Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh 7 năm học 2019 - 2...
- Câu 1 : Môi trường sống của trùng roi xanh là:
A. Ao, hồ, ruộng
B. Biển
C. Cơ thể người
D. Cơ thể động vật
- Câu 2 : Trùng sốt rét truyền vào máu người qua động vật nào?
A. Ruồi vàng
B. Bọ chó
C. Bọ chét
D. Muỗi Anôphen
- Câu 3 : Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh:
A. Gây bệnh cho người và động vật khác
B. Di chuyển bằng tua
C. Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhiệm mọi chức năng sống
D. Sinh sản hữu tính
- Câu 4 : Thủy tức di chuyển bằng cách nào?
A. Roi bơi
B. Kiểu lộn đầu và roi bơi
C. Kiểu sâu đo
D. Kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu
- Câu 5 : Đa số đại diện của ruột khoang sống ở môi trường nào?
A. Sông
B. Biển
C. Suối
D. Ao, hồ
- Câu 6 : Đặc điểm cấu tạo nào chứng tỏ sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do.
A. Cơ thể hình dù, lỗ miệng ở dưới, có đối xứng tỏa tròn
B. Cơ thể hình trụ
C. Có đối xứng tỏa tròn
D. Có 2 lớp tế bào và có đối xứng tỏa tròn
- Câu 7 : Cành san hô thường dùng trang trí là bộ phận nào của cơ thể chúng.
A. Miệng
B. Tua miệng
C. Khung xương đá vôi
D. Miệng và tua miệng
- Câu 8 : Lớp cuticun bọc ngoài cơ thể giun tròn có tác dụng gì?
A. Như bộ áo giáp tránh sự tấn công của kẻ thù
B. Như bộ áo giáp giúp không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non
C. Giúp cơ thể luôn căng tròn
D. Giúp cơ thể dễ di chuyển
- Câu 9 : Vai trò của giun đất đối với đất trồng trọt:
A. Làm cho đất tơi xốp
B. Làm tăng độ màu cho đất
C. Làm mất độ màu của đất
D. Làm cho đất tơi xốp và tăng độ màu cho đất
- Câu 10 : Đặc điểm để phân biệt giun đốt với giun tròn, giun dẹp là gì:
A. Cơ thể phân đốt
B. Có thể xoang và có hệ thần kinh
C. Cơ thể phân đốt, có thể xoang, hệ thần kinh, hô hấp qua da
D. Cơ thể phân tính
- Câu 11 : Tại sao máu của giun đất có màu đỏ?
A. Máu mang sắc tố chứa sắt
B. Máu mang sắc tố chứa đồng
C. Máu chứa nhiều chất dinh dưỡng
D. Máu chứa nhiều muối
- Câu 12 : Động vật nguyên sinh là những động vật
A. cơ thể nhỏ bé, không nhìn thấy được bằng mắt thường
B. cấu tạo chỉ gồm một tế bào
C. phân bố ở mọi nơi trên Trái Đất
D. có khả năng thích nghi cao
- Câu 13 : Khi nói về động vật Thân mềm, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. có vỏ đá vôi bảo vệ
B. cơ thể phân đốt
C. có thân mềm
D. cơ thể thường đối xứng hai bên
- Câu 14 : Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm giúp sán là gan thích nghi với đời sống kí sinh?
A. mắt và lông bơi tiêu giảm
B. các cơ co dãn giúp sán chui rúc trong môi trường kí sinh
C. giác bám, cơ quan sinh dục, cơ quan tiêu hóa phát triển
D. có lông bơi giúp sán dễ di chuyển
- Câu 15 : Động vật nguyên sinh nào sau đây có lối sống tự dưỡng?
A. trùng kiết lị
B. trùng biến hình
C. trùng giày
D. trùng roi thực vật
- Câu 16 : Bộ phận nào dưới đây giúp châu chấu thực hiện quá trình hô hấp?
A. da
B. phổi
C. hệ thống ống khí
D. mang
- Câu 17 : Động vật nào dưới đây xuất hiện từ rất sớm trên hành tinh và được xem là “ hóa thạch sống”?
A. ốc sên
B. ốc vặn
C. ốc bươu vàng
D. ốc anh vũ
- Câu 18 : Giun đũa thường kí sinh ở bộ phận nào trong ống tiêu hóa của người?
A. ruột già
B. ruột non
C. dạ dày
D. gan
- Câu 19 : Khi nói về muỗi vằn, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. chỉ muỗi đực mới hút máu
B. chỉ muỗi cái mới hút máu
C. muỗi đực và muỗi cái đều hút máu
D. muỗi đực chỉ hút máu vào mùa xuân, còn muỗi cái chỉ hút máu vào mùa hè
- Câu 20 : Biện pháp nào sau đây không dùng để phòng ngừa giun sán cho người?
A. ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội
B. sử dụng nước sạch để tắm rửa
C. mắc màn khi đi ngủ
D. rửa sạch rau trước khi chế biến
- Câu 21 : Vì sao giun móc câu dễ nhiễm ở những vùng mà người dân, do lao động phải đi chân đất (như làm ruộng, thợ mỏ)?
A. vì ấu trùng giun xâm nhập vào cơ thể người qua da bàn chân
B. vì ấu trùng giun xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa
C. vì giun móc câu thích nghi với nơi sống ở nơi đất ẩm
D. vì ấu trùng giun xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp
- Câu 22 : Nhóm sinh vật nào sau đây có hại đối với cả người và động vật?
A. ong mật và tằm dâu
B. sán dây, giun đũa, chấy
C. tôm, mực, vẹm, cua
D. ốc vặn, sâu hại, mực
- Câu 23 : Đặc điểm giúp cá giảm sứa cản của nước khi di chuyển là
A. thân thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân
B. vây có da bao bọc, trong có nhiều tuyến nhầy
C. sự sắp xếp vảy trên thân khớp với nhau như lợp ngói
D. vây có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp với thân
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 1 Thế giới động vật đa dạng, phong phú
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 2 Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 4 Trùng roi
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 8 Thủy tức
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 9 Đa dạng của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 10 Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 11 Sán lá gan
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 12 Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 5 Trùng biến hình và trùng giày
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 6 Trùng kiết lị và trùng sốt rét