- Lịch sử Việt Nam 1939 -1945 - Đề số 1
- Câu 1 : Bản “Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban thường vụ Trung ương Đảng (12-3-1945) đã xác định hình thức đấu tranh của cách mạng?
A Chuyển sang thời kì khởi nghĩa từng phần giành chính quyền từng bộ phận.
B Từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
C Chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
D Chuyển sang đấu tranh chính trị kết hợp khởi nghĩa vũ trang.
- Câu 2 : Sau khi về nước năm 1941, Nguyễn Ái Quốc đã chọn nơi nào để xây dựng căn cứ địa cách mạng?
A Tuyên Quang
B Thái Nguyên
C Cao Bằng
D Bắc Sơn - Võ Nhai
- Câu 3 : Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941) xác định hình thái cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta là
A khởi nghĩa từng phần kết hợp với tổng khởi nghĩa.
B đi từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang.
C kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
D đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
- Câu 4 : Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 11/1939 Đảng đã quyết định thành lập mặt trận nào?
A Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
C Mặt trận Việt Minh
D Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
- Câu 5 : Ngày 13-8-1945, ngay khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng Đồng minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập cơ quan nào?
A Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
B Ủy ban lâm thời Khu giải phóng.
C Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì.
D Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.
- Câu 6 : "Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập" là chủ trương của Đảng tại
A Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Ðảng cộng sản Ðông Dương (11/1939).
B Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (7/1936).
C Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (11/1940).
D Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5/1941).
- Câu 7 : Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” được Đảng ta đề ra trong bối cảnh nào?
A Nhật đã chính thức độc chiếm Đông Dương.
B Mâu thuẫn Nhật - Pháp ở Đông Dương đang gay gắt.
C Nhật chuẩn bị đảo chính Pháp.
D Quân Đồng minh đang tấn công quân Nhật ở Đông Dương.
- Câu 8 : Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc khi
A Nội các Nhật Bản thông qua các quyết định đầu hàng
B Đảng ta nhận được những thông tin về phát xít Nhật sắp đầu hàng
C Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim bị khủng hoảng sâu sắc
D Phát xít Nhật chính thức đầu hàng đồng minh vô điều kiện
- Câu 9 : Cho các dữ liệu sau:1). Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam được thành lập2). Thông qua kế hoạch toàn dân Tổng khởi nghĩa3). Thành lập ủy ban khởi nghĩa toàn quốcSắp xếp theo trình tự thời gian cho thấy Đảng đã lãnh đạo nhân dân "chớp thời cơ" tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước là.
A 1, 3, 2
B 2, 3, 1
C 1, 2, 3
D 2, 1, 3
- Câu 10 : Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang tột độ. Điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến" (SGK Lịch sử 12 trang 15)Điều kiện khách quan thuận lợi được đề cập trong đoạn trích là:
A Kẻ thù duy nhất của chúng ta đã gục gã hoàn toàn
B Quần chúng ta đã sẵn sàng đấu tranh
C Các lực lượng vũ trang đã vào vị trí
D Sự ủng hộ tuyệt đối của quân đồng mình
- Câu 11 : Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương xác định mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam là
A giữa nhân dân Việt Nam với phát xít Nhật
B giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp - Nhật
C giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và phong kiến
D giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp
- Câu 12 : Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung của bản chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta“?
A Khẩu hiệu “đánh đuổi Nhật - Pháp“ được thay thế bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật“
B Nhận định điều kiện tổng khởi nghĩa đã chín muồi, cần chuyển qua hình thức Tổng khởi nghĩa
C Xác định phát xít Nhật trở thành kể thù chính của nhân dân ta
D Nhận định cuộc đảo chính đã tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc
- Câu 13 : Tại sao Hội nghị BCH trung ương Đảng tháng 05/1941 lại chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh?
A Vì muốn tập hợp đoàn kết các lực lượng yêu nước chống kẻ thù chung.
B Vì để chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang.
C Vì muốn giúp việc thành lập mặt trận ở các nước Lào và Camphuchia.
D Vì muốn giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
- Câu 14 : Trước khi Đảng Cộng sản Đông Dương ban bố lệnh Tổng khởi nghĩa (13 - 8 - 1945), tại nhiều địa phương trên cả nước đã nổ ra khởi nghĩa, vì
A Đảng bộ các địa phương biết tin phát xít Nhật sắp đầu hàng qua đài phát thanh nên đã phát động nhân dân địa phương đứng lên hành động.
B Biết tin Hồng quân Liên Xô tuyên chiến, tiêu diệt đạo quân Quan Đông của Nhật.
C Đảng bộ các địa phương vận dụng linh hoạt chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta".
D Quân Nhật và tay sai ở các địa phương không dám chống cự, mất hết tinh thần chiến đấu
- Câu 15 : Điểm mới của Hội nghị BCHTW Đảng tháng 5/1941 so với Hội nghị BCHTW Đảng tháng 11/1939 là
A Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
B Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến
C Tạm gác khẩu hiệu ruộng đất, thực hiện giảm tô giảm thuế
D Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi chống đế quốc.
- Câu 16 : So với Hội nghị BCH Trung ương Đảng tháng 11/1939, Hội nghị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dưong tháng 5/1941 hoàn chỉnh hơn ở điểm nào về cách thức giành chính quyền?
A Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi.
B Xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
C Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.
D Xác định nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt ỉà đánh đế quốc tay sai, giải phóng dân tộc
- Câu 17 : Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở Việt Nam chỉ diễn ra, giành thắng trong vòng 15 ngày và ít đổ máu xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là
A Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đông Dương
B Truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc
C Có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để chớp thời cơ
D Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh
- Câu 18 : Cho khổ thơ sau:"Hai mươi năm trước ở nơi nàyĐảng vạch con đường đánh Nhật - TâyLãnh đạo toàn dân ta chiến đấuNon sông gấm vóc có ngày nay"Hãy xác định địa danh lịch sử được nhắc đến trong bài thơ trên:
A Pác Pó
B Tân Trào
C Võ Nhai
D Bắc Sơn
- Câu 19 : “... Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lọi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được...”. Nội dung trên được trích trong văn kiện của Hội nghị nào dưới đây?
A Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 2/1930).
B Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7/1936).
C Hội nghị Ban Châp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11/1939).
D Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941).
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12