Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử - Sở GD&ĐT Bắc...
- Câu 1 : Hội nghị Ban chấp Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 5/1941 đã xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của Đảng là
A giải phóng dân tộc
B đánh đổ phong kiến
C thực hiện người cày có ruộng
D giải phóng các dân tộc Đông Dương
- Câu 2 : Sự kiện nào chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
A Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước
B Cách mạng tháng Tám thành công
C Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời
D Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
- Câu 3 : Từ những năm 80 của thế kỉ XX đến nay Trung Quốc đã thực hiện chính sách đối ngoại gì?
A thực hiện được lối bất lợi cho cách mạng Trung Quốc
B bắt tay với Mỹ chống lại Liên Xô
C mở rộng quan hệ hữu nghị, đối ngoại hợp tác với các nước trên thế giới
D gây chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam
- Câu 4 : Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định vấn đề quan trọng gì?
A phát động toàn quốc kháng chiến
B hòa hoãn với Pháp để kí hiệp định Phông-ten-nơ-blo
C quyết định ủng hộ nhân dân miền Nam kháng chiến chống Pháp
D quyết định kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp
- Câu 5 : Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941) xác định hình thái cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta là
A kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang
B khởi nghĩa từng phần kết hợp với tổng khởi nghĩa
C đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa
D đi từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang
- Câu 6 : Đến 9-1929, hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Việt Nam có sự thay đổi như thế nào?
A phân liệt thành 2 nhóm để thành lập các tổ chức cộng sản
B thành lập một Đảng cộng sản ở Việt Nam
C tiếp tục xây dưng và phát triển lực lượng cách mạng
D Tiếp tục thực hiện phong trào vô sản hóa ở các nhà máy, xí nghiệp
- Câu 7 : Ý nào sau đây phản ánh đúng nội dung của Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)
A chính phủ Mĩ công nhân Việt Nam là một quốc gia độc lập
B chính phủ Mĩ công nhân Việt Nam là một quốc gia tự do
C chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là 1 quốc gia tự do
D chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là 1 quốc gia độc lập
- Câu 8 : Chỉ thị của Đảng ta trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 là
A ”toàn dân kháng chiến”
B phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của Pháp
C kháng chiến kiến quốc
D ”Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
- Câu 9 : Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ những năm 70 của thế kỉ XX có những thay đổi gì?
A tăng cường quan hệ với các nước Tây Âu
B mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới
C chủ động phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á
D liên minh chặt chẽ với Mĩ
- Câu 10 : Hội nghị lần thứ 21 (7-1973) của Đảng chủ trương đấu tranh trên những mặt trận nào?
A quân sự, chính trị, ngoại giao
B chính trị, ngoại giao
C quân sự, ngoại giao
D chính trị, quân sự
- Câu 11 : Hãy sắp xếp các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp ở Đông Dương theo trình tự thời gian:1.kế hoạch Rơ-ve 2.kế hoạch Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi 3.kế hoạch Na-va
A 3,2,1
B 3,1,2
C 1,2,3
D 2,1,3
- Câu 12 : Một trong những sự kiện nào dưới đây đánh dấu bước chuyển về nhận thức của Nguyễn Ái Quốc từ người yêu nước trở thành chiến sĩ yêu nước?
A tham gia sáng lập hội Liên hiệp thuộc địa
B tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp
C gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Vec-xai
D Đọc bản Sơ thảo luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa
- Câu 13 : Chiến thắng nào được gọi là “ấp bắc’ đối với quân đội Mĩ?
A chiến thắng mùa khô 1955-1956
B chiến thắng Vạn Tường (1965)
C chiến thắng mùa khô 1966-1967
D chiến thắng Tết Mậu Thân (1968)
- Câu 14 : Đế quốc Pháp – Mĩ thực hiện kế hoạch Na-va trong 18 tháng nhằm mục tiêu lớn nhất là
A đẩy quân ta vào tình thế đối phó bị động
B xoay chuyển cục diện chiến tranh
C dọn đường cho Mĩ từng bước thay thế quân Pháp
D kết thúc chiến tranh trong danh dự
- Câu 15 : Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự suy giảm vị thế của nền kinh tế Mĩ?
A theo đuổi chiến tranh lạnh và sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản
B tham vọng bá chủ thế giới
C sự chênh lệch giảm nghèo quá lớn trong các tầng lớp xã hội
D viện trợ cho các nước Tây Âu
- Câu 16 : Những địa phương giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước trong Tỏng khởi nghĩa tháng Tám 1945
A Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam
B Hà Nội, Huế, , Đà Nẵng, Sài Gòn
C Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Giang, Hải Dương
D Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Sài Gòn
- Câu 17 : Mục đích của Liên hợp quốc được nêu rõ trong văn bản nào sau đây?
