20 bài tập Cách mạng Khoa học - công nghệ và xu th...
- Câu 1 : Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỉ XX là:
A Tạo ra một khối lượng hàng hoá đồ sộ
B Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng
C Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất
D Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ
- Câu 2 : Nguồn gốc quan trọng nhất của cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai là do
A Nhu cầu phát triển công nghiệp quốc phòng
B Do yêu cầu chiến tranh thế giới thứ hai
C Những thành tựu khoa học – kĩ thuật lần 1 tạo tiền đề cho CMKHKT – CN lần hai
D Do yêu cầu của cuộc sống con người
- Câu 3 : Hãy chọn đáp án đúng nhất để điền chỗ ba chấm (...) trong đoạn đoạn văn sau: “Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cuộc .... đã diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy cùng những hệ quả về nhiều mặt là vô cùng to lớn.”
A cách mạng khoa học – kĩ thuật
B cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng
C cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D cách mạng tư sản
- Câu 4 : Các cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra trong lịch sử đều nhằm mục đích gì?
A Giải quyết vấn đề bủng nổ dân số và ô nhiễm môi trường sinh thái
B Giải quyết những đòi hỏi của cuộc sống.
C Đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người
D Giải quyết những đòi hỏi từ quá trình sản xuất của con người.
- Câu 5 : Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ ngày nay là
A Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
B Khoa học gắn liền với kĩ thuật
C Mọi phát minh khoa học đều bắt nguồn từ sản xuất
D Kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất.
- Câu 6 : Ý nào sau đây được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cấu hóa đem lại cho tất cả các dân tộc trên thế giới?
A Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ quốc tế
B Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính ở các khu vực
C Các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài
D Sự xung đột, giao thoa giữa các nền văn hoá
- Câu 7 : Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai đã gây ra những hậu quả tiêu cực đến đời sống con người
A Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng.
B Đưa con người trở về nền văn minh nông nghiệp
C Cơ cấu dân cư thay đổi, lao động công nông giảm đi.
D Chế tạo ra các công cụ sản xuất mới.
- Câu 8 : Điền vào chỗ (….) cụm từ thích hợp:
A (1) xu thế khách quan, (2) thời cơ, (3) thuận lợi.
B (1) xu thế chủ quan, (2) thách thức, (3) thuận lợi.
C (1) xu thế khách quan, (2) thời cơ, (3) thách thức.
D (1) xu thế chủ quan, (2) thời cơ, (3) thách thức.
- Câu 9 : Thách thức lớn nhất của Việt Nam trong xu thế toàn cấu hóa là gì?
A Sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường thế giới.
B Quản lí, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài.
C Sự chênh lệch về trình độ dân trí khi tham gia hội nhập.
D Sư bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
- Câu 10 : Việc Việt Nam gia nhập vào tổ chức ASEAN được xem là biểu hiện của xu thế nào trong quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XX?
A Xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ.
B Mĩ đẩy mạnh thiết lập trật tự thế giới đơn cực sau chiến tranh lạnh
C Xu thế hoà bình, hợp tác, đối thoại của các quốc gia trên thế giới.
D Sự điều chỉnh chiến lược phát triển đất nước của các nước sau chiến tranh lạnh.
- Câu 11 : Toàn cầu hoá là thời cơ với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng bởi lý do nào sau đây
A Thúc đẩy nhanh sự phát triển và xã hội hóa lượng sản xuất.
B Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia
C Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn
D Thúc đẩy và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn
- Câu 12 : Trong xu thế toàn cầu hóa, để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam cần phải làm gì?
A Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
B Khai thác yếu tố tài nguyên có sẵn.
C Tiến hành cải cách sâu rộng.
D Hợp tác, đầu tư với nước ngoài.
- Câu 13 : Các tập đoàn như: Apple, Samsung, Microsoft, Facebook…nhắc đến biểu hiện nào của xu thế toàn cầu hóa?
A Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
B Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
C Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
D Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính khu vực và quốc tế.
- Câu 14 : Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
A khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
B ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật.
C nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
D phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn.
- Câu 15 : Ý nào được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới?
A Các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài.
B Sự xung đột và giao thoa giữa các nền văn hóa trên thế giới.
C Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế thương mại, tài chính ở các khu vực.
D Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
- Câu 16 : Sự kiện nào dưới đây là biểu hiện của việc “chống lại xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa”.
A Cuộc khủng hoảng ở Ukraina từ năm 2013.
B Sự kiện Anh rút khỏi EU (Brexit).
C Các quốc gia nằm trong Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết lần lượt đòi tách ra thành lập cộng đồng SNG
D Cuộc chiến tranh thương mại Mĩ - Trung.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12