Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Lịch sử năm 2019 - Đề...
- Câu 1 : Lĩnh vực nào không nằm trong nội dung của cuộc Duy Tân Minh Trị ?
A Giải quyết nạn thất nghiệp
B Chính trị, xã hội.
C Kinh tế, quân sự
D Quân sự, giáo dục
- Câu 2 : Ý nào không đúng về chính sách cải cách trong lĩnh vực kinh tế của Minh Trị năm 1868 ?
A Thống nhất tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản ở nông thôn.
B Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông liên lạc.
C Kêu gọi các nhà tư bản nước ngoài đầu tư vào Nhật Bản.
D Nhà nước nắm giữ độc quyền khai mỏ.
- Câu 3 : Những dấu hiệu nào chứng tỏ đầu thế kỉ XX, Nhật Bản là nước đế quốc ?
A Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển trong nông nghiệp
B Nhiều công ti độc quyền xuất hiện, gây chiến tranh xâm lược để xâm chiếm thuộc địa, bành trướng lãnh thổ.
C Thiên hoàng Minh Trị nắm mọi quyền hành.
D Quí tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền
- Câu 4 : Cách mạng tháng 2 năm 1917 ở Nga đã
A đưa nước Nga ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất
B lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng.
C giải quyết được mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.
D giải quyết được vấn đề ruộng đất và vấn đề dân tộc ở Nga.
- Câu 5 : Nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là do
A mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội
B mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân
C mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
D Thái tử Áo – Hung bị một người Xéc-bi ám sát
- Câu 6 : Ý nào sau đây không phản ánh kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất ?
A Chiến tranh đã đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận.
B Bản đồ chính trị thế giới đã bị chia lại
C Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ USD
D Chiến tranh thế giới thứ nhất đã dập tắt phong trào cách mạng thế giới.
- Câu 7 : Nhận xét nào đúng nhất về cuộc Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917
A Cách mạng đã lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến Nga
B Đó là cuộc cách mạng duy nhất ở nước Nga bùng nổ năm 1917
C Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga được gọi là cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D Cuộc cách mạng do giai cấp tư sản Nga lãnh đạo
- Câu 8 : Trước sự đe dọa xâm lược của các nước tư bản phương Tây, Nhật Bản đã lựa chọn con đường
A tiếp tục duy trì chế độ phong kiến
B tiến hành cải cách, duy tân đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa
C phát xít hóa bộ máy thống trị
D quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
- Câu 9 : Những nước (vùng lãnh thổ) trong khu vực Đông Bắc Á được mệnh danh là “con rồng châu Á” đó là
A Hàn Quốc, Hồng Kông, Ma Cao
B Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan
C Hàn Quốc, Ma Cao, Đài Loan
D Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan
- Câu 10 : Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhân dân Liên Xô thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950) nhằm
A khôi phục kinh tế sau chiến tranh
B công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
C hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa
D đối phó với âm mưu mới của Mĩ
- Câu 11 : Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), thực dân Pháp đã có thái độ như thế nào?
A Đề nghị tiếp tục được đàm phám với chính phủ ta
B Liên tiếp bội ước, tăng cường khiêu khích, tấn công ta ở nhiều nơi.
C Thực hiện nghiêm chỉnh nội dung Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước.
D Nghiêm túc rút quân về nước, trả lại độc lập cho Việt Nam.
- Câu 12 : Vai trò quan trọng của Liên hợp quốc trong hơn nửa thế kỷ qua
A là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
B là hợp tác quốc tế về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội giữa các thành viên.
C đã trợ giúp các nước đang phát triển, thực hiện cứu trợ nhân đạo đến các nước thành viên
D đã giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở các khu vực trên thế giới
- Câu 13 : Để xây dựng chính quyền cách mạng, sau khi hoàn thành bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên (6/1/1946), các địa phương đã thực hiện nhiệm vụ gì?
A Bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp.
B Thành lập chính quyền cách mạng ở các địa phương.
C Thành lập tòa án nhân dân các cấp
D Thành lập đội dân quân du kích ở các địa phương.
- Câu 14 : Trước tình hình Mĩ – Diệm mở rộng chiến dịch « tố cộng, diệt cộng » và Luật 10/59 chúng ta đã có chủ trương
A tiến hành bạo lực cách mạng.
B ngăn chặn các cuộc đàn áp..
C gây lên tình trạng ngày càng bị cô lập của Mĩ – Diệm..
D làm phá sản chính sách của chế độ độc tài gia đình trị.
- Câu 15 : Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên (3/1975) có ý nghĩa như thế nào?
A Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam
B Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước từ cuộc nổi dậy phát triển thành tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam
C Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước từ tổng tiến công chiến lược phát triển thành tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam
D Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước từ cuộc khởi nghĩa phát triển thành tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam
- Câu 16 : Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được Nguyễn Ái Quốc thành lập (1925), nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để
A đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến để tự cứu mình.
B đánh đổ đế quốc Pháp và tư sản mại bản giành độc lập
C đánh đổ thực dân Pháp và tư sản để giành độc lập dân tộc
D đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai để tự cứu mình
- Câu 17 : Trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), thắng lợi làm xoay chuyển cục diện chiến trường, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi là
A chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947).
B chiến dịch Biên giới thu - đông (1950).
C cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 -1954.
D chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954).
- Câu 18 : Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định đường lối chiến lược cách mạng là
A tư sản dân quyền cách mạng, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội
B giành độc lập, tự do, đòi quyền dân sinh, dân chủ, hòa bình
C tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
D nhanh chóng giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Câu 19 : Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), thắng lợi của chiến dịch nào buộc Pháp phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta?
A Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950
B Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954
C Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.
D Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
- Câu 20 : Ngày 26/1/1950, sự kiện đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ là
A Thực dân Anh rút khỏi Ấn Độ
B Ấn Độ được thống nhất.
C Ấn Độ tuyên bố tự trị
D Ấn Độ tuyên bố độc lập
- Câu 21 : Tác phẩm Đường Kách mệnh (1927) của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp từ
A những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu (Trung Quốc).
B những bài phát biểu của Nguyễn Ái Quốc tại các Đại hội người tham gia
C những bài viết đăng báo và sách của Nguyễn Ái Quốc khi ở Pháp
D những bài viết đăng báo của Nguyễn Ái Quốc khi ở Nga.
- Câu 22 : Mĩ tiến hành tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố ở miền Bắc (12/1972) nhằm mục đích gì?
A Phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và quốc phòng an ninh miền Bắc
B Ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam
C Uy hiếp tinh thần làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân hai miền đất nước
D Giành thắng lợi quân sự quyết định buộc ta ký hiệp định có lợi cho Mĩ
- Câu 23 : Nhận xét nào sau đây không đúng về giai cấp công nhân Việt Nam?
A Giai cấp công nhân thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc.
B Giai cấp công nhân có quan hệ gắn bó với nông dân
C Giai cấp công nhân bị đế quốc, thực dân áp bức bóc lột nặng nề.
D Giai cấp công nhân ngay khi ra đời đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam
- Câu 24 : Tư tưởng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” là Chương trình hành động của tổ chức nào?
A An Nam Cộng sản đảng
B Đông Dương Cộng sản đảng
C Việt Nam Quốc dân đảng
D Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
- Câu 25 : Từ những năm 70 của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại được gọi là cách mạng khoa khọc - công nghệ là do
A Công nghệ trở thành cốt lõi
B Chế tạo ra nhiều công cụ sản xuất mới
C Phát minh ra máy tính điện tử.
D Tìm ra nhiều nguồn năng lượng mới
- Câu 26 : Nội dung nào không giống nhau giữa Nghị quyết Hội nghị TƯ tháng 11/1939 và Hội nghị TƯ tháng 5/1941
A đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
B thành lập mặt trận dân tộc thống nhất.
C tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất
D thành lập chính phủ nhân dân của nước VNDC cộng hòa
- Câu 27 : Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là gì?
A Chống phát xít và chống chiến tranh
B Chống đế quốc và chống thực dân phản động
C Chống đế quốc và chống phong kiến
D Chống phản động thuộc địa và chống chiến tranh.
- Câu 28 : Miền Bắc chi viện cho miền Nam bằng con đường chiến lược nào?
A Duy nhất bằng đường mòn Hồ Chí Minh (đường Trường Sơn) trên bộ.
B Đường mòn Hồ Chí Minh (đường Trường Sơn) trên biển và trên bộ.
C Đường mòn Hồ Chí Minh (đường Trường Sơn) trên biển và đường hàng không.
D Đường không và đường mòn Hồ Chí Minh (đường Trường Sơn) trên bộ
- Câu 29 : Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?
A Cuộc bãi công của công nhân Bắc Kì (1922).
B Cuộc bãi công của thợ máy xưởng BaSon cảng Sài Gòn (1925).
C Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922).
D Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926).
- Câu 30 : Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại ở thế kỷ XX là gì?
A Chế tạo công cụ sản xuất mới, năng lượng mới
B Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
C Tập trung vào lĩnh vực kỹ thuật
D Tập trung vào lĩnh vực công nghệ.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12