Đề ôn tập kiểm tra Học kì I - Lớp 12 (Đề số 1 - Có...
- Câu 1 : Lực lượng cách mạng được nêu ra trong Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là:
A Công nhân, nông dân và trí thức
B Công nhân, nông dân và tiểu tư sản
C Công nhân, nông dân, tư sản và tiểu tư sản
D Công nhân, nông dân
- Câu 2 : Sau khi gửi đến Hội nghị Véc Xai bản yêu sách của nhân dân An Nam nhưng không được các nước đế quốc chấp nhận Nguyễn Ái Quốc đã rút ra bài học gì?
A Ở đâu có chủ nghĩa đế quốc là ở đó có áp bức, bóc lột
B Muốn giải phóng dân tộc phải đoàn kết các giai cấp đấu tranh
C Muốn giái phóng dân tộc thì phải đoàn kết với nhân dân Pháp
D Muốn được giải phóng các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình
- Câu 3 : Tháng 6- 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm mục đích gì?
A Để tập hợp tất cả Thanh niên yêu nước Việt Nam đang hoạt động ở Trung Quốc lúc đó.
B Tuyên truyền, giác ngộ lí luận chính trị tiến tới giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam
C Lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
D Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình
- Câu 4 : Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7- 1936 đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là:
A chống phong kiến và tay sai
B chống đế quốc và chống phong kiến
C chống chế độ phản động thuộc địa
D chống phát xít, chống chiến tranh
- Câu 5 : Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là :
A Báo Thanh niên
B Báo An Nam trẻ
C Báo “ Người cùng khổ"
D Báo Hữu thanh
- Câu 6 : Tổ chức cộng sản nào ra đời đầu tiên ở Việt Nam ?
A Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
B Đông Dương Cộng sản liên đoàn
C Đông Dương Cộng sản đảng
D An Nam Cộng sản đảng
- Câu 7 : Tại Đại hội lần thứ VII ở Matsxcơva (7- 1935), Quốc tế Cộng sản đã xác định nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân là :
A chống chủ nghĩa đế quốc
B chống chủ nghĩa thực dân.
C chống chủ nghĩa phát xít
D chống bọn phản động thuộc địa
- Câu 8 : Để giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá và tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô tháng 6-1947, Mĩ đã
A phát động Chiến tranh lạnh
B thành lập khối SEATO
C đề ra kế hoạch Mácsan
D thành lập khối quân sự NATO
- Câu 9 : Vì sao chủ trương của Đảng khi thì tạm thời hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc để chống Pháp, lúc lại hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc?
A Chính quyền của ta còn non trẻ, không thể cùng một lúc chống lại hai kẻ thù mạnh
B Thực dân Pháp được sự giúp đỡ, hậu thuẫn của Anh
C Tưởng dùng bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách để phá ta từ bên trong
D Quân Tưởng có nhiều âm mưu thâm độc chống phá cách mạng
- Câu 10 : Sự kiện đánh dấu chủ nghĩa xã hội nối liền từ Âu sang Á là
A Sự ra đời các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
B Sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
C Sự ra đời nước cộng hoà Ấn Độ
D Sự ra đời nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa
- Câu 11 : Sự kiện nào đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam đi vào đấu tranh tự giác?
A Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922)
B Cuộc bãi công của công nhân Bắc kì ( 1922).
C Cuộc bãi công của công nhân thợ máy xưởng Ba Son (1925)
D Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1925)
- Câu 12 : Tại sao những hoạt động của tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất nhanh chóng thất bại?
A Do địa chủ phong kiến cản trở
B Khi được Pháp nhượng bộ, tư sản sẵn sàng thỏa hiệp
C Do lực lượng quân Pháp mạnh sẵn sàng đàn áp
D Không được quần chúng nhân dân ủng hộ
- Câu 13 : Tại sao gọi là cuộc cách mạng khoa học- công nghệ?
A Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật
B Công nghệ được áp dụng vào tất cả các ngành sản xuất và đời sống xã hội
C Do công nghệ được chú trọng đầu tư phát minh
D Có nhiều phát minh, sáng chế trong lĩnh vực công nghệ nhất
- Câu 14 : Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta?
A Nhanh chóng kết thúc chiến tranh và tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít
B Thống nhất về việc thành lập tổ chức Liên Hợp quốc
C Thành lập tòa án quốc tế Nuyrambe để xét xử tội phạm chiến tranh
D Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít
- Câu 15 : Phương pháp đấu tranh thời kì 1936- 1939, được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định là:
A đấu tranh trên tất cả các mặt trận kinh tế, chính trị, quân sự..
B đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang
C đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp
D đấu tranh bí mật và bất hợp pháp
- Câu 16 : Ý nghĩa của việc thành lập ba tổ chức cộng sản năm 1929 đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là?
A Mở ra bước ngoặt lịch sử vô cùng to lớn cho cách mạng Việt Nam
B Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam.
C Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam
D Là sự chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Câu 17 : Trong các nội dung sau đây, nội dung nào KHÔNG có trong Hội nghị thành lập Đảng?
A Vạch ra kế hoạch tiến hành hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước
B Thông quan Luận cương Chính trị do Trần Phú soạn thảo
C Thông quan chính cương và sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo
D Bầu ban chấp hành trung ương lâm thời của Đảng
- Câu 18 : Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc là
A chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam
B tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc – con đường cách mạng vô sản
C truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, chuẩn bị về tổ chức cho sự thành lập Đảng
D soạn thảo ra Cương lĩnh chính trị đầu tiên
- Câu 19 : Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy hai cường quốc Mĩ và Liên Xô chấm dứt chiến tranh lạnh là
A Sự đối đầu giữa hai nước trong bốn thập kỉ qua đã bất phân thắng bại
B để mở ra chiều hướng và những điều kiện để giải quyết các tranh chấp và xung đột quốc tế bằng biện pháp hòa bình
C trên thế giới đã xuất hiện xu thế hòa hoãn , hai bên không nhất thiết phải duy trì xu thế đối đầu
D . sự chạy đua vũ trang đã làm suy giảm thế mạnh của hai nước trên thế giới
- Câu 20 : Ngày 6-1-1946 đã đi vào lịch sử dân tộc là ngày
A bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp
B bầu cử Quốc hội đầu tiên trong cả nước
C Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành
D Quốc hội nước ta họp phiên đầu tiên
- Câu 21 : Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác đã phát triển, kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ ngày càng lan rộng. Điều này chứng tỏ
A bước phát triển nhảy vọt của cách mạng nước ta
B tinh thần đấu tranh của nhân dân lên cao
C hệ tư tưởng vô sản đã chiếm được ưu thế trong phong trào dân tộc, dân chủ
D sự nhạy bén của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12