A công ước Liên hợp quốc
B hiến chương Liên hợp quốc
C văn kiện về quyền con người
D tuyên ngôn Liên hợp quốc
- Câu 18 : Hai căn cứ địa đầu tiên của cách mạng nước ta trong giai đoạn 1930-1945 là
A Tuyên Quang, Cao Bằng
B Lạng Sơn và Cao Bằng
C Cao Bằng, Bắc Cạn
D Bắc Sơn- Võ Nhai, Cao Bằng
- Câu 19 : Mặt trận nào có vai trò chuẩn bị trực tiếp cho cách mạng tháng Tám 1945?
A mặt trận Liên Việt
B mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
C mặt trận dân chủ Đông Dương
D mặt trận Việt Minh
- Câu 20 : Nhân dân Liên Xô nhanh chóng hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946-1950) dựa vào:
A những tiến bộ khoa học kĩ thuật
B sự giúp đỡ của các nước Đông Âu
C tinh thần tự lực tự cường
D có nguồn tài nguyên phong phú
- Câu 21 : Hội nghị Ianta có những quyết định quan trọng ngoại trừ việc:
A thành lập tổ chức Liên hợp quốc
B thiết lập trật tự thế giới hai cực IANTA do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực
C phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh
D tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản
- Câu 22 : Từ những năm 60-70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đã tiến hành chiến lược
A kinh tế hướng nội
B mở cửa nền kinh tế
C phát triển ngoại thương
D kinh tế hướng ngoại
- Câu 23 : “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, chứ không chịu làm nô lệ”. Câu văn này trích trong văn bản nào?
A tác phẩm “kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh
B tuyên ngôn độc lập
C lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh
D chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban thường vụ trung ương Đảng
- Câu 24 : Thuận lợi cơ bản để Liên Xô xây dựng đất nước sau Chiến tranh thế giới thứ hai là có
A sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới
B thành tựu cách mạng khoa học – kĩ thuật
C sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
D tinh thần tự lực tự cường của nhân dân
- Câu 25 : Hoàn cảnh lịch sử thuận lợi nhất để Đảng đề ra chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam là gì?
A Mĩ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn
B khả năng chi viện của miền Bắc cho chính trường miền Nam
C so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long
D quân Mĩ đã rút khỏi miền Nam, ngụy mất chỗ dựa
- Câu 26 : Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc chưa thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam vì lí do nào dưới đây?
A chỉ thị của quốc tế cộng sản
B công nhân chưa trưởng thành, chủ nghĩa Mác Lê nin chưa được truyền bá rộng rãi
C lực lượng cách mạng chưa được tập hợp, giác ngộ đầy đủ
D Pháp tăng cường đàn áp phong trào cách mạng
- Câu 27 : Ý nào dưới đây thể hiện tính nhân văn của kế hoạch giải phóng miền Nam?
A trong năm 1975 tiến công địch trên quy mô rộng lớn để nhanh chóng giải phóng miền Nam
B Năm 1976, tổng khởi nghĩa giải phóng hoàn toàn miền Nam
C nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam ngay trong 1975
D tranh thủ thời cơ, đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa...giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh
- Câu 28 : Để nhận được viện trợ của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tây Âu phải
A đảm bảo các quyền tự do cho người lao động
B hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ
C liên minh chống Liên Xô và các nước Đông Âu
D để hàng hóa Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu
- Câu 29 : Hình thức đấu tranh nào dưới đây không được sử dụng trong phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939
A mít tinh, đưa dân nguyện
B đấu tranh nghị trường
C đấu tranh báo chí
D đấu tranh vũ trang
- Câu 30 : Ngày 11-3-1951, Hội nghị đại biểu nhân dân ba nước Đông Dương đã quyết định thành lập tổ chức nào?
A Đảng Lao động Việt Nam
B Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào
C Mặt trận Liên Việtt
D Đảng Nhân dân Lào
- Câu 31 : Thời cơ “ngàn năm có một” của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 được Đảng ta xác định từ ngày
A Nhật đầu hàng đồng minh đến trước khi đồng minh vào Đông Dương
B Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân đồng minh vào Đông Dương
C Nhật vào Đông Dương đến trước ngày Nhật đảo chính Pháp
D quân đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật
- Câu 32 : Mĩ leo thang đến cực điểm thông qua chiến dịch 12 ngày đêm nhằm
A giành một thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta kí một hiệp định có lợi cho Mĩ
B giành một thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta kí nhiều hiệp định có lợi cho Mĩ
C kết thúc chiến tranh
D buộc ta thất bại và đầu hàng chúng
- Câu 33 : Ý nghĩa cơ bản nhất trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta là gì
A chấm dứt ách thống trị của chủ nghãi đế quốc trên đất nước ta, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước thống nhất nước nhà
B cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
C tạo điều kiện cho Lào và Capuchia giải phóng đất nước
D mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử giải phóng dân tộc
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12