Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Vật lý trường THPT Ph...
- Câu 1 : Chu kì dao động là
A số dao động toàn phần vật thực hiện được trong 1s
B khoảng thời gian dể vật đi từ bên này sang bên kia của quỹ đạo chuyển động.
C khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại vị trí ban đầu.
D khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại trạng thái ban đầu.
- Câu 2 : Khi nói về năng lượng trong dao động điều hòa, phát biểu nào không đúng
A Tổng năng lượng là đại lượng tỉ lệ với bình phương biên độ
B Tổng năng lượng là đại lượng biến thiên theo li độ
C Động năng và thế năng là những đại lượng biến thiên tuần hoàn
D Tổng năng lượng của con lắc phụ thuộc vào kích thích ban đầu
- Câu 3 : Lực căng của đoạn dây treo con lắc đơn đang dao động có độ lớn như thế nào?
A Lớn nhất tại vị trí cân bằng và bằng trọng lượng của con lắc.
B Lớn nhất tại vị trí cân bằng và lớn hơn trọng lượng của con lắc.
C Như nhau tại mọi vị trí dao động.
D Nhỏ nhất tại vị trí cân bằng và bằng trọng lượng của con lắc.
- Câu 4 : Một con lắc đơn gồm một sợi dây có chiều dài l dao động điều hòa với tần số f. Nếu tăng chiều dài lên 9/4 lần thì tần số dao động sẽ
A Tăng 1,5 lần so với f
B Giảm 1,5 lần so với f
C Tăng 2/3 lần so với f
D Giảm 9/4 lần so với f
- Câu 5 : Đồ thị quan hệ giữa ly độ và vận tốc của vật dao động điều hòa là đường
A hình sin
B thẳng
C hyperbol
D elip
- Câu 6 : Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình dao động là x = Acos(ωt+φ). Tỉ số giữa động năng và thế năng khi vật có li độ x (x ≠ 0) là
A
B
C
D
- Câu 7 : Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Acos . Tính từ thời điểm t = 0 đến thời điểm T/4, tỉ số giữa ba quãng đường liên tiếp mà chất điểm đi được trong cùng một khoảng thời gian là
A 1 : : 2
B 1: -1: 2 -
C 1 : - 1 :1 -
D 1:1:1
- Câu 8 : Định nghĩa nào sau đây về sóng cơ là đúng nhất ? Sóng cơ là
A những dao động điều hòa lan truyền theo không gian theo thời gian
B những dao động trong môi trường rắn hoặc lỏng lan truyền theo thời gian trong không gian
C quá trình lan truyền của dao động cơ điều hòa trong môi trường đàn hồi
D những dao động cơ học lan truyền theo thời gian trong môi trường vật chất
- Câu 9 : Khảo sát hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi AB. Đầu A nối với nguồn dao động, đầu B tự do thì sóng tới và sóng phản xạ tại B
A cùng pha
B lệch pha góc π/4.
C vuông pha.
D ngược pha.
- Câu 10 : Một sóng truyền theo chiều P đến Q nằm trên cùng một đường truyền sóng. Hai điểm đó cách nhau một khoảng bằng 5/4 bước sóng. Nhận định nào sau đây đúng?
A Khi P có thế năng cực đại thì Q có động năng cực tiểu
B Khi P có vận tốc cực đại dương thì Q ở li độ cực đại dương
C Khi P ở li độ cực đại dương thì Q có vận tốc cực đại dương
D Li độ dao động của P và Q luôn luôn bằng nhau về độ lớn nhưng ngược dấu
- Câu 11 : Một sóng cơ truyền trên mặt nước với tần số f = 10 Hz, tại một thời điểm nào đó các phần tử mặt nước có dạng như hình v. Trong đó khoảng cách từ vị trí cân bằng của A đến vị trí cân bằng của D là 30 cm và điểm C đang từ vị trí cân bằng của nó đi xuống. Chiều truyền và vận tốc truyền sóng là:
A Từ E đến A với vận tốc 4 m/s
B Từ A đến E với vận tốc 4 m/s
C Từ E đến A với vận tốc 3 m/s
D Từ A đến E với vận tốc 3 m/s
- Câu 12 : Nguồn âm tại O có công suất không đổi. Trên cùng đường thẳng qua O có ba điểm A, B, C cùng nằm về một phía của O và theo thứ tự xa có khoảng cách tới nguồn tăng dần. Mức cường độ âm tại B kém mức cường độ âm tại A là a (dB), mức cường độ âm tại B hơn mức cường độ âm tại C là: 3a (dB). Biết OA = 2/3OB. Tỉ số OA/OC là:
A 9/4
B 4/9
C 81/16
D 16/81
- Câu 13 : Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn thuần cảm thì
A cường độ dòng điện trong đoạn mạch sớm pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
B dòng điện xoay chiều không thể tồn tại trong đoạn mạch.
C cường độ dòng điện trong đoạn mạch trể pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
D cường độ dòng điện trong đoạn mạchcùng pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
- Câu 14 : Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 2 cos200 t(A) là
A 2A
B 2 A
C A
D 3
- Câu 15 : Máy tăng áp có cuộn thứ cấp mắc với điện trở thuần, cuộn sơ cấp mắc với nguồn điện xoay chiều. Tần số dòng điện trong cuộn thứ cấp
A có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn tần số trong cuộn sơ cấp.
B bằng tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp.
C luôn nhỏ hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp.
D luôn lớn hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp
- Câu 16 : Chọn kết luận đúng. Trong mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp. Nếu tăng tần số của hiệu điện thế xoay chiều đặt vào hai đầu mạch thì
A điện trở tăng.
B dung kháng tăng.
C cảm kháng giảm.
D dung kháng giảm và cảm kháng tăng.
- Câu 17 : Một máy biến áp lí tưởng có cuộn sơ cấp gồm 1000 vòng, cuộn thứ cấp gồm 50 vòng. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn sơ cấp là 220 V. Bỏ qua hao phí. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là
A 440 V.
B 44 V
C 110 V.
D 11 V.
- Câu 18 : Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến không có bộ phận nào dưới đây?
A Mạch tách sóng.
B Mạch khuyếch đại.
C Mạch biến điệu.
D Anten.
- Câu 19 : Mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 1 mH và tụ điện có điện dung C = 0,1 mF. Dao động điện từ riêng của mạch có tần số góc
A 3.105 rad/s.
B 2.105 rad/s.
C 105 rad/s.
D 4.105 rad/s.
- Câu 20 : Quang phổ vạch phát xạ được phát ra do:
A các chất khí hay hơi ở áp suất thấp khi bị kích thích phát sáng
B chiếu ánh sáng trắng qua chất khí hay hơi bị nung nóng
C các chất rắn , lỏng hoặc khí khi bị nung nóng
D các chất rắn , lỏng hoặc khí có tỉ khối lớn khi bị nung nóng
- Câu 21 : Trong thí nghiệm I-âng nếu tăng đồng thời khoảng cách giữa hai khe và khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát lên 2 lần thì khoảng vân sẽ:
A tăng lên 4 lần
B giảm đi 4 lần
C tăng lên 2 lần
D không đổi
- Câu 22 : Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng : khoảng cách hai khe S1S là 2 mm , khoảng cách từ S1S2 đến màn là 3 m ,bước sóng ánh sáng là 0,5 µm. Tại M có toạ độ xM =3 mm là vị trí
A vân tối bậc 4
B vân sáng bậc 4
C vân sáng bậc 5
D vân tối bậc 5
- Câu 23 : Trong hiện tượng giao thoa ánh sáng, cho a = 0,2 mm ,D =1 m .Chiếu ánh sáng trắng có bước sóng nằm trong khoảng 0,4 µm – 0,75 µm.Tại điểm N cách vân sáng trung tâm 2,7 cm có số vân sáng của những ánh sáng đơn sắc nằm trùng ở đó là :
A 5
B 6
C 7
D 8
- Câu 24 : Khi tăng hiệu điện thế của một ống tia X lên n lần (n >1), thì bước sóng cực tiểu của tia X mà ống phát ra giảm một lượng Δλ. Hiệu điện thế ban đầu của ống là:
A
B
C
D
- Câu 25 : Nguồn sáng X có công suất P1 phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng \({\lambda _1} = 400nm\). Nguồn sáng Y có công suất P2 phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng \({\lambda _2} = 600nm\). Trong cùng một khoảng thời gian, tỉ số giữa số phôtôn mà nguồn sáng X phát ra so với số phôtôn mà nguồn sáng Y phát ra là 5/4. Tỉ số P1/P2 bằng:
A 8/15
B 6/5
C 5/6
D 15/8
- Câu 26 : Khi chiếu chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,4 µm vào bề mặt một tấm kim loại thì động năng đầu cực đại của êlectron bật ra là 9,9375.10-20 J. Khi chiếu chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng λ2 thì động năng đầu cực đại của êlectron bật ra là 26,5.10-20 J. Hỏi khi chiếu chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng λ3 = (λ1 + λ2)/2 thì động năng đầu cực đại của êlectron bật ra bằng:
A 16,5625.10-20 J.
B 17,0357.10-20 J.
C 18,2188.10-20 J.
D 20,19.10-20 J
- Câu 27 : Phát biểu nào sau đây là sai? Công suất hao phí trên đường dây tải điện phụ thuộc vào
A Hệ số công suất của thiết bị tiêu thụ điện.
B Chiều dài đường dây tải điện.
C Điện áp hai đầu dây ở trạm phát điện.
D Thời gian dòng điện chạy qua dây
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất