hiệu điện thế đặt vào U = 15 V, điện trở suất của dung dịch là 0,2 Ω.m. Sau thời gian 1 h, khối lượng đồng bám vào catot gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 0,327 g.
B. 1,64 g.
C. 1,78 g.
D. 2,65 g.
- Câu 26 : Khi hai kim loại tiếp xúc với nhau
A. luôn luôn có sự khuếch tán của các electron tự do và các ion dương qua lại lớp tiếp xúc.
B. luôn luôn có sự khuếch tán của các hạt mang điện tự do qua lại lớp tiếp xúc.
C. các electron tự do chỉ khuếch tán từ kim loại có mật độ electron tự do lớn sang kim loại có mật độ electron tự do bé hơn.
D. không có sự khuếch tán của các hạt mang điện qua lại lớp tiếp xúc nếu hai kim loại giống hệt nhau.
- Câu 27 : Khi điện phân dung dịch nhôm ôxit nóng chảy, người ta cho dòng điện có cường độ 20 kA chạy qua dung dịch này tương ứng với hiệu điện thế giữa các điện cực là 5 V. Nhôm có khối lượng mol là A = 27 g/mol và hóa trị n = 3. Để thu được 1 tấn nhôm thì thời gian điện phân và lượng điện năng đã tiêu thụ lần lượt là
A. 7,2 ngày và 53,6MJ.
B. 6,2 ngày và 53,6MJ.
C. 7,2 ngày và 54,6MJ.
D. 6,2 ngày và 54,6 MJ.
- Câu 28 : Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại tuân theo định luật Ôm phụ thuộc vào điều kiện nào sau đây?
A. Dòng điện qua dây dẫn kim loại có cường độ rất
B. Dây dẫn kim loại có nhiệt độ tăng dần.
C. Dây dẫn kim loại có nhiệt độ giảm dần.
D. Dây dẫn kim loại có nhiệt độ không đổi
- Câu 29 : Suất nhiệt điện động của cặp nhiệt điện phụ thuộc vào
A. độ chênh lệch nhiệt độ 2 mối hàn.
B. nhiệt độ mối hàn.
C. độ chênh lệch nhiệt độ 2 mối hàn và bản chất hai kim loại làm cặp nhiệt điện.
D. nhiệt độ mối hàn và bản chất hai kim loại làm cặp nhiệt điện.
- Câu 30 : Cơ chế nào sau đây không phải là cách tải điện trong quá trình dẫn điện tự lực ở chất khí?
A. Dòng điện làm nhiệt độ khí tăng cao khiến phân tử khí bị ion hóa;
B. Điện trường trong chất khí rất mạnh khiến phân tử khí bị ion hóa ngay ở nhiệt độ thấp;
C. Catôt bị làm nóng đỏ lên có khả năng tự phát ra electron
D. Đốt nóng khí để đó bị ion hóa tạo thành điện tích.
- Câu 31 : Hai dây đồng hình trụ cùng khối lượng và ở cùng nhiệt độ. Dây A dài gấp đôi dây B. Điện trở của chúng liên hệ với nhau như thế nào
A. RA = RB/4.
B. RA = 2RB.
C. RA = RB/2.
D. RA = 4RB.
- Câu 32 : Hai thanh kim loại có điện trở bằng nhau. Thanh A chiều dài lA, đường kính dA; thanh B có chiều dài lB = 2lA và đường kính dB = 2dA. Điện trở suất của chúng liên hệ với nhau như thế nào ?
A. ρA = ρB/4.
B. ρA = 2ρB.
C. ρA = ρB/2.
D. ρA = 4ρB.
- Câu 33 : Hiện tượng nào sau đây không phải hiện tượng phóng điện trong chất khí?
A. đánh lửa ở buzi;
B. sét.
C. hồ quang điện;
D. dòng điện chạy qua thủy ngân.
- Câu 34 : Câu nào dưới đây nói về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I vào hiệu điện thế U giữa hai cực tụ điện chứa chất khí trong quá trình dẫn điện không tự lực là không đúng?
A. Với U quá lớn: I tăng nhanh theo U.
B. Với mọi giá trị của U: I luôn tăng tỉ lệ với U.
C. Với U nhỏ: I tăng theo U.
D. Với U đủ lớn: I đạt giá trị bão hoà.
- Câu 35 : Dòng điện trong môi trường nào dưới đây là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, ion âm và electron?
A. chất bán dẫn.
B. chất điện phân.
C. chất khí.
D. kim loại.
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp