Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Vật lý trường THPT Na...
- Câu 1 : Một con ℓắc đơn có độ dài ℓ thì dao động điều hòa với chu kỳ T. Hỏi cũng tại nơi đó nếu tăng gấp đôi chiều dài dây treo và giảm khối ℓượng của vật đi một nửa thì chu kì sẽ thay đổi như thế nào?
A tăng lần
B không đổi
C tăng 2 lần
D giảm lần
- Câu 2 : Chọn đáp án đúng: Tia hồng ngoại là những bức xạ có
A khả năng đâm xuyên mạnh, có thể xuyên qua lớp chì dày cỡ centimet.
B khả năng ion hoá mạnh không khí.
C màu hồng.
D tốc độ lan truyền trong chân không là 3.108 m/s.
- Câu 3 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng, vân sáng bậc nhất xuất hiện ở trên màn tại vị trí mà hiệu đường đi của ánh sáng từ hai nguồn đến vị trí đó bằng:
A i
B λ
C λ/2
D i/2
- Câu 4 : Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp, cuộn dây có điện trở r. Độ lệch pha φ giữa điện áp hai đầu mạch và cường độ dòng điện trong mạch được tính bởi công thức
A
B
C
D
- Câu 5 : Đoạn mạch điện xoay chiều gồm hai phần tử R và C mắc nối tiếp. Tổng trở của mạch được cho bởi công thức
A
B Z= R + ZL
C
D
- Câu 6 : Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k đang dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì số dao động vật thực hiện được trong một giây sẽ:
A giảm 4 lần.
B giảm 2 lần
C tăng 2 lần
D tăng 4 lần
- Câu 7 : Trong mạch điện xoay chiều. Cường độ dòng điện luôn luôn nhanh pha hơn điện áp ở hai đầu đoạn mạch khi
A đoạn mạch chỉ có L thuần cảm
B đoạn mạch chỉ có R
C đoạn mạch có R và L mắc nối tiếp
D đoạn mạch có R và C mắc nối tiếp
- Câu 8 : Chu kỳ dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được xác định bởi công thức nào sau đây?
A
B
C
D
- Câu 9 : Chiếu một chùm tia sáng song song hẹp (coi như một tia sáng) gồm hai thành phần đơn sắc màu đỏ và màu lục từ không khí vào mặt thoáng của một bể nước thì hiện tượng có thể xảy ra là:
A Tia màu đỏ khúc xạ, tia màu lục bị phản xạ toàn phần
B So với phương tia tới , tia khúc xạ màu đỏ bị lệch ít hơn tia khúc xạ màu lục
C Tia màu lục nằm gần mặt phân cách hơn so với màu đỏ
D Toàn bộ chùm tia sáng bị phản xạ toàn phần
- Câu 10 : Đặt điện áp u=U0cos(ωt) (U0 và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi C=C1 hoặc C = C2 thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm bằng nhau. Để điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại thì giá trị của C bằng
A
B
C
D C =2C1C2
- Câu 11 : Tia X không có tính chất nào sau đây:
A hủy diệt tế bào và đâm xuyên mạnh
B tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng đỏ
C phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ, giao thoa
D làm phát quang một số chất
- Câu 12 : Mạch dao động LC lý tưởng có L thay đổi được, C cố định. Khi L=L1 thì tần số dao động do mạch phát ra là 3MHz. Khi L=L2 thì tần số do mạch phát ra là 4MHz. Khi L=1981L1+1998L2 thì tần số dao động do mạch phát ra gần giá trị nào nhất
A 223,15 MHz
B 53,84 kHz
C 53,77 kHz
D 2,4 MHz
- Câu 13 : Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ 2cm và có các pha ban đầu ℓà pi/3 và -pi/3. Pha ban đầu và biên độ của dao động tổng hợp của hai dao động trên ℓà?
A /6 rad; 2 cm
B 0 rad; 0 cm
C 0 rad; 2 cm
D 0 rad; 2√3 cm
- Câu 14 : Hệ thống máy thu thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào:
A Mạch chọn sóng
B Mạch khuếch đại
C Anten thu
D Mạch biến điệu
- Câu 15 : Mạch RLC nối tiếp. Đặt điện áp xoay chiều u=U0cos(ωt) (V) vào hai đầu đoạn mạch. Gọi u1, u2, u3 lần lượt là điện áp tức thời hai đầu điện trở thuần, cuộn dây và tụ điện. Chọn biểu thức đúng:
A
B
C u = u1 + u2 + u3
D u = u1 + u2 – u3
- Câu 16 : Một sóng cơ truyền theo phương AB. Tại một thời điểm t, hìnhdạng sóng có dạng như hình vẽ. Biết rằng phần tử sóng M đang đi ℓên vịtrí cân bằng. Khi đó phần tử sóng N đang chuyển động như thế nào?
A Đứng yên
B chậm dần lên cao.
C chạy ngang đến A
D nhanh dần đi xuống.
- Câu 17 : Đặt điện áp u=U0cos2ft vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Gọi UR, UL, UC lần lượt là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở, giữa hai đầu cuộn cảm và giữa hai đầu tụ điện. Trường hợp nào sau đây sẽ làm cho mạch xảy ra cộng hưởng?
A Thay đổi f để ULmax
B Thay đổi C để UCmax
C Thay đổi R để Pmax
D Thay đổi L để URmax
- Câu 18 : Mạch R, L( thuần) và C nối tiếp được mắc vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi. Các đại lượng R, C cố định, còn L thay đổi được. Lúc đầu L=L0 là giá trị để điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm thuần cực đại, giảm dần L từ giá trị L0 thì cường độ hiệu dụng trong mạch sẽ
A luôn tăng.
B tăng sau đó giảm.
C luôn giảm
D giảm sau đó tăng
- Câu 19 : Bạn Minh làm thí nghiệm: Treo cố định 5 con lắc đơn có cùng khối lượng (1); (A); (B); (C); (D); vào thanh kim loại nằm ngang có thể xoay quanh trục điqua hai đầu O1O2 (như hình vẽ). Khi các con lắc đứng yên ởvị trí cân bằng, con lắc điều khiển (1) gắn cố định với thanhtreo tại O, được kéo sang một bên rồi thả ra cho dao động thìthấy rằng các con lắc còn lại cũng dao động theo.Hỏi bạn Minh quan sát thấy con lắc nào dao động mạnh nhấttrong bốn con lắc còn lại?
A Con lắc (B) vì chiều dài lớn nhất
B Con lắc (C) vì gần con lắc (1) nhất và ngắn nhất
C Con lắc (A) vì chiều dài gần bằng con lắc (1)
D Con lắc (D) vì xa con lắc (1) nhất
- Câu 20 : Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình x=4cos(t -/7) cm thì kết luận đúng là:
A lúc t =0 chất điểm chuyển động theo chiều dương.
B Chiều dài quỹ đạo là 4 cm.
C chu kỳ dao động là 4 (s).
D tốc độ khi qua vị trí cân bằng là 4 cm/s.
- Câu 21 : Có 4 kết luậnI. Máy quang phổ lăng kính có ba bộ phận chính: ống chuẩn trực; hệ tán sắc; buồng ảnhII. Các tia sáng đơn sắc giống nhau sau lăng kính của máy quang phổ thì song song với nhauIII. Quang phổ liên tục là dải sáng trắng và phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồnIV. Quang phổ vạch phát xạ phát ra từ đám hơi hay khí có áp suất thấp bị kích thích phát sángSố kết luận đúng là
A 2
B 1
C 4
D 3
- Câu 22 : Trong sự truyền sóng cơ, để phân ℓoại sóng ngang và sóng dọc người ta căn cứ vào
A Vận tốc truyền sóng
B Phương dao động của phần tử vật chất
C Phương dao động của phần tử vật chất và phương truyền sóng
D Môi trường truyền sóng
- Câu 23 : Trong mạch dao động có dao động điện từ tự do với điện tích cực đại của một bản tụ là q0 và dòng điện cực đại qua cuộn cảm là I0. Khi dòng điện qua cuộn cảm bằng thì điện tích trên một bản của tụ có độ lớn
A
B
C
D
- Câu 24 : Một con ℓắc đơn có độ dài ℓ dao động điều hòa. Trong khoảng thời gian Δt nó thực hiện được 6 dao động. Người ta giảm bớt chiều dài của nó 16cm thì trong cùng khoảng thời gian Δt như trước nó thực hiện được 10 dao động. Cho g =2=10m/s2. Độ dài ban đầu và tần số ban đầu của con ℓắc có thế có giá trị nào sau đây?
A 50cm, 2Hz
B 35cm; 1,2Hz
C 100cm, 0,5Hz:
D 25cm, 1Hz
- Câu 25 : Một ℓò xo nhẹ treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới treo vật có khối ℓượng m. Vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số 2 Hz. Trong quá trình dao động, độ dài cực đại và cực tiểu của ℓò xo lần lượt ℓà 56cm và 40cm. Lấy g =2=10m/s2. Độ dài tự nhiên của ℓò xo ℓà?
A 42, 25cm
B 41,875cm
C 41,75cm
D 48
- Câu 26 : Một điện thoại di động hãng iPhone được treo bằng sợi dây cực mảnh trong một bình thủy tinh kín đã rút hết không khí. Điện thoại dùng số thuê bao 0914.815.918 vẫn đang nghe gọi bình thường và được cài đặt âm lượng lớn nhất với nhạc chuông bài hát “Nơi đảo xa” của nhạc sỹ Thế Song. Thầy Nam đứng cạnh bình thủy tinh trên và dùng một điện thoại hãng OPPO gọi vào thuê bao 0914.815.918. Câu trả lời nào của Thầy Nam sau đây là câu nói thật:
A Chỉ nghe một cô gái nói: “Thuê bao quý khách vừa gọi tạm thời không liên lạc được, xin quý khách vui lòng gọi lại sau”
B Nghe thấy nhạc chuông nhưng nhỏ hơn bình thường
C Vẫn liên lạc được nhưng không nghe thấy nhạc chuông
D Nghe thấy nhạc chuông như bình thường
- Câu 27 : Một con ℓắc ℓò xo gồm vật nặng có khối lượng 1kg, gắn vào ℓò xo có độ cứng 100N/m đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Kéo vật khỏi vị trí cân bằng một đoạn 10cm rồi thả ra nhẹ nhàng. Biết hệ số ma sát giữa vật với mặt phẳng nằm ngang ℓà 0,1. Lấy g=10(m/s2). Quãng đường vật đi được từ lúc thả đến khi tốc độ đạt giá trị cực đại lần thứ hai là.
A 25cm
B 36cm
C 29,5cm
D 30cm
- Câu 28 : Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B dao động với cùng tần số f, cùng pha và cách nhau một khoảng a, tốc độ truyền sóng là 50 cm/s. Kết quả cho thấy trên nửa đường thẳng kẻ từ A và vuông góc với AB có 3 điểm theo thứ tự M, N, P dao động với biên độ cực đại và xa A nhất, biết MN = 4,375 cm, NP = 11,125 cm. Giá trị của a và f là :
A 18cm và 10Hz
B 15 cm và 12,5Hz
C 10cm và 30Hz
D 9cm và 25Hz
- Câu 29 : Có ba máy biến áp lý tưởng cuộn thứ cấp của các máy có số vòng dây bằng nhau. Số vòng dây ở cuộn sơ cấp của máy 2 nhiều hơn số vòng dây ở cuộn sơ cấp của máy 1 là x vòng, nhưng lại ít hơn số vòng dây ở cuộn sơ cấp của máy 3 là 2x vòng. Nếu lần lượt mắc vào cuộn sơ cấp của máy 1 máy 2 và máy 3 một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi U thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở của máy 1, máy 2 và máy 3 lần lượt là 60 V, 45V và U3. Giá trị U3 bằng
A 30V
B 15V
C 45V
D 90V
- Câu 30 : Con lắc lò xo treo thẳng đứng lên trần thang máy. Đưa vật đến vị trí lò xo không bị biến dạng rồi buông nhẹ cho vật dao động với tần số f. Khi vật tới vị trí độ lớn lực đàn hồi của lò xo bằng độ lớn lực hồi phục thì thang máy đột ngột rơi tự do và biên độ dao động của vật trong hệ quy chiếu gắn với thang máy kể từ lúc này là 4cm. Lấy g =2=10m/s2. Giá trị của f bằng
A 2,5Hz
B 1Hz
C 5Hz
D 0,5Hz
- Câu 31 : Sóng dừng trên sợi dây có đầu A cố định, đầu B đượcgắn vào nguồn dao động có phương trình u=5cos(8t)cm. Tốc độtruyền sóng trên dây ℓà 240 cm/s. Kể từ A, hãy ℓiệt kê 4 điểm đầu tiên trên dây dao động với biên độ 5cm?
A 25cm; 35cm, 55 cm; 65cm
B 10cm; 25cm, 30 cm; 45cm
C 5cm; 25cm, 35 cm; 55cm
D 5cm; 20cm, 35 cm; 50cm
- Câu 32 : Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, khoảng cách hai khe là 0,5 mm. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ thì tại điểm M cách vân sáng trung tâm 1 mm là vị trí vân sáng bậc 2. Nếu dịch màn xa thêm một đoạn 50/3 cm theo phương vuông góc với mặt phẳng hai khe thì tại M là vị trí vân tối thứ 2. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm bằng
A 0,4 µm
B 0,6 µm.
C 0,5 µm
D 0,64 µm.
- Câu 33 : Trong một môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm có 3 điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự A, B, C, một nguồn điểm phát âm công suất P đặt tại điểm O, di chuyển một máy thu âm từ A đến C thì thấy rằng : mức độ âm tại B lớn nhất và bằng LB = 46,02 dB còn mức cường độ âm tại A và C là bằng nhau và bằng LA = LC = 40dB.Bỏ qua nguồn âm tại O, đặt tại A một nguồn điểm phát âm công suất P’, để mức độ cường âm tại B vẫn không đổi thì :
A P’ = P/3
B P’ = 5P
C P’ = P/5
D P’ = 3P.
- Câu 34 : Một đoạn mạch RLC nối tiếp được mắc vào hai cực của máy phát điện xoay chiều một pha có rôto là một nam châm điện có một cặp cực. Bỏ qua điện trở của cuộn dây máy phát. Khi rôto quay với tốc độ n1 (vòng/s) hoặc n2 (vòng/s) thì cường độ hiệu dụng trong mạch có giá trị bằng nhau và đồ thị biểu diễn suất điện động xoay chiều do máy phát ra theo thời gian được cho như hình vẽ. Khi rôto quay với tốc độ n0 (vòng/s) thì cường độ hiệu dụng trong mạch đạt cực đại. Giá trị n0gần giá trị nào nhất sau đây?
A 41 (vòng/s).
B 59 (vòng/s).
C 63 (vòng/s).
D 61 (vòng/s).
- Câu 35 : : Cho đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số w thay đổi được. Khi w = w1 thì điện áp hiệu dụng 2 đầu điện trở đạt cực đại, khi w=w2 thì điện áp hiệu dụng 2 đầu tụ điện đạt cực đại, khi w = w3 thì điện áp hiệu dụng 2 đầu cuộn cảm đạt cực đại và . Khi w = w4< 85 rad/s thì điện áp hiệu dụng 2 đầu đoạn mạch RC không phụ thuộc vào R. Giá trị của w1gần nhất với giá trị
A 57 rad/s
B 85 rad/s
C 72 rad/s
D 45 rad/s
- Câu 36 : Lần lượt đặt vào 2 đầu đoạn mạch RLC nối tiếp(R là biến trở, L thuần cảm) hai điện áp xoay chiều:u1=U01cos(ω1t+) (V) và u2=U02cos(ω2t-1,57) (V), người tathu được đồ thị công suất của mạch điện xoay chiều theobiến trở R như hình bên. Biết A là đỉnh của đồ thị P(2).Giá trị của x gần nhất với giá trị nào:
A 60
B 100
C 80
D 90
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